Người tiêu dùng Việt Nam đang nhanh chóng thích nghi với thanh toán số
Visa, công ty công nghệ thanh toán điện tử vừa công bố nghiên cứu mới nhất về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022, cung cấp thông tin về các phương thức, nền tảng và động lực của việc chi tiêu, thanh toán của người tiêu dùng sau Covid-19.
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho biết: “Đồng hành cùng người tiêu dùng bắt nhịp xu hướng thịnh hành, trong đó có các hình thức thanh toán số, chúng tôi hy vọng các phân tích từ nghiên cứu của Visa về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng sẽ hỗ trợ đối tác phát triển sáng kiến, đổi mới công nghệ, đọc vị hành vi của người dùng hậu Covid-19. Chúng tôi mong đợi một tương lai kỹ thuật số đầy tiềm năng cho cả người tiêu dùng và các đơn vị cung cấp dịch vụ tại Việt Nam”.
![]() |
Sự phát triển của người tiêu dùng “số” tại Việt Nam
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo nghiên cứu Thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2022 của Visa, tỉ lệ người dùng Việt sử dụng thanh toán bằng thẻ hoặc ví điện tử đã tăng trên mọi nhóm độ tuổi so với năm 2021.
Cụ thể: 66% người dùng thanh toán thẻ trực tuyến, 70% thanh toán ví điện tử trực tuyến hoặc trong ứng dụng - ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể so với mức 32% năm 2021.
Tương tự, tỉ lệ thanh toán bằng mã QR gia tăng vượt bậc, với 61% (năm 2022) so với mức 35% (năm 2021).
90% người được khảo sát đã thực hiện giao dịch thanh toán không tiền mặt (năm 2022), tăng cao so với mức 77% (năm 2021) và 77% tin rằng họ có thể không dùng tiền mặt trong 3 ngày.
Điều này cho thấy xu hướng nói không với tiền mặt của người tiêu dùng. Bằng chứng là năm 2022, họ đã mang theo ít tiền mặt hơn và ít sử dụng tiền mặt để thanh toán. Hai lý do phổ biến nhất khiến người dùng hạn chế mang tiền mặt là nguy cơ bị mất hoặc bị đánh cắp, và thực tế là ngày càng có nhiều doanh nghiệp tạo điều kiện và áp dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Tỉ lệ lựa chọn các phương thức thanh toán kỹ thuật số cũng ngày càng gia tăng. Theo thông tin từ nghiên cứu, 90% người tiêu dùng Việt quan tâm đến hình thức ngân hàng số. Tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam là rất lớn, vì hiện chỉ có 30% người trưởng thành sử dụng dịch vụ này. Khi giá trị thanh toán kỹ thuật số được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới, các doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội đầy tiềm năng để mở rộng dịch vụ kinh doanh ở thị trường trong nước.
Covid-19 đã tạo ra nhiều thói quen sinh hoạt mới
Bước sang năm 2023, người tiêu dùng ghi nhận các xu hướng sinh hoạt mới hậu Covid-19, bao gồm việc chi tiêu tại các điểm bán lẻ và quản lý tài chính.
Nghiên cứu cho thấy người dùng tại Việt Nam đã sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà nhiều hơn, trong đó thanh toán trước khi giao hàng qua các phương thức trực tuyến là phổ biến nhất. Nhìn chung, 85% người tiêu dùng đã sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà lần đầu tiên trong thời kỳ đại dịch. Trong tương lai, họ kỳ vọng 80% giao dịch sẽ được thực hiện trực tuyến và nhận hàng tại nhà. Việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến và giao hàng tận nhà sẽ là lợi thế để các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
Những thói quen mua sắm mới cũng được ghi nhận, với 64% người tiêu dùng có xu hướng tích trữ thêm thuốc men và vitamin để duy trì sức khỏe. Tương tự, 64% người tiêu dùng mua sắm trên các nền tảng trực tuyến lớn và doanh nghiệp hộ gia đình. Những thói quen chi tiêu này đã phần nào phản ánh xu hướng toàn cầu sau Covid-19 là sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và phần lớn người tiêu dùng đón nhận các hành vi mua sắm mới .
Trong khi đó, sự thay đổi thói quen tiết kiệm và chi tiêu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đáp ứng các hành vi khác nhau của người tiêu dùng. Theo nghiên cứu, 80% người được khảo sát cho biết họ đang tiết kiệm nhiều hơn cho tương lai, 78% muốn lập kế hoạch và theo dõi chi phí hằng tháng chặt chẽ. Điều này cho thấy người dùng ngày càng ý thức hơn về trách nhiệm tài chính, cũng như chú trọng thiết lập ngân sách hằng tháng cho chi tiêu gia đình. Như vậy, người dùng có khả năng giảm chi tiêu cho một số mặt hàng và các doanh nghiệp cần lường trước sự chuyển dịch này.
Mặt khác, doanh nghiệp có thể tập trung vào các lĩnh vực mà người tiêu dùng có kế hoạch gia tăng chi tiêu, như hàng tạp hóa, thời trang và quần áo, nghỉ dưỡng tại chỗ (staycation) hoặc du lịch nội địa. Một ví dụ khác về những thói quen đang thay đổi này là phần lớn người tiêu dùng đã quay lại du lịch kể từ đầu năm 2022, chủ yếu chuyến đi trong nước để thư giãn. Trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ cần bắt kịp với những thay đổi liên tục đang và sẽ diễn ra trong hành vi của người tiêu dùng.
“Thanh toán kỹ thuật số tiếp tục trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng tại Việt Nam, thể hiện qua dữ liệu của mạng lưới VisaNet trong 3 tháng đầu năm 2023, khi tổng giá trị giao dịch thanh toán trên thẻ Visa tại Việt Nam đã tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022 và thanh toán trực tuyến cũng tăng trưởng theo đó. Đồng thời, doanh số thanh toán xuyên biên giới cũng tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước,” bà Đặng Tuyết Dung chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
Tiêu dùng 18/04/2025 21:27

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025
Tiêu dùng 10/04/2025 06:50

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024
Tiêu dùng 06/04/2025 19:30

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 31/03/2025 06:34

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số
Tiêu dùng 28/03/2025 06:21

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Tiêu dùng 27/03/2025 17:26

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện
Tiêu dùng 23/03/2025 12:59

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
Tiêu dùng 21/03/2025 15:37

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!
Tiêu dùng 20/03/2025 11:21

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
Tiêu dùng 14/03/2025 22:18