Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn chuyện về quê đón Tết

(LĐTĐ) Làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 quét qua thành phố Hồ Chí Minh, khiến nhiều người lao động làm ăn xa xứ rơi vào cảnh thất nghiệp. Thành phố vừa mở cửa trở lại, họ đã bắt đầu cật lực làm việc, mong có tiền gửi về cho gia đình vào dịp Tết Nguyên đán.
Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức hoàn tiền thu sai cho gần 300.000 lượt bệnh nhân Những biểu hiện nào của F0 cần được chuyển đến bệnh viện cấp cứu? Vì sao số ca tử vong vì Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh có xu hướng tăng?

Vào thời điểm này ở những năm trước, nhiều công nhân, người lao động làm ăn xa xứ tại thành phố Hồ Chí Minh đã chộn rộn với việc mua vé xe, vé tàu… để chuẩn bị về quê đón Tết. Nhưng năm nay không khí này khác hẳn, trầm lắng hơn với bao băn khoăn của người xa xứ.

“Tiền đâu mà về đón Tết?”

Cách ly xã hội ở đợt dịch Covid-19 lần 4 tại thành phố Hồ Chí Minh và hai năm ảnh hưởng dịch bệnh đã khiến cho kinh tế của nhiều gia đình, đặc biệt là công nhân, lao động tự do rơi vào khó khăn.

Những tháng cuối năm mọi thứ trở nên bộn bề hơn trong lo toan một cái Tết khó trọn vẹn...

“Tết nhất gì nữa, năm nay có làm được đồng nào đâu mà về quê. Hồi tháng 7, mấy anh chị đồng hương chạy xe máy về quê hết, nhưng tôi vẫn cố bám trụ ở lại. Lúc đó cũng chưa xác định được có về quê ăn Tết hay không, nhưng mà bây giờ ở quê cũng đang bùng dịch, nên chắc không về quê được rồi”, chị Nguyễn Thị Điểm (công nhân tại Công ty cổ phần thực phẩm Dân Ôn, khu công nghiệp Mỹ Phức 3, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương), chia sẻ.

Chị Điểm cho biết thêm, bản thân chị vẫn muốn về quê để tụ họp với gia đình, nhưng cả năm nay không có việc làm, phải vay tiền để tiêu trong thời gian giãn cách xã hội, nên bây giờ phải “cày cuốc” để kiếm tiền trả nợ, dư bao nhiêu thì mới gửi về cho bố mẹ ở quê có tiền mua sắm Tết.

Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn chuyện về quê đón Tết
Chị Nguyễn Thị Điểm phải làm việc xuyên đêm để nhanh chóng có tiền gửi về phụ giúp gia đình. Ảnh: NVCC

“Từ ngày trở lại từ công ty, tôi chuyển qua làm ca đêm từ 6h tối hôm nay đến 6h sáng hôm sau. Làm ca đêm cũng có thêm trợ cấp, mà bù lại thì hại cho sức khoẻ. Nhưng để có tiền trang trải cho cuộc sống và gửi về cho bố mẹ, thì phải gắng mà làm thôi. Năm nay ăn Tết ở Sài Gòn coi sao, hi vọng là công ty vẫn cho đi làm mấy ngày Tết để đỡ phải lủi thủi trong phòng trọ”, chị Điểm bộc bạch.

Đang nuôi hai đứa con gái, một đứa 14 tuổi, đứa còn lại 8 tuổi, ông Trần Khánh Thành (50 tuổi, ngụ quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh) thở dài khi nhắc đến Tết: “Tiền đâu mà về quê ăn Tết năm nay?…”.

Ông Thành kể, hơn 3 năm hành nghề chạy xe ôm công nghệ, mỗi ngày kiếm được khoảng 300.000 – 400.000 đồng, cuộc sống gia đình theo đó cũng đỡ cơ cực. Nhưng năm nay lại khác, từ khi dịch bắt đầu từ hồi tháng 5, ông đã buộc phải nghỉ làm để ở nhà chăm 2 đứa con nhỏ, vì sợ dịch bệnh phức tạp gây nguy hiểm cho các con. Từ lúc cả nhà được tiêm vắc xin, ông mới an tâm đi làm trở lại.

