Người thổi hồn cho tượng gỗ

(LĐTĐ) Là một trong hai Nghệ nhân Nhân dân trên cả nước trong lĩnh vực điêu khắc gỗ, nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc ở thôn Nhân Hiền, xã Hiền Giang (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã có hơn 40 năm gắn bó với điêu khắc nói chung và điêu khắc tượng Phật nói riêng. Đến nay, nhiều tượng Phật do ông chế tác đã có mặt ở các chùa chiền, miếu, điện trong và ngoài nước.
Tinh hoa làng nghề điêu khắc gỗ Để làng nghề truyền thống phát triển bền vững

Hơn 40 năm “thổi hồn” cho tượng gỗ

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nghề điêu khắc gỗ truyền thống ở làng Nhân Hiền, ngay từ nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc đã quen với mùi gỗ và đam mê đục chạm. Đến năm 1980, khi vừa tròn 18 tuổi, ông Trúc lên đường nhập ngũ. Đến năm 1984, ông hoàn thành nghĩa vụ trở về quê hương và tham gia làm nghề tại Hợp tác xã thủ công Nhân Hiền. Ngay từ lúc này, ông đã là một trong những thợ giỏi của Hợp tác xã, được giao thực hiện nhiều sản phẩm. Năm 1989, ông Trúc cùng với anh em trong gia đình bắt đầu khởi nghiệp. Cùng với việc học nghề tại địa phương, ông còn đi khắp các chùa cổ trong nước để nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật điêu khắc của người xưa.

Người thổi hồn cho tượng gỗ
Nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc đã có hơn 40 năm gắn bó với điêu khắc gỗ. Ảnh: Kim Tiến

Trong suốt quãng thời gian đầu lập nghiệp, không ít lần ông đã phải “trả giá” mới rút ra được kinh nghiệm trong việc lựa chọn và bảo quản nguyên liệu (gỗ mít). Rồi khi đứng ra sản xuất kinh doanh độc lập, ông lại phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, học cách quản lý lao động, tài chính, khách hàng. Với ông Trúc, thương hiệu phải gắn với chữ Tín và chữ Quang. Chữ Tín thể hiện ở chất lượng sản phẩm làm ra, bên cạnh tuân thủ tính nguyên mẫu, mỗi bức tượng vừa phải đảm bảo giá trị văn hóa lịch sử và nghệ thuật, vừa làm sao “tượng không chỉ là tượng” mà trong tượng còn có một “sức sống” lôi cuốn đối với người chiêm ngưỡng… Còn chữ Quang là sự trong sáng của tâm hồn, khi tâm hồn trong sáng, thái độ yêu nghề và tôn trọng sản phẩm mình làm ra, người thợ mới có “duyên” chạm được nét thần thái của các bức tượng, thổi được hồn của những nhân vật mà tượng gỗ hóa thân”.

“Đã là người làm nghề, không phải riêng chúng tôi mà nghề gì cũng vậy, trước hết phải có sự đam mê, say đắm với công việc của mình. Chỉ có đam mê, say đắm mới có thể làm nghề giỏi và thành công. Nghề điêu khắc là một nghề tỉ mỉ và tinh xảo, vì vậy không những cần lòng đam mê công việc mà còn đòi hỏi sự bền bỉ, chịu khó. Chỉ có kiên trì, chăm chỉ mới tạo ra những sản phẩm có giá trị, được người tiêu dùng chấp nhận. Khi đã được khách hàng tin tưởng thì việc phát triển đầu ra của sản phẩm cũng dễ dàng hơn”, nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc bày tỏ.

Theo chia sẻ của ông Trúc, trong suốt quãng đời làm nghề của mình, mỗi tác phẩm đều để lại trong ông một ấn tượng sâu sắc. Năm 2003, ông mang tác phẩm “tượng phật nghìn mắt nghìn tay” tham dự Hội chợ văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ (số 2 Hoa Lư, Hà Nội) và được giải Vàng. Nhờ vậy, năm 2004, ông được tham gia gặp mặt, giao lưu các nghệ nhân ASEAN tại Hà Nội.

Từ đó, tài năng, tên tuổi của nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc được nhiều người biết đến. Năm 2006, sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và có chút ít thành quả, nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh; lập một xưởng lớn ở cuối làng Nhân Hiền, thuê vài chục thợ và nhận thêm học trò. Từ đây, xưởng của ông bắt đầu nhận nhiều đơn hàng là những bức tượng Phật lớn.

Trong đó, pho tượng gỗ “Đức Phật Thích Ca” cao 8,5m, thờ tại chùa Đỏ (phố Lê Lai, Hải Phòng) là một trong những sản phẩm ấn tượng. Nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc cho biết, ông đã dành 6 tháng để hoàn thiện, khi mang đến chùa để ghép thì vừa khít không cần dùng chất liệu để kết dính. Những pho tượng Phật lớn do nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc và những người thợ phụ tạo nên không chỉ tinh xảo từng đường nét mà còn đảm bảo giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, “tượng không chỉ là tượng” mà trong tượng còn có “sức sống” lôi cuốn đối với người chiêm ngưỡng. Vì thế, nhiều hệ thống tượng Phật ở các ngôi chùa nổi tiếng trong và ngoài nước đều đặt xưởng của ông làm.

Nặng lòng truyền nghề cho lớp trẻ

Ngoài phương pháp chạm khắc truyền thống, nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc còn tự mày mò áp dụng chạm khắc gỗ vào lĩnh vực truyền thần. Chạm khắc truyền thần khó khăn hơn nhiều so với vẽ, nặn... truyền thần. Khi chế tác, chỉ một sai sót nhỏ cũng đủ làm cho cả bức tượng thành khúc gỗ bỏ đi. Từ ảnh trực diện được phóng to, người nghệ nhân phải tưởng tượng ra hình khối đường nét trong không gian ba chiều… Bên cạnh đó, theo cá nhân ông, người thợ đặc biệt cần sự mẫn cảm với nhân vật thì mới chạm trổ được hồn cốt của người đó.

