Người tiêu dùng đang mua thuốc và thực phẩm chức năng rất mạo hiểm!

(LĐTĐ) Mặt hàng duy nhất không ai mặc cả khi mua là thuốc, thực phẩm chức năng. Và đây chính là điều tạo ra siêu lợi nhuận, khiến người ta cố làm giả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xử lý dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị Y tế tại các bệnh viện Không để người bệnh “nằm chờ” thuốc…!

Ngày 23/8, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tổ chức buổi hội thảo “Thuốc giả và thực phẩm chức năng giả - Hiện trạng và giải pháp”.

Nguy hại đến sức khỏe, tính mạng

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Quang Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ chống hàng giả Việt Nam nhấn mạnh, thuốc và thực phẩm chức năng có ý nghĩa rất to lớn trong đời sống con người, là sản phẩm mà con người đưa trực tiếp vào cơ thể của mình để chữa bệnh và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để giảm nguy cơ bệnh tật.

Nhưng nếu sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng giả không những không có tác dụng mà còn nguy hại đến sức khỏe, tính mạng. Vì nó có tầm quang trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người nên các loại sản phẩm này phải được cơ quan chức năng quản lý, kiểm tra một cách chặt chẽ, nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng đang mua thuốc và thực phẩm chức năng rất mạo hiểm!
Toàn cảnh hội thảo.

Ttuy nhiên, thuốc giả và thực phẩm chức năng giả đã tồn tại rất lâu, gây ra không biết bao nhiêu hệ lụy và đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, công nghệ ngày càng tinh xảo hơn, nhưng các giải pháp để chống lại vấn nạn này đến nay vẫn chưa có hiệu quả cao.

Tham luận tại hội thảo, ông Trần Đức Đông, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) cho biết, công tác phòng, chống hàng giả nói chung luôn được Nhà nước quan tâm và về cơ bản, chúng ta đã có đầy đủ các chính sách phòng, chống thuốc và thực phẩm chức năng giả.

Tuy vậy trong thực tế, xu hướng buôn bán sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng giả có phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các đối tượng chuyển sang ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, qua đường bưu chính để vận chuyển, công khai mua bán trên môi trường mạng... Ông Đông cũng cho biết, dự báo thời gian tới, buôn lậu, gian lận thương mại nói chung và thuốc, thực phẩm chức năng giả nói riêng sẽ vẫn diễn biến phức tạp.

Đặt sản xuất hàng giả luôn từ nước ngoài

Còn theo ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường, hàng giả đã len lỏi đến mọi lĩnh vực, địa bàn, trong cả khâu sản xuất và kinh doanh. Sản phẩm bị làm giả có thể từ cuốn vở đến phân bón, thuốc trừ sâu, rồi nước hoa, mỹ phẩm, tổ yến, thực phẩm chức năng,... “Tất cả những gì có thể mang lại lợi nhuận đều có thể bị làm giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ”, ông Lê cho biết.

Người tiêu dùng đang mua thuốc và thực phẩm chức năng rất mạo hiểm!
Sản phẩm thật và giả qua phát hiện của lực lượng Quản lý thị trường.

Trong khi đó, hàng giả sản xuất trong nước thường có quy mô nhỏ vì luôn phải di dời cơ sở sản xuất để đối phó cơ quan chức năng, chủ yếu được làm giả, trà trộn trong các làng nghề...

“Nhưng nguy hiểm nhất không phải là hàng giả sản xuất trong nước, mà đặt sản xuất giả luôn từ nước ngoài rồi vận chuyển về. Nhiều đơn vị nhập khẩu, có tờ khai, nhưng thực tế là đặt làm giả ở nước ngoài, tinh vi hơn rất nhiều”, ông Lê nói.

Cũng theo ông Lê, nếu mua phải cái túi xách hay chiếc áo giả, người tiêu dùng cũng ảnh hưởng quyền lợi, thiệt hại kinh tế, nhưng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả thì khác, nguy hiểm hơn vì ảnh hưởng đến đến tính mạng, sức khỏe. Người bệnh dùng thuốc giả, cơ hội chữa bệnh mất đi, sức khỏe giảm sút. Với doanh nghiệp làm ăn chân chính, bị ảnh hưởng thương hiệu, nền kinh tế cũng bị giảm uy tín, khi chúng ta hội nhập mà sản phẩm bị làm giả sẽ khó thu hút đầu tư nước ngoài...

Nhưng giải quyết tình trạng này không đơn giản, vì lợi nhuận quá cao. “Mặt hàng duy nhất không ai mặc cả khi mua là thuốc, thực phẩm chức năng. Và đây chính là điều tạo ra siêu lợi nhuận, khiến người ta cố làm giả”, lời ông Lê.

Nói về giải pháp, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, bên cạnh việc nỗ lực đấu tranh chống hàng giả của các lực lượng chức năng, việc doanh nghiệp tự bảo vệ thương hiệu sản phẩm của mình, thì nâng cao ý thức toàn dân là một giải pháp hữu hiệu. Nếu dân vẫn mua tự phát, không qua kê đơn, thì cơ hội cho hàng giả, xâm phạm bản quyền, hàng kém chất lượng vẫn còn.

Làm giả cả tem chống giả

Bà Nguyễn Diệu Hà, Tổng Thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam nhìn nhận, nhiều năm qua, số lượng thuốc giả, xâm nhập vào hệ thống cung ứng thuốc và đến tay bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Trong số các mẫu thuốc tân dược bị làm giả thì đa số là kháng sinh và thường là những kháng sinh đắt tiền của các thương hiệu dược nổi tiếng.

Người tiêu dùng đang mua thuốc và thực phẩm chức năng rất mạo hiểm!
Các đại biểu dự hội thảo.

Theo bà Hà, thuốc giả được sản xuất khá tinh vi, chỉ có thể phát hiện những điểm khác nhau khi so sánh vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng, thuốc thật và giả khi để cạnh nhau, tuy nhiên điều này người tiêu dùng rất khó để phân biệt.

Để bảo vệ lợi ích khách hàng và uy tín của doanh nghiệp dược, nhiều công nghệ chống hàng giả đang được các công ty Dược phẩm áp dụng, tuy nhiên, hiệu quả mang lại không đạt được như mong đợi.

“Thật trái ngang khi công nghệ làm giả đã làm giả cả tem chống giả và còn đẹp hơn cả tem chống giả thật. Chúng tôi mong muốn rằng cùng với việc công nghệ thông tin ngày càng phát triển, cần nghiên cứu và phát triển công nghệ chống giả tiên tiến, hiện đại để giải quyết vấn đề chống hàng giả.

Song song với đó, các doanh nghiệp Dược cũng nên chủ động tiếp cận, ứng dụng các công nghệ chống giả phù hợp, có khả năng chống giả để bảo vệ uy tín thương hiệu của mình, cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng là trách nhiệm và sức mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc”, bà Hà bày tỏ.

Thảo luận về nguyên nhân, nhiều ý kiến cho rằng, trong thực tiễn, nhiều người tiêu dùng mua thuốc rất mạo hiểm, chẳng có đơn mà cũng không hiểu gì về xuất xứ hàng hóa, nhưng vẫn mua. Chính sự chủ quan, cẩu thả này của người tiêu dùng cũng là tạo cơ hội cho thuốc giả, thực phẩm chức năng giả tồn tại.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Xem thêm
Phiên bản di động