Người lan tỏa hạnh phúc trong trường học
Gương sáng phụ nữ Thủ đô Tấm gương sáng của nhiều thế hệ học trò |
Truyền lửa cảm hứng, sáng tạo
Gần 30 năm công tác trong ngành Giáo dục, cô giáo Vũ Hoài Nhi luôn là tấm gương về sự tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức, rèn luyện năng lực chuyên môn. Trong những năm tháng trực tiếp là giáo viên giảng dạy, cô luôn tiên phong trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh, ghi nhận những thành tích rất đáng tự hào. Khi là cán bộ quản lý, cô lại tiếp tục một hành trình mới cùng tập thể nhà trường vượt qua khó khăn, thách thức, đưa chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước đi lên.
Cô giáo Vũ Hoài Nhi trình bày trước Hội đồng thẩm định giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 5, năm học 2020-2021. |
Là người “chị cả” trong trường, bản thân cô luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc có lợi cho học sinh và nhà trường. Cô luôn nghiêm túc chấp hành và thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc cán bộ, giáo viên, nhân viên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động cán bộ, giáo viên học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để ngày càng vững vàng hơn trên bục giảng. Bên cạnh đó, cô cũng luôn coi trọng xây dựng khối đại đoàn kết trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, luôn có ý thức xây dựng mối đoàn kết nội bộ trong cơ quan, quan hệ với đồng nghiệp, nhân dân và học sinh đúng mực, hoà nhã; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.
Điều đáng ghi nhận ở cô là dù có bề dày kinh nghiệm nhưng cô vẫn luôn có tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu vị trí công tác, nhiệm vụ được giao. Đồng thời bám sát mọi chỉ đạo, điều hành hoạt động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương nhằm phát huy hiệu quả cao nhất.
Dưới sự dẫn dắt của cô giáo Vũ Hoài Nhi, những năm học gần đây, Trường Tiểu học Minh Khai B nổi bật lên là một trong những điểm sáng của giáo dục Tiểu học quận Bắc Từ Liêm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
Thay đổi để học trò được hạnh phúc hơn
Theo cô giáo Vũ Hoài Nhi, để trường học thực sự là “nơi ước đến, chốn mong về” thì không gian, cảnh quan trường học đóng vai trò rất quan trọng. Nó thể hiện một phần nền nếp của nhà trường, tạo cảm xúc và thu hút sự sáng tạo của học sinh. Do đó, những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, làm sao để có được một cảnh quan đẹp, một môi trường giúp học sinh thỏa sức sáng tạo là bao trăn trở đối với cô. Tuy nhiên, làm được việc này rất khó bởi xung quanh trường có nhiều ô đất góc cạnh, ẩm thấp cùng những bức tường lâu năm rêu mốc rất khó cải tạo, trong khi nguồn tài chính của trường lại hạn chế.
Khu đồi cỏ xanh và bức tường tranh biển đảo là nơi học sinh tha hồ vui chơi, đọc sách, lấy lại năng lượng sau những giờ học căng thẳng. (Ảnh chụp thời điểm an toàn về dịch Covid-19). |
Bắt đầu từ việc nghiên cứu, rà soát kỹ nội dung chương trình các môn học cũng như yêu cầu về hoạt động giáo dục trong nhà trường, cô đã nảy ra ý tưởng cải tiến các ô đất ẩm thấp thành khu đồi cỏ xanh, có cây ăn quả và hoa, đồng thời biến bức tường rêu mốc thành khu vườn treo và các bức tranh nổi về biển đảo Việt Nam để học sinh có thêm chỗ vui chơi, học tập, sáng tạo. Đưa ý tưởng ra trước Chi bộ, Hội đồng Sư phạm, cô nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cùng sự ủng hộ của đông đảo phụ huynh học sinh. Đó là những góp ý của các tổ chuyên môn về việc tìm kiếm vật liệu để làm tranh, ý kiến của phụ huynh về việc sử dụng sơn loại nào để bức tranh thêm bền...
Với sự chung tay, sẻ chia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, những khu đất trũng ẩm thấp nhanh chóng được dọn dẹp, quy hoạch thành đồi cỏ xanh với vườn cây ăn quả và hoa nở quanh năm. Những thanh gỗ dát giường bỏ đi đã được cải tiến thành hàng rào treo cây cảnh với nhiều kiểu dáng và màu sắc đẹp mắt.
Những chiếc chậu nhựa cũ được các thầy cô thu gom về cọ rửa, sơn sáng bóng và trở thành những chậu cảnh mang lại không gian xanh cho khu vườn treo. Còn bức tường rêu mốc giờ đây là bản đồ Việt Nam với các đảo và quần đảo được tạo hình từ những viên sỏi nhiều màu sắc. Những con thuyền vươn sóng ra khơi, nhà giàn DK1, giàn khoan dầu khí được dựng lên từ những chiếc que tính, mẩu dây điện; Hòn Trống Mái - viên ngọc quý của Vịnh Hạ Long được bàn tay khéo léo của các thầy cô giáo tạo ra từ các nắp chai.
“Khu đồi cỏ xanh và bức tường tranh biển đảo là nơi học sinh tha hồ vui chơi, đọc sách, lấy lại năng lượng sau những giờ học căng thẳng. Đặc biệt, đây là nơi tổ chức các tiết học trải nghiệm thú vị. Giờ Mỹ thuật, học sinh được thỏa sức sáng tạo các ý tưởng về những chiến sĩ cảnh sát biển, về những con tàu đầy ắp cá của ngư dân bám biển bảo vệ quê hương. Những bức tranh cảnh biển đã chắp cánh cho những áng văn hay trong tiết học Tập làm văn; tạo cảm xúc cho giờ học Tiếng Anh và là nguồn tư liệu sống động để các em khám phá vai trò của biển, đảo trong tiết học Địa lý.
Bên bức tranh biển đảo, được nghe cô giáo giới thiệu cuốn sách “Nơi đầu sóng”, học sinh đã thực sự bị hút hồn bởi như được chứng kiến những cơn mưa biển, hồi còi tàu, đêm biển đầy sao và đặc biệt là những câu chuyện cảm động về người lính đảo. Và cứ thế tình yêu quê hương, đất nước; lòng tự hào dân tộc và ý thức về chủ quyền biển đảo cứ thấm sâu và lớn dần lên trong trái tim mỗi học sinh” - cô giáo Vũ Hoài Nhi chia sẻ.
Từ những ý tuởng giản dị nhưng ý nghĩa độc đáo của cô giáo Vũ Hoài Nhi không chỉ tiết kiệm kinh phí cho nhà trường mà còn mang lại nhiều giá trị tích cực cho người sử dụng. Nó là cầu nối gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường với các lực lượng khác, tạo cơ hội để giáo viên và học sinh được trải nghiệm, sáng tạo. Khung cảnh nhà trường giờ đây đã thực sự thay đổi, “thay đổi để học trò được hạnh phúc hơn”.
Theo Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân, những sáng tạo của cô giáo Vũ Hoài Nhi có sự tìm tòi, phù hợp với thực tiễn và có thể nhân rộng đến nhiều trường học khác. Với những cống hiến của mình, cô xứng đáng là một trong 40 nhà giáo Hà Nội được nhận giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 5, năm học 2020-2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức...
Có thể nói, hình ảnh người giáo viên tận tụy với nghề, hết lòng vì sự nghiệp “trồng người” như cô giáo Vũ Hoài Nhi đã và đang làm sáng đẹp thêm hình ảnh người giáo viên nhân dân trong thời đại mới, góp phần đưa chất lượng giáo dục nói chung ngày càng hoàn thiện và phát triển./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02