Ông chia sẻ, khi chế tác, mỗi tượng Phật cũng phải mang một giá trị riêng, một thần thái riêng. Điều đó phụ thuộc vào bàn tay tài hoa và tâm hồn người tạc. Đây cũng chính là lý do mà những năm qua, khi rất nhiều xưởng đã áp dụng máy móc vào trong sản xuất nhưng riêng xưởng của ông vẫn làm thủ công, đục đẽo bằng tay. “Khi đầu tư máy móc vào thì lợi nhuận của tôi sẽ tốt hơn, nhưng tôi cho rằng nếu cứ để máy móc làm thay phần con người thì nghề nó sẽ mòn dần, người thợ người ta sẽ phụ thuộc nhiều vào máy. Do vậy, tôi đã quyết tâm không đầu tư máy móc, để mỗi người thợ làm thủ công, tạo ra mỗi sản phẩm có đặc tính riêng, đặc sắc riêng, kĩ thuật riêng thể hiện trí óc của mỗi người thợ”, nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc chia sẻ.

Hiện tại, xưởng của nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc đang có trên 30 lao động, trong đó khoảng 10 người đang học nghề. Ông luôn động viên, hướng dẫn chi tiết cho những người thợ, thực việc khoán sản phẩm để tăng thu nhập, tạo động lực làm việc. Ông quan niệm rằng, để có thể duy trì và phát triển nghề thủ công truyền thống thì những người thợ phải sống được bằng nghề. Vì thế, ông luôn nỗ lực để mở rộng xưởng sản xuất, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, trao truyền kỹ thuật điêu khắc cho những người thợ; đưa những sản phẩm điêu khắc Nhân Hiền đến gần với thị hiếu của khách hàng và thị trường, góp phần đưa làng nghề điêu khắc Nhân Hiền hướng đến phát triển bền vững…

Trải qua hơn 40 năm làm nghề, nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc đã trực tiếp dạy nghề tại xưởng cho hàng trăm người. Nhiều người thành nghề đã về phát triển xưởng riêng, có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung. Tại làng Nhân Hiền, có anh Hoàng Văn Kế là học trò ưu tú nhất của ông, đã được phong danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội năm 2015. Ông tâm sự rằng, khi mỗi học sinh của mình thành đạt hoặc lĩnh hội thêm các kinh nghiệm đều mang lại cảm giác hạnh phúc trong ông, bởi đó chính là đóng góp phần nào trong việc giữ gìn và phát huy giá trị điêu khắc gỗ Nhân Hiền./.

Với những gì đã cống hiến, nghệ nhân Nguyễn Văn Trúc được các cấp, ngành địa phương và Trung ương khen thưởng, biểu dương. Nổi bật là danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú năm 2013 và Nghệ nhân Nhân dân năm 2016 do Chủ tịch nước trao tặng. Nhưng đối với ông, điều quan trọng nhất chính là giữ gìn, phát triển được nghề truyền thống của làng, của cha ông, đồng thời, tạo được công ăn việc làm cho anh em, con cháu, người dân trong làng.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
Hà Nội: Đồng loạt tổ chức thu mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở nhiều địa phương

Hà Nội: Đồng loạt tổ chức thu mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở nhiều địa phương

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an thành phố Hà Nội và các đơn vị tổ chức thu nhận mẫu ADN cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng là thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính để đưa mẫu vào Ngân hàng Gen phục vụ tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ và tri ân tới các gia đình liệt sĩ.
Lãnh đạo quận Đống Đa đối thoại với các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện nhân dân trên địa bàn

Lãnh đạo quận Đống Đa đối thoại với các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện nhân dân trên địa bàn

(LĐTĐ) Ngày 19/9, quận Đống Đa tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024. Đồng chí Đinh Trường Thọ, Bí thư Quận ủy, đồng chí Nguyễn Anh Cường, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận và đồng chí Lê Tuấn Định, Chủ tịch UBND quận chủ trì hội nghị.
Thanh Oai: Hỗ trợ 42 hộ nghèo, cận nghèo xây, sửa nhà

Thanh Oai: Hỗ trợ 42 hộ nghèo, cận nghèo xây, sửa nhà

(LĐTĐ) Vừa qua, lãnh đạo huyện Thanh Oai đã trao kinh phí từ nguồn xã hội hóa của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai, hỗ trợ xây, sửa nhà cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện.
Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô

(LĐTĐ) Nhắc đến làng nghề bánh trung thu truyền thống ở Hà Nội, hẳn rằng cái tên Xuân Đỉnh (nay là phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sẽ hiển hiện trong suy nghĩ của nhiều người, đây là một trong những cái nôi của nghề làm bánh trung thu của Việt Nam.
Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng

Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng

(LĐTĐ) Trong không khí tự hào, hân hoan và đầy xúc động dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức Triển lãm 3D trực tuyến mang tên “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. Đây không đơn thuần chỉ là một sự kiện văn hóa thông thường, mà còn là cơ hội quý báu để công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, được đắm mình trong dòng chảy lịch sử hào hùng của mảnh đất nghìn năm văn hiến - Hà Nội.
Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt

Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt

(LĐTĐ) Đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các cơ sở Hội, các đơn vị, nhà hảo tâm tổ chức chương trình trao quà cho người dân đang bị ngập lụt do ảnh hưởng mưa lũ trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động