Người lao động TP.HCM mong chờ hỗ trợ tiền nhà trọ

Từ khi Chính phủ có quyết định hỗ trợ tiền nhà trọ, người lao động xa quê ở thành phố Hồ Chí Minh rất vui mừng và mong ngóng từng ngày nhận được hỗ trợ để trang trải chi phí thuê nhà trong thời kỳ vật giá leo thang.
Thành phố Hồ Chí Minh: Giúp người lao động giảm ''gánh nặng'' nhà ở Chùm ảnh Báo Lao động Thủ đô ra mắt Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh Báo Lao động Thủ đô ra mắt Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh

Mong chờ hỗ trợ

Khi nghe tin sắp được nhận hỗ trợ tiền trọ của Chính phủ, anh Trần Trung Tín (27 tuổi, công nhân tại khu chế xuất Linh Trung 1, thành phố Thủ Đức) rất vui mừng và mong chờ từng ngày để nhận được khoản tiền hỗ trợ trên. “Tiền trọ, tiền điện nước, sinh hoạt mỗi tháng cũng ngót hết hơn 2,5 triệu đồng, thêm tiền ăn khoảng hơn 3 triệu đồng nữa thì tính lại tiền lương cũng không còn dư bao nhiêu”, anh Tín nói.

Quay lại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) làm việc sau làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, anh Tín cũng như nhiều người khác đều mong muốn kiếm được một công việc ổn định với mức thu nhập tương đối. Nhưng từ lúc giá xăng, giá gas, giá thực phẩm… tăng mạnh từ sau Tết Nguyên đán, anh Tín phải thường xuyên tăng ca mới có thể trả được các chi phí tiền thuê trọ, tiền ăn và khám chữa bệnh mỗi khi đau ốm.

Người lao động TP.HCM mong chờ hỗ trợ tiền nhà trọ
Một khu nhà trọ của công nhân gần khu chế xuất Linh Trung 1, thành phố Thủ Đức.

“Việc hỗ trợ dù bao nhiêu cũng rất đáng quý thời điểm này. Với nhiều người số tiền hỗ trợ 500.000 - 1.000.000 đồng mỗi tháng không lớn, nhưng với những lao động nghèo như chúng tôi, số tiền này như chiếc phao cứu sinh giúp chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất”, anh Tín nói.

Trong khi đó, anh Nguyễn Thành Công (43 tuổi, quê Bắc Ninh, công nhân tại khu chế xuất Linh Trung 1) nhẩm tính, nếu mỗi tháng nhận được hỗ trợ tiền trọ 1 triệu đồng, thì hai vợ chồng anh có thể trả được tiền trọ cho 3 tháng tiếp theo. “Đối với người khác thì 1 triệu đồng có thể không lớn nhưng đối với người công nhân chúng tôi thì đó là cả một khoản tiền có nhiều ý nghĩa vào lúc này...”, anh Công nói.

Anh Công sống với vợ con trong căn phòng rộng chừng 10m2, phía trên lợp bằng tấm lợp fibro xi măng tạm bợ, mảng sơn trên tường bong tróc loang lỗ, trong phòng có tầng lửng nhưng gia đình chưa ai dám lên đó nằm vì sợ sập lúc nào không hay, chỉ dám để đồ đạc. Ngoài chiếc tủ lạnh mua lại từ cửa hàng đồ cũ với giá 700.000 đồng, thì trong phòng không còn gì giá trị.

Thời gian vừa qua, khi vật giá tăng cao, cuộc sống của gia đình anh Công rất khó khăn, khi phải lo tiền học hành cho con gái vừa phải để dành tiền gửi về quê cho bà nội ở Bắc Ninh, hiện đang nuôi đứa con trai 8 tuổi của anh. Hai vợ chồng anh Công làm công nhân mỗi tháng kiếm được khoảng 14 triệu đồng, nhưng dù tằn tiện đến mấy thì cuối tháng cũng chẳng dư được bao nhiêu. Nhiều lần, gia đình có công chuyện anh Công phải chạy vạy vay mượn khắp nơi.

“Bây giờ được nhà nước hỗ trợ được đồng nào thì hay đồng ấy, chứ tôi cũng không đòi hỏi gì cả. Việc làm này của nhà nước tôi thấy ý nghĩa và trân trọng lắm. Đợt dịch vừa qua tôi cũng nhận tiền rồi, nếu bây giờ được nhận sớm tiền hỗ trợ phòng trọ thì đó là niềm động viên lớn cho chúng tôi bám trụ với công việc ở đô thị”, anh Công nói.

