Người lao động lớn tuổi khó tìm việc làm mới tại TP.HCM
Bà Phạm Thị Dung (53 tuổi, quê An Giang) từ quê lên TP.HCM xin vào Công ty TNHH PouYuen Việt Nam làm việc cách đây 17 năm. Kể từ đó, bà gắn bó với công ty với mức lương ổn định, đủ để đảm bảo cuộc sống hằng ngày. Cho đến tháng 2/2023, bà Dung nhận được tin mình nằm trong danh sách hơn 2.000 công nhân bị cắt giảm do công ty gặp khó khăn. Dù sau đó sẽ nhận được trở cấp, nhưng bà vẫn lo lắng vì ở đuổi tuổi 53, công việc dành cho bà sẽ ít đi.
Thu nhập từ đồng lương công nhân trước đây của bà Dung để lo toan phần lớn chi phí trong nhà, nhưng từ khi mất việc, mọi chi tiêu đều trông vào đồng lương không ổn định của chồng là lao động tự do nên cuộc sống vốn khó khăn thì nay càng chồng chất khó khăn.
Lao động tuổi cao như bà Dung khó tìm được việc làm mới sau khi bị cắt giảm. |
Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, bà Dung tính đi bán vé số nhưng do tuổi đã cao, sức khoẻ không còn như trước nên gia đình khuyên bà nên tiếp tục ở nhà. Không có việc làm, không có thu nhập bà Dung cùng chồng buộc phải chi tiêu tiết kiệm, chờ nhận bảo hiểm thất nghiệp xong bà sẽ về quê sinh sống.
Cũng làm tại Công ty PouYuen, chị Nguyễn Thị Hải (41 tuổi, ngụ quận Bình Tân) hiện đang mang thai tháng thứ 8, nên trong nhiều đợt cắt giảm vừa qua, chị không nằm trong danh sách bị cắt giảm. Tuy nhiên, sau thời gian sinh con, chị lo rằng việc mình bị sa thải là điều có thể xảy ra nếu công ty tiếp tục gặp khó khăn như hiện tại.
"Tôi làm ở công ty được 20 năm, nên tiền lương hiện tại cũng rất tốt. Nhưng do công ty khó khăn, khu làm việc của tôi thời gian qua bị giảm giờ làm, giảm công nhân liên tục. Do tôi mang thai nên được công ty giữ lại, nhưng tương lai không biết sẽ ra sao. Tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý, sau này nếu bị cắt giảm thì sẽ về quê nuôi con nhỏ, ổn định rồi vào TP.HCM làm việc tiếp", chị Hải cho hay.
Mặc dù có thâm niên 20 năm làm việc nhưng chị Hải vẫn lo ngại sẽ bị cắt giảm nếu công ty tiếp tục gặp khó khăn. |
Theo chị Hải, thời gian qua chị và các công nhân tại Công ty PouYuen được cho nghỉ luân phiên nhưng vẫn có lương, nên cuộc sống cũng không quá khó khăn, dù thu nhập không cao như trước. Vào thời điểm này, việc làm là điều quan trọng nhất với chị vì với độ tuổi ngoài 40 để tìm việc làm mới là điều không dễ.
Thực tế tại TP.HCM hiện nay, hiếm doanh nghiệp sản xuất nào tuyển dụng công nhân trên 40 tuổi, nhất là ở các lĩnh vực cần tốc độ cao và tốn nhiều sức như may mặc, cơ khí, chế biến gỗ... nên những người lớn tuổi như các trường hợp trên khó khăn trăm bề khi đi xin việc mới.
Theo thông báo tuyển dụng của một hệ thống khách sạn đang có nhu cầu tuyển nhiều nhân viên vị trí buồng, phòng, kế toán nội bộ, tiền sảnh - bảo vệ với mức lương cao nhất 8 triệu đồng, nhưng cũng chỉ tuyển dưới 35 tuổi. Tương tự, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ làm đẹp cũng chỉ tuyển lao động từ 18-35 tuổi, có tay nghề.
Trao đổi với Báo Lao động Thủ đô, ông Hoàng Văn Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM cho rằng, đa số các doanh nghiệp khi tuyển dụng thì đều ưu tiên độ tuổi "vàng", khoảng từ 30 tuổi trở xuống để đảm bảo năng suất làm việc. Đối với người lao động trên 40 tuổi, vẫn còn công việc cho họ, tuy nhiên sẽ khó khăn hơn và ít sự lựa chọn hơn so với độ tuổi "vàng".
Người lao động lớn tuổi ở TP.HCM được tư vấn việc làm miễn phí tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM. |
"Xu thế hiện nay đa số người lao động đều muốn về quê để làm việc, vì ở quê có nhiều lợi thế như gần nhà, không tốn tiền trọ, tiền sinh hoạt thấp... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng đã mở rộng ra các tỉnh lân cận để tận dụng lợi thế giá thuê đất rẻ, chi phí nhân công thấp để sản xuất, từ đó cơ hội việc làm cho người lao động cũng nhiều hơn", ông Thắng cho biết.
Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, tại Công ty Pouyuen hồi cuối tháng 5/2023, có khoảng 50% công nhân bị cắt giảm có nhu cầu trở về quê để làm việc. Trong đó, nhiều nhất là lượng công nhân ở tỉnh Long An, Tiền Giang chiếm tổng gần 70% số lượng công nhân muốn về quê làm việc.
Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2023, Thành phố ghi nhận 82.589 lao động nghỉ việc, làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng hơn 5.000 người so với cùng kỳ. Trong đó nguyên nhân chính dẫn đến số người lao động nghỉ việc gia tăng là do doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến giảm giờ làm, thiếu việc, giảm nhân công.
Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐTB&XH TP.HCM cho biết, để hỗ trợ người lao động bị ngừng việc, thất nghiệp, Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện để nắm tình hình thông qua các cơ chế kiểm tra, giám sát cũng như thông tin của đoàn thể, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP.HCM cũng như LĐLĐ các địa phương.
"Có những doanh nghiệp khó khăn nhưng cũng có những doanh nghiệp đang có nhiều đơn hàng và có nhu cầu tuyển dụng. Trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm là sẽ nắm nhu cầu lao động của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển và nhu cầu giảm để kết nối nguồn lực công nhân với các doanh nghiệp cơ nhu cầu", ông Lê Văn Thinh cho biết.
TP.HCM cần 90.000 lao động Sở LĐTB&XH TP.HCM đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố tăng cường thu thập thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để kết nối với người lao động. Hiện nay có 130 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm cũng tham gia tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhu cầu. Trong 6 tháng cuối năm 2023, nhu cầu tuyển dụng lao động vẫn tập trung cao ở khu vực thương mại – dịch vụ (thương mại, vận tải kho bãi, công nghệ thông tin – truyền thông) với khoảng 90.000 chỉ tiêu. Ngoài ra, TP.HCM có 368 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với tổng quy mô đào tạo khoảng 300.000 người, tập trung vào các nhóm ngành dịch vụ, kinh doanh tài sản – bất động sản, du lịch, thương mại – quản trị doanh nghiệp, cơ khí – ô tô, công nghệ thông tin, kế toán – kiểm toán, chăm sóc sắc đẹp… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56