“Bây giờ mỗi ngày kiếm được có trên dưới 100.000 đồng/ngày, đủ tiền sinh hoạt gia đình thôi. Tôi chỉ mong kiếm được chút đỉnh, mua đồ mới cho hai đứa con gái để nó đỡ tủi thân với bạn bè. Mà bây giờ ca F0 đang tăng lại, sợ cuối năm nay cơm cũng không có mà ăn…”, ông Thành chia sẻ.

Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn chuyện về quê đón Tết
Dù đã 50 tuổi, nhưng ông Thành vẫn phải làm việc cật lực mỗi ngày để có tiền chăm sóc cho hai đứa con gái 14 tuổi và 8 tuổi. Ảnh: Minh Tuấn

Dựng xe cách đó không xa, anh Trần Hải Hoàng (29 tuổi, tài xế công nghệ, ngụ đường Tô Hiến Hành, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, năm nay anh và nhiều người bạn khác xác định sẽ ở lại thành phố đón năm mới vì anh chỉ vừa trở lại thành phố Hồ Chí Minh từ đầu tháng 10, dự định sẽ làm đến ít nhất tới tháng 6 năm sau mới về quê một chuyến.

“Giờ tôi không về ăn Tết cũng có nhiều lý do lắm, nhưng chủ yếu là không có tiền thôi. Hơn 2 tháng nữa tết rồi, mà chạy xe mỗi ngày kiếm được có bao nhiêu đâu, vừa đủ tiền ăn tiền trọ thôi. Với vé xe năm nay chắc cũng như năm ngoái, tăng gấp 3 lần cho mà xem, chi phí cả đi cả về cũng ngót 3 triệu, công thêm cái xe máy này nữa là thành 6 triệu. Lúc đó về đến nhà chắc phải vay tiền mới vào lại thành phố được”, anh Hoàng chia sẻ.

Vé xe Tết ế ẩm

Từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 9, khi thành phố Hồ Chí Minh đang ở đỉnh của làn sóng dịch Covid-19 thứ 4, hàng chục nghìn người đã lấy xe máy tự chạy về quê tránh dịch, còn một số ít vẫn cố gắng bám trụ lại thành phố để chờ ngày đi làm trở lại. Vì vậy, cuối năm nay lượng người từ thành phố Hồ Chí Minh về quê sẽ giảm đi là điều tất yếu, tuy nhiên hiện nay nhiều chủ nhà xe khách lại cảm thấy khá bất ngờ lượng khách giảm nhiều hơn tưởng tượng.

“Từ khi bắt đầu được chạy vào thành phố Hồ Chí Minh trở lại, xe lúc nào cũng trong tình trạng để trống khoang khách. Lúc may mắn lắm thì được 5 khách là nhiều rồi, năm nay cũng không trông mong gì, chỉ mong có khách mà chạy bù lại tiền lãi xe thôi”, chị Đoàn Thị Ánh Tuyết (chủ nhà xe A Ba Dũng, tuyến Quảng Bình – thành phố Hồ Chí Minh) than thở.

Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn chuyện về quê đón Tết
Xe khách giường nằm của chị Tuyết chỉ chở hàng trong suốt thời gian bùng dịch, chưa lúc nào chị khao khát cảm giác khách đầy xe như những năm trước như bây giờ. Ảnh: Minh Tuấn

Chị Tuyết cho biết thêm, không phải là mỗi nhà xe của chị gặp tình trạng này, mà đa số các nhà xe khác cũng lâm vào cảnh chạy không từ đầu tháng 10 tới nay. Có một số thì đã bán bớt xe để trả nợ, số ít thì phải lấy xe vay ngân hàng để duy trì hoạt động, chờ mùa Tết để có tiền chuộc lại xe.

“Công nhân họ làm không có tiền, nên bữa nay ở lại ăn Tết nhiều nên khách cũng ít. Năm nay tiền vé xe Tết có thể sẽ giảm mạnh so với những năm trước, vừa tạo điều kiện cho người lao động vừa giúp mình bán được vé. Chỉ cần chuyến nào cũng không còn giường trống là may mắn lắm rồi…”, chị Tuyết cho biết thêm.

