Người phụ nữ với ước mơ nâng tầm nông sản Đà Lạt
Tăng tốc hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Hỗ trợ hướng nghiệp, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn, khởi nghiệp |
Nhà là sự trở về !
Xuất thân từ một hướng dẫn viên du lịch tour quốc tế, Nguyễn Ngọc Hoàng Anh - CEO của Hana Group tại thành phố Đà Lạt đã từng 10 năm lang thang ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với biết bao hoài vọng của tuổi trẻ nhưng rồi cuối cùng chị vẫn chọn trở về quê hương lập nghiệp.
Hana Group là thương hiệu với chuỗi công ty liên ngành bao gồm: F&B, lưu trú, lữ hành, nông nghiệp, giáo dục và bán lẻ. Chị sinh ra ở thành phố Đà Lạt, từng tốt nghiệp thủ khoa ngành Du lịch, Trường Đại học Văn Lang, TP.HCM năm 2009.
Cuộc đời tưởng êm đềm khi Hoàng Anh ra trường, làm hướng dẫn viên quốc tế ở một công ty có tiếng tại TP.HCM với mức lương ngàn đô thời điểm năm 2010. Vào thời điểm này, chị từng qua Mỹ du lịch và trải nghiệm công việc vừa được đào tạo.
Hoàng Anh tiếp đón Tập đoàn và đại diện các công ty Hàn Quốc trong chuyến làm việc với tỉnh Lâm Đồng. |
Vừa thoả chí đi khắp nơi, vừa “rủng rỉnh” tiền xài, Hoàng Anh không bao giờ nghĩ cuộc đời mình sẽ trải qua 10 năm (2011 – 2021) đầy sóng gió ngay sau đó. Vào cuối năm 2010, vừa khi đặt chân ở Mỹ để trải nghiệm công việc theo đào tạo, chị đã buộc phải trở về Việt Nam vì ba bị ung thư giai đoạn cuối.
“Lúc ở Mỹ, tôi đi làm thêm cho một bếp suốt 2 tháng để học cách vận hành. Nhưng rồi do cái tính mê đi, thích được làm việc trong môi trường sáng tạo, đặc biệt do sự cố gia đình nên tôi quyết định về lại thành phố Đà Lạt”, Hoàng Anh nói.
Chị trở về Đà Lạt để chăm sóc mẹ và cô con gái nhỏ mặc dù trước đó chị có khá nhiều lời mời hấp dẫn để đi làm ở các công ty lữ hành quốc tế tại TP.HCM. Thế nhưng Hoàng Anh đã chọn ở lại thành phố nơi chị sinh ra để thực hiện ước mơ làm nông nghiệp hữu cơ ngay trên chính khu vườn của gia đình. Quyết định ấy cũng đã khiến cô gái ở tuổi 30 thêm một lần đối diện với việc sẽ chỉ có một mình ở Đà Lạt, sau ly hôn.
Chỉ trong 3 tháng năm 2011, Hoàng Anh liên tiếp mở chuỗi nông nghiệp sạch lấy tên Vườn rau Hana Garden (nông sản tại gia, tên con gái mới chào đời), homestay Hana House và nhà hàng Hoàng Anh.
“Tôi cảm thấy lao vào công việc với những mô hình kinh doanh ấy như để khoả lấp trống trải tuổi 30 của một nguời phụ nữ chạm vào nhiều mất mát bất ngờ mà trước đó tôi chưa từng nghĩ tới…”, Hoàng Anh trải lòng.
Trong 10 năm từ 2011 đến 2021, Hoàng Anh lao vào vừa học kinh doanh ở TP.HCM vừa khởi sự các mô hình Công ty như Hana Land (nông nghiệp sinh thái), Hana Edu – trải nghiệm du lịch sinh thái cho trẻ em, Triipee - công ty lữ hành gắn với chuỗi nông nghiệp sinh thái, Hoàng Anh Đà Lạt, Hana Little Garden cùng với bếp nhà Hana…
Hoàng Anh chia sẻ: “Nghe có vẻ lớn nhưng với mình thì những năm mới về Đà Lạt cho tới 2018, là giai đoạn khởi nghiệp đầy hoang mang và lạc lõng bởi loay hoay để khoả lấp những trống vắng và tham lam nhằm định vị bản thân. Mãi đến sau 2018 trở đi, khi được tiếp cận một khoá học kinh doanh chuyên sâu ở TP.HCM, mình mới cảm nhận được kinh doanh bài bản thật sự là gì. Quan trọng là hiểu ra được vì sao mình lao đao trong suốt những năm tháng khởi nghiệp trước đó.”.
