Người lao động mong muốn lương hưu bằng lương tối thiểu vùng
Đề xuất Bộ GTVT làm cơ quan điều phối dự án Vành đai 4 TP.HCM TP.HCM: Phát động Tháng nhân đạo 2023 Thêm nhiều không gian công cộng cho người dân ở trung tâm TP.HCM |
Phát biểu tại chương trình, bà Phạm Thị Hồng Yến, Chủ tịch Công đoàn TNHH Intel Products Việt Nam cho biết, nhiều luật liên quan đã quy định rõ mức lương tối thiểu vùng là để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người lao động, nếu mức lương tối thiểu khi người lao động về hưu cũng bằng mức lương tối thiểu vùng thì ngưởi lao động sẽ ở lại với quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH).
“Tuy nhiên thực tế lương hưu chỉ nhận được từ 2-3 triệu đồng. Đó là lý do nhiều người muốn rút BHXH, vì với số tiền nhận được còn có thể kinh doanh, buôn bán nhỏ để sinh sống. Vì thế, lương tối thiểu phải đáp ứng nhu cầu tối thiểu, nếu trả thấp hơn mức đó thì người lao động khó an tâm để trông chờ vào việc nhận lương hưu”, bà Yến lý giải.
Bà Phạm Thị Hồng Yến, Chủ tịch Công đoàn TNHH Intel Products Việt Nam nêu ý kiến tại hội nghị. |
Theo ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Nidec Việt Nam: Hiện nay các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, đa số là lao động trực tiếp sản xuất, đến độ tuổi 45-47, doanh nghiệp tìm mọi cách cho người lao động nghỉ việc và tuyển lao động trẻ để vừa trả lương thấp hơn vừa có năng suất lao động cao hơn.
"Lương tối thiểu là 4,68 triệu đồng/tháng nhưng lương hưu nhận về sau thời gian 20 năm làm việc, cống hiến chỉ từ 2-3 triệu đồng/tháng. Lực lượng lao động ở độ tuổi 45-47 bị sa thải khỏi doanh nghiệp thì ai sẽ thuê họ làm việc tiếp cho tới tuổi nghỉ hưu? Nếu vừa giảm thời gian đóng BHXH vừa tăng tuổi nghỉ hưu thì chắc chắn người lao động sẽ rút BHXH 1 lần”, ông Hồng nêu ý kiến.
Ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam phát biểu. |
Đồng quan điểm, anh Nguyễn Văn Cơ, Công ty TNHH Kỹ thuật Daikou Việt Nam cho rằng, không nên quy định độ tuổi nghỉ hưu mà nên quy định độ tuổi tham gia BHXH bắt buộc. Vì ở những ngành nghề khác nhau sẽ đòi hỏi mức độ lao động khác nhau, sức khoẻ của mỗi lao động cũng khác nhau, người lao động sẽ căn cứ vào tình trạng sức khoẻ để quyết định độ tuổi nghỉ hưu.
Thời gian đóng bảo hiểm sẽ được tính tương ứng số năm nhận lương hưu và số lương hưu do các Bộ, ngành tính toán nhằm giúp người lao động không rút BHXH 1 lần. Điều này giúp đảm bảo an sinh xã hội khi về hưu cho người lao động, nhưng mức lương hưu phải bằng lương tối thiểu vùng để người lao động đảm bảo cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người thầy mang quân hàm xanh
Ấn tượng không gian văn hóa Tây Bắc tại Thủ đô
Đưa hàng Việt vươn xa trong kỷ nguyên số
Chung tay kiến tạo Trường học hạnh phúc
Quỹ thời gian
Nhận định MU vs Bodo Glimt: Quỷ đỏ sẽ giành chiến thắng
Thủ tướng yêu cầu giảm lãi suất cho vay
Tin khác
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Công đoàn 27/11/2024 19:03
Cụm thi đua số 8 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ người lao động
Hoạt động 26/11/2024 17:11
Thiết thực xây dựng phong trào thi đua ở Đan Phượng
Hoạt động 26/11/2024 10:00
Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn
Hoạt động 26/11/2024 09:59
Công đoàn quận Long Biên: Cán đích sớm nhiều nhóm chỉ tiêu quan trọng
Hoạt động 26/11/2024 09:04
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Hoạt động 25/11/2024 21:53
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Hoạt động 25/11/2024 18:09
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01