Tại nhà xe Xuân Truyền (tuyến Quảng Bình – thành phố Hồ Chí Minh), suốt nhiều tháng nay chỉ vài xe hoạt động, trong khi 4 – 5 chiếc xe giường nằm khác buộc phải đậu phơi nắng ở bãi đất trống suốt từ tháng 4 tới nay. “Khách không có nên chỉ cho vài chiếc chạy, còn lại đậu ở bãi xe chờ tới Tết nếu tình hình ổn hơn thì cho chạy trở lại. Chỉ mong cuối năm nay dịch nó hết, may ra mới chạy được vài chuyến”, đại diện nhà xe Xuân Truyền cho biết.

Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn chuyện về quê đón Tết
Nhiều xe khách ở Bến xe miền Đông vắng vẻ bóng dáng khách đi, nhiều lúc phải xuất bến trong tình trạng trống không. Ảnh: Minh Tuấn

Chia sẻ về tình hình đặt vé máy bay Tết trong thời điểm hiện tại, chị Nguyễn Thị Thuỳ Trinh (đại lý vé máy bay, ngụ đường Thích Quảng Đức, quận Phú Nhuận) cho biết, vé máy bay từ ngày 25/1/2022 – 5/2/2022 chủ yếu dao động từ 2 – 4 triệu đồng/chiều đối với đa số các tuyến xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh.

“Mọi năm thì vé máy bay Tết đã được đặt gần hết rồi, vì càng sát ngày bay thì vé càng tăng, nên người ta thường đặt sớm. Năm nay vé rẻ hơn nhiều, nhưng lượng khách đặt lại ít đi hẳn, hiện tại tôi mới nhận đặt vé cho gần 10 người thôi. Giảm gấp 4 – 5 lần so với năm ngoái”, chị Trinh than thở.

Chị Trinh cho biết, chỉ mong dịch không bùng trở lại để bà con về quê ăn Tết cho an toàn, bản thân chị cũng bán được nhiều vé máy bay giá rẻ hơn. "Hi vọng sang năm mới mọi điều sẽ tốt đẹp hơn, còn người là còn của. Mong dịch nhanh hết để mọi người còn quay lại cuộc sống thường ngày", chị Trinh chia sẻ thêm.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang

(LĐTĐ) Tối 16/9, tại khu vực thi công hầm chui dân sinh thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang-Hà Giang qua địa phận tỉnh Tuyên Quang (thôn Khe Đảng, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong.
Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Đêm trắng của những người "canh" bão số 3 ở Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

(LĐTĐ) Những ngày qua, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (cơ quan chịu trách nhiệm công bố các bản tin cảnh báo bão) sáng đèn suốt đêm. Cán bộ, nhân viên Trung tâm nhiều đêm liền thức trắng; những đôi mắt dán chặt vào màn hình máy tính để cập nhật diễn biến cơn bão số 3.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

(LĐTĐ) Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

Đề xuất quy định giờ làm việc để người lao động có thời gian tìm bạn đời

(LĐTĐ) Chuyên gia kiến nghị thời gian làm việc của người lao động phải đủ ngắn để họ có thời gian tìm bạn đời, chăm sóc gia đình.
Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

Thương mại hóa sản phẩm truyền thống theo hướng chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc thúc đẩy các giải pháp kinh doanh sáng tạo và xanh là điều vô cùng cần thiết. Dự án “Nâng cao năng lực sản xuất và thương mại hóa sản phẩm Oản Ngọc Ân theo hướng chuyển đổi xanh” do người khuyết tật tại Hà Nội thực hiện phù hợp với mục tiêu Chương trình “Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

Cải thiện mức lương hưu đối với những người có lương hưu thấp

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2025 trở đi, những người có mức lương hưu thấp, và nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được điều chỉnh tăng lương hưu ở mức thỏa đáng, nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ…
TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

TKV thông tin ban đầu về vụ tai nạn hầm lò tại Công ty Than Hòn Gai

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết: Vào khoảng 22 giờ 10 phút ngày 29/7, tại lò chợ chống bằng giá thủy lực dạng khung ZH1600/16/24 mức -110 vỉa 12 thuộc dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại (giai đoạn I), Công ty Than Hòn Gai - TKV, thành phố Hạ Long, nhóm công nhân gồm 5 người trong quá trình làm việc thì đột ngột xảy ra sự cố.
Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín thông tin, công tác kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động trên địa bàn luôn được chú trọng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…
Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

(LĐTĐ) Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng (Hà Nội) nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động