Trận dịch Covid-19 vừa qua, Hoàng Anh may mắn thoát khỏi cơn lốc quét khủng khiếp với nhiều doanh nghiệp trẻ ở Đà Lạt nhờ mô hình chuỗi nông nghiệp – nhà hàng – lữ hành liên kết mà trước đó ai cũng nói chị quá “tham lam” khi khởi sự kinh doanh. Hoàng Anh lý giải: “Thực ra nhìn thì có vẻ nhiều nhưng những mô hình mà mình theo đuổi là một sự gắn kết trước sau chặt chẽ. Nói vui là từ khu vườn nhà mình mà mình có cơ hội để thoát bão dịch nhờ rau và các sản phẩm nông nghiệp liên kết ngay trong những ngày cả nước lockdown vì Covid-19 ”.
Xây dựng thương hiệu “Hana Mascot”
Những ngày cuối năm 2022, Hoàng Anh tất bật cho dự án mới. Đó là dự án giúp phụ nữ khởi nghiệp từ hình ảnh cô bé “Hana Mascot” - đại sứ của thương hiệu Hana Group sẽ xuất hiện trên tất cả các sản phẩm nông nghiệp sạch – xanh, “made in Việt Nam”. Hiện nay Hana Mascot đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp sản xuất, doanh cùng ngành hàng.
Tin vui là trong chuỗi triển lãm thương mại, Hana Mascot với các sản phẩm như túi xách, áo thun, đặc sản vùng miền đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. “Trước đây, mình nghĩ chỉ cần sản phẩm tốt là sẽ đi xa được. Nhưng trải qua nhiều trận thua với doanh nghiệp nước ngoài, mình mới hiểu được việc cần phải có thương hiệu bền vững còn quan trọng hơn”, Hoàng Anh chia sẻ.
Hana Mascot là hình ảnh cô con gái xinh xắn, đáng yêu và rất yêu Đà Lạt và thông qua hình ảnh này, Hoàng Anh muốn tạo sự thân thiện, độc đáo cho sản phẩm quảng bá du lịch ở các làng nghề Việt, đặc biệt là những phụ nữ có ước mơ khởi nghiệp từ chính làng quê mình.
“Nếu mà Hana làm được thì đây sẽ là món quà đáng yêu nâng tầm cho làng nghề Việt Nam. Ban đầu đơn giản Hana là Mascot là bé linh vật cho thương hiệu Hana, nhưng sau khi nhận bản thiết kế xong, thấy xinh quá nên muốn ứng dụng yếu tố bản địa vào thay vì chỉ làm con Mascot bự hay làm ít gấu bông tặng khách. Đã thế có thêm nhiều người động viên, “xúi” làm này làm kia, nên mới thành ra có các sản phẩm Hana Mascot”, Hoàng Anh chia sẻ câu chuyện xây dựng thương hiệu “Hana Mascot”.
Chưa dừng lại ở đó, trong những ngày đầu năm 2023, Hoàng Anh đang tất bật chuẩn bị cho sản phẩm trà Hana Dalat và Hana Mascot đi Hà Lan tham gia hội chợ. Cô không giấu được “tham vọng” của người con gái nơi “thành phố mộng mơ”: Rồi Châu Âu sẽ chinh phục được thôi! Giấc mơ Đà Lạt - Châu Âu sẽ sớm thành hiện thực! Một khi Hana đi được rồi, sẽ hỗ trợ cho các chị em phụ nữ để lan toả chương trình phụ nữ khởi nghiệp”.
Hana Mascot ban đầu ra đời chỉ với một ý tưởng là linh vật đại diện cho thương hiệu Hana, tuy nhiên sau khi được thiết kế và khảo sát, Hana Mascot nhận được rất nhiều những phản hồi tích cực. Những gợi ý mở rộng thêm nhiều sứ mệnh của bé linh vật vô cùng xinh xắn và đáng yêu này liên tục được gửi đến từ những người yêu mến Hana. Hình ảnh của Hana tập trung ứng dụng yếu tố bản địa độc đáo, đặc sắc thay vì chỉ làm con Mascot, làm quà tặng du lịch. Không chỉ dừng lại ở thị trường quà lưu niệm mà Đà Lạt nói riêng và Việt Nam nói chung đang còn bỏ ngỏ vì thiếu trầm trọng những sản phẩm truyền thống chất lượng, tương lai của Hana Mascot còn được định hướng qua nhiều kênh khác như: Truyện tranh, phim hoạt hình, web drama… Kỳ vọng, Hana sẽ là hướng dẫn viên du lịch qua tranh vẽ, qua phim, hay sẽ kể những câu chuyện về nông sản, ẩm thực, kể làng nghề. |
Việt Linh -T.Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tin khác
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19