Người “truyền lửa” góp phần bảo tồn Làng cổ Đường Lâm

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống của Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Kiến trúc sư Khuất Văn Thắng đã sáng lập nên Đoài creative - một không gian văn hóa sáng tạo chứa đựng hơi thở văn hóa truyền thống.
Người mang sơn mài bước qua “cánh cửa hẹp” Bí thư Thành ủy Hà Nội khảo sát tại Làng cổ Đường Lâm Bảo tồn và khai thác giá trị làng cổ Đường Lâm Nữ hiệu trưởng mang tâm huyết với sự nghiệp trồng người

Tôi gặp nhà thiết kế cảnh quan, nhà vườn, nhà gỗ Khuất Văn Thắng trong một buổi sáng đầu đông, sau khi anh vừa thực hiện xong dự án Triển lãm “Cộng đồng số 01” tại làng cổ Đường Lâm. Đây là một triển lãm mà anh Thắng và những người bạn đồng hành đã ấp ủ từ lâu, nơi trưng bày các tác phẩm ký họa về Đường Lâm được triển khai từ năm 2013 và những cấu kiện nhà cổ Việt Nam được sưu tầm trong hơn 13 năm với mong muốn đem những giá trị văn hóa và kiến trúc của Làng cổ Đường Lâm nói riêng, Việt Nam nói chung đến gần hơn với công chúng.

Trò chuyện với anh Thắng, thấy được tình yêu với làng cổ toát ra từ từng lời nói, câu chuyện và ánh mắt của anh, tôi cứ ngỡ, hẳn anh phải là một người con đã được sinh ra và gắn bó với làng nhiều năm. Nhưng hóa ra không phải như vậy. Anh Thắng sinh ra và lớn lên trong một gia đình điển hình với bố anh là một cán bộ và mẹ anh là một nhà giáo tại Hà Nội.

Người “truyền lửa” góp phần bảo tồn Làng cổ Đường Lâm
Anh Thắng dạy trẻ em làm diều từ những chất liệu cũ. (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Công việc của một nhà thiết kế cảnh quan giúp anh có điều kiện đi nhiều nơi, ngắm nhiều phong cảnh trên mọi miền Tổ quốc. Năm 2009, trong một chuyến được lên làng cổ Đường Lâm chơi, anh đã bị vẻ đẹp của đất và người nơi đây chinh phục. Nơi đây rất tuyệt nó thực sự thu hút anh khi tìm hiểu những ngôi nhà cổ cũng như những người thợ làm nhà còn sót lại trong làng.

Cơ duyên đến với anh khi gặp anh của một người bạn sinh sống ở đây, họ đã giới thiệu để anh mua được một mảnh đất mở xưởng, bắt đầu cho một câu chuyện yêu thích là phục dựng nhà cổ tại Đường Lâm. Anh đã đưa vợ con về đây ngay sau thời điểm đó, mẹ anh không ủng hộ việc đó lắm nhưng anh thì ngược lại vì anh thấy nơi đây rất phù hợp với sự phát triển và nuôi dưỡng tâm hồn của những đứa trẻ.

Khi các con lớn dần, có thời gian hơn anh mới mở quán bếp làng để chị Na (vợ anh) được thỏa mãn đam mê. “Bếp làng” là một quán ăn mang đậm phong cách làng cổ qua đôi bàn tay khéo léo của chị Na với những món ăn mà chỉ cần thưởng thức một lần du khách sẽ nhớ mãi như gà Mía, thịt quay đòn, cá kho, cỗ sen… những thức uống mang đậm nét quê làng Việt như nước dâu, nước sấu… hai cậu con trai, anh xin cho học tại trường Tiểu học và THCS Đường Lâm, những ngôi trường mà sau này đã gắn bó với tuổi thơ của các con anh, có những trải nghiệm quý giá mà theo anh thì “các cháu chỉ có 1 lần trong đời làm trẻ thơ, nếu vẫn để các cháu học ở thành phố thì sẽ không bao giờ có được”.

Sau thành công của “Bếp làng” và NoK Studio, anh Thắng vẫn ấp ủ có thêm không gian để lan tỏa cái hay, cái đẹp của văn hóa làng Việt, văn hóa Đường Lâm theo một cách khác. Đó là lý do Đoài Creative ra đời với sứ mệnh tái sinh và phát triển các giá trị văn hóa tại Đường Lâm, thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật và sáng tạo. Thiết kế của Đoài dựa trên nét đặc trưng của căn nhà 7 gian, là sự kết tinh của những chất liệu quen thuộc với làng quê miền Bắc như gỗ, tường đắp đất, mái ngói ta… Từ đó, tạo lên một không gian mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi nhưng đồng thời vẫn giữ được yếu tố thẩm mỹ và sự tinh tế trong kiến trúc.

Hiện nay, Đoài Creative đã đi vào hoạt động được khoảng 5 tháng, và nhận được sự ủng hộ tích cực từ mọi người. Các sản phẩm chủ yếu của Đoài Creative là việc sáng tác trên các chất liệu thân thiện và gần gũi với Đường Lâm như: Ngói cổ, giấy mộc bản, điêu khắc trên gỗ, vẽ trên nón lá... Du khách khi đến Đoài Creative, có thể trải nghiệm rất nhiều các hoạt động khác nhau như: vẽ ngói, làm tranh, điêu khắc, làm diều, làm đèn trung thu...

Điều đặc biệt trong các quy trình sáng tạo tại Đoài Creative chính là chất liệu thân thiện và luôn mang dấu ấn truyền thống. Ví dụ như những chiếc ngói cổ tại Đường Lâm, thay vì dỡ chúng và bỏ đi, giờ đây ta có thể tận dụng chúng là nguyên liệu sáng tác, đồng thời giúp mọi người cảm nhận rõ nét hơn về các giá trị đặc trưng tại Đường Lâm.

Người “truyền lửa” góp phần bảo tồn Làng cổ Đường Lâm
Anh Thắng và các đồng nghiệp trong chương trình Sự kiện ký họa Đường Lâm. (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Hoặc như những nguyên liệu hay sản phẩm rất lấy làm gần gũi trong dân gian Việt Nam như giấy dó, diều, đèn trung thu, khắc gỗ trên mộc bản... Đoài Creative luôn luôn không ngừng tìm kiếm và phát triển thêm các chất liệu, cũng như đa dạng các hoạt động, giúp mọi người có thể tiếp cận các giá trị văn hóa và nghệ thuật một cách hào hứng và chủ động. Bên cạnh đó, nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của mọi người khi đến đây, đội ngũ của Đoài luôn có những bạn trợ lý làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật, hỗ trợ các bạn tạo nên tác phẩm của chính mình.

Đối với anh Thắng, cái được lớn nhất sau 13 năm gắn bó với làng là sống được với những giá trị mình yêu thích theo đuổi và mình sống được với nghề. Chọn cách sống chậm lại giúp mỗi ngày trôi qua, anh lại cảm nhận thêm được những góc mới mẻ ở một ngôi làng xưa cũ.

“Mình được đến nơi đây, tạo dựng được một trong những không gian thông qua sự kế thừa từ đi sản đó là điều tuyệt vời. Mình luôn mong muốn sẽ cùng những người dân nơi đây dựng xây giữ gìn những giá trị tốt đẹp của vùng đất này. Thông qua du lịch sẽ có nhiều người đến để hiểu về ngôi làng, không gian này sẽ luôn là những thông điệp đẹp đẽ gửi Đường Lâm đi muôn nơi”, anh Thắng chia sẻ.

Phạm Hảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động