Đừng để thủ tục rối rắm làm chậm tiền hỗ trợ

Có thông tin được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà trọ, nhưng không ít công nhân vừa mừng vừa lo, họ vẫn còn băn khoăn với các yêu cầu về thủ tục nhận tiền. Trong số các thủ tục đó thì thủ tục yêu cầu phải có xác nhận thông tin của chủ trọ, trong khi đó nhiều chủ trọ vốn rất ít xuất hiện, thậm chí có nhiều chủ trọ sống ở nước ngoài.

Anh Trần Trung Tín cho biết, nhiều khu trọ hiện nay chủ yếu thuê một người quản lý để trông coi và thu tiền trọ, thường là sống trong trọ hoặc là hàng xóm gần đó. Còn bản thân chủ trọ rất ít khi xuất hiện, ngay cả khâu làm hợp đồng thuê trọ cũng là do môi giới hoặc quản lý khu trọ thực hiện, chứ không phải người thuê làm việc trực tiếp với chủ trọ.

“Khu trọ của tôi có một người quản lý riêng chuyên đi thu tiền trọ của người lao động, từ trước đến nay gần như rất ít người gặp người chủ trọ, mọi việc từ thủ tục ký hợp đồng thuê trọ đến việc làm giấy tờ tạm trú đều phải thông qua người quản lý, nên tôi nghĩ việc nhờ chủ nhà trọ điền số căn cước công dân, địa chỉ và ký tên xác nhận sẽ không dễ”, anh Tín nói.

Đồng cảnh ngộ, anh Trần Xuân Trường (26 tuổi, ngụ quận 12, công nhân tại khu chế xuất Linh Trung, thành phố Thủ Đức) cho biết, anh thuê trọ từ đầu năm đến nay, anh chưa bao giờ gặp được chủ trọ vì họ đang sinh sống tại nước ngoài, mọi việc trong khu trọ đều thông qua một người quản lý.

Người lao động TP.HCM mong chờ hỗ trợ tiền nhà trọ
Khu chế xuất Linh Trung 1 là nơi tập trung nhiều công nhân, người lao động làm ăn xa quê.

“Chủ trọ chỗ tôi đang ở thì chắc chắn sẽ không gặp được rồi, tôi cũng đề nghị người quản lý khu trọ ký xác nhận nhưng cũng khó khi quản lý khu trọ cũng không biết là có đúng quy định không nên họ cũng không dám ký...”, anh Trường nói.

Trả lời Báo Lao động Thủ đô, đại diện Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, đến nay đơn vị này chỉ mới xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm cho 35 lao động để nhận gói hỗ trợ. “Cơ quan BHXH chỉ là nơi xác nhận người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội tháng liền kề hay không mà thôi. Còn lại, người lao động phải lấy mẫu đơn có xác nhận của chủ trọ gửi lên ngành lao động, rồi qua ngành tài chính khi đó mới nhận được tiền hỗ trợ”, đại diện BHXH TP.HCM cho biết.

Trước thực tế này, ông Hồ Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết, số người nhận được hỗ trợ hiện nay còn rất ít, vì thủ tục còn khá phức tạp gây khó khăn cho người lao động.

“Để nhận được hỗ trợ, người lao động phải có giấy được chủ nhà trọ xác nhận, địa phương xác nhận và nhiều thủ tục khác. Như vậy sẽ gây khó khăn cho người lao động, cần phải có cơ chế thông thoáng, dễ thực hiện thì tiền mới đến đến tay người lao động sớm được”, ông Lâm nói.

Ông Lâm cho rằng, ngân sách của nhà nước được chi ra với mục đích hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng sau dịch. Nếu quá trình hỗ trợ kéo dài dẫn đến tiền đến với tay người lao động thiếu kịp thời sẽ làm giảm ý nghĩa của gói hộ trợ.

Theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Chính phủ, người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, có ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2-30/6/2022 sẽ nhận mức 500.000 đồng/người/tháng, tối đa là 3 tháng. Mức nhận hỗ trợ tiền thuê nhà 1.000.000 đồng/người/tháng dành cho người lao động quay trở lại thị trường và đảm bảo điều kiện có ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4-30/6/2022, tối đa là 3 tháng.

Người lao động làm đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu nộp lên công ty. Doanh nghiệp lập danh sách, công khai tại nơi làm việc trong 3 ngày rồi gửi tới cơ quan Bảo hiểm xã hội để xác nhận lao động đang đóng bảo hiểm. Hồ sơ sau đó tiếp tục gửi về Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm định, cấp tỉnh phê duyệt.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi Công đoàn đồng hành, người lao động được tri ân

Khi Công đoàn đồng hành, người lao động được tri ân

Tháng Công nhân năm 2025 đang đến gần, mang theo những kỳ vọng mới, tinh thần mới và những hành động cụ thể từ các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì. Không chỉ là dịp ôn lại truyền thống, Tháng Công nhân năm nay được tổ chức với tinh thần “hướng về người lao động”, bằng các chương trình trọng điểm, thiết thực, góp phần lan tỏa công tác chăm lo và khẳng định vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Ngày 18/4, trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư cho công nhân, viên chức, lao động.
Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa

Sáng 18/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

Tác phẩm điện ảnh “Cu li không bao giờ khóc” của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy từ ngày 8-16/4.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

Tập 18 của “Những chặng đường bụi bặm” (phát sóng 20h00 thứ Sáu, 18/4 trên VTV3) sẽ chính thức mở màn cho giai đoạn cao trào nhất của bộ phim, khi những bí mật sâu kín bị lôi ra ánh sáng, buộc từng nhân vật phải đối diện với sự thật và hậu quả của chính mình.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tin khác

Vụ hơn 300 giáo viên bị truy thu BHXH: Đã tìm thấy một số biên bản thể hiện đã nộp tiền

Vụ hơn 300 giáo viên bị truy thu BHXH: Đã tìm thấy một số biên bản thể hiện đã nộp tiền

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An về việc sớm giải quyết việc hơn 300 giáo viên, nhân viên trường học bị truy thu tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), huyện Nam Đàn đã vừa tìm thấy văn bản xác nhận số tiền chênh lệch đã được nộp vào BHXH năm 2012.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH

Gần một tháng qua, tỉnh Nghệ An xôn xao về sự việc hơn 300 giáo viên, nhân viên trường học ở huyện Nam Đàn bị truy thu nhiều tỷ đồng do chưa đóng đủ tiền BHXH trong nhiều năm liền.
Nhân viên ký hợp đồng thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội?

Nhân viên ký hợp đồng thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội?

Người lao động ký hợp đồng thời vụ khoảng 5 tháng với đơn vị, liệu có được đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... không?
“Cầu nối” đưa chính sách đến với người lao động

“Cầu nối” đưa chính sách đến với người lao động

Trong hành trình 32 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao động Thủ đô đã để lại nhiều dấu ấn ấn tượng. Đáng kể đến là “đặc sản” truyền thông mới trên nền tảng số. Đó là chương trình “Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến” với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, được Báo Lao động Thủ đô phối hợp với các cấp Công đoàn, doanh nghiệp tổ chức, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong công tác truyền thông chính sách.
Nâng cao kiến thức cho phụ nữ về cơ chế, chính sách phát trển kinh tế tập thể

Nâng cao kiến thức cho phụ nữ về cơ chế, chính sách phát trển kinh tế tập thể

120 cán bộ, hội viên các quận, huyện, thị xã, nữ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Hà Nội vừa được tập huấn "Những điểm mới Luật HTX năm 2023 và một số cơ chế, chính sách ưu tiên phát trển kinh tế tập thể, HTX hiện nay".
Nghệ An đầu tư 2 dự án nhà ở cho công nhân lao động với 3.541 căn hộ

Nghệ An đầu tư 2 dự án nhà ở cho công nhân lao động với 3.541 căn hộ

Tỉnh Nghệ An vừa chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án khu nhà lưu trú cho công nhân tại Khu công nghiệp VSIP Nghệ An tại Hưng Nguyên.
Thanh Hóa: Kịp thời giải quyết hàng loạt vụ ngừng việc tập thể

Thanh Hóa: Kịp thời giải quyết hàng loạt vụ ngừng việc tập thể

Từ ngày 1/3 đến ngày 7/3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 25.000 công nhân ngừng việc tại 10 doanh nghiệp nhằm thể hiện ý kiến về những chính sách, chế độ lương thưởng của công ty. Ngay sau đó, LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa cùng các cơ quan chức năng của tỉnh, cấp ủy chính quyền các địa phương đã nhanh chóng vào cuộc, vừa đối thoại, vừa kết hợp tuyên truyền các quy định của pháp luật.
TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

Từ Tết Dương lịch năm 2025 đến nay, tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tương đối hài hòa, ổn định. Thành phố luôn quan tâm, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc bảo đảm tình hình chi trả lương, thưởng, các khoản trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) trước và trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

Theo báo cáo nhanh của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ năm 2025 của người lao động tăng 13% so với mức thưởng Tết Giáp Thìn năm 2024.
Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Khi gia nhập tổ chức Công đoàn, đoàn viên được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động