Người "vác tù và" tuyên truyền phòng, chống Covid-19

(LĐTĐ) Những ngày toàn dân vào "cuộc chiến" chống Covid-19, người dân xã Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì) lại nghe thấy giọng phát thanh truyền cảm của anh Phan Văn Toán trên loa truyền thanh xã. Với thời lượng phát thanh dày đặc kể từ khi dịch quay trở lại, người phát thanh viên với thương tật 30% này đã vượt qua những cơn đau hành hạ khi trái gió, trở trời, dốc hết sức mình với từng bản tin tuyên truyền chống dịch.
Những cuộc chiến “thầm lặng” sau cánh cửa phòng mổ Chuyện chàng sinh viên làm nhiều việc tốt Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

"Tiếng nói" thân quen của người dân

Nhiều năm nay, người dân Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì) đã quá quen thuộc với giọng đọc truyền cảm, dõng dạc của anh Phan Văn Toán trên hệ thống loa truyền thanh xã. Nhờ sự tận tụy, tâm huyết với nghề, anh đã thổi hồn vào mỗi bản tin của đài truyền thanh xã, đưa chiếc "loa xã" trở thành người bạn quen thuộc của mỗi người dân địa phương. Ngày nào cũng vậy, không kể ngày nghỉ hay ngày lễ tết, không kể nắng hay mưa, cứ đúng đến "giờ đài" là anh lại có mặt tại Ủy ban nhân dân xã để tiếp sóng phát thanh của đài huyện và điều hành lịch phát sóng của đài xã.

Những ngày toàn dân vào "cuộc chiến" chống Covid-19, anh Toán lại càng bận rộn hơn. Anh cho biết, từ ngày 27/4, đài xã đã nâng lên 4 buổi phát thanh trong ngày với 60% thời lượng phát thanh có nội dung về công tác phòng, chống dịch; tuyên truyền các Chỉ thị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; các khuyến cáo của Bộ Y tế, tin tức về tình hình dịch bệnh…

Người
Vượt qua những cơn đau hành hạ khi trái gió, trở trời, anh Phan Văn Toán dốc hết sức mình với từng bản tin tuyên truyền chống dịch Covid-19

Cái khó trong công tác biên tập tin, bài để phát thanh, đó là việc tuyên truyền pháp luật về những hành động vi phạm trong phòng, chống dịch như không đeo khẩu trang, trốn tránh cách ly, hay việc sử dụng những thông tin không chính xác trên mạng xã hội không đơn giản. Trong những chiến dịch tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn... anh đều tham gia viết bài và trực tiếp đọc trên loa truyền thanh xã. Những câu từ giản dị, mộc mạc nhưng gần gũi của anh dễ dàng đi vào lòng những người dân trong xã, để người dân dễ tiếp thu và từ đó thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. Anh Toán chia sẻ rằng, làm phát thanh khó ở chỗ là làm sao cho mỗi câu từ đọc lên người dân có thể nghe và hiểu được, chứ không phải là cách viết chau chuốt nhưng tối nghĩa.

"Với địa bàn dân cư rộng, trình độ trí thức không đồng đều, nên việc làm sao mọi người dân nghe đều hiểu, đều biết mới là điều cần thiết của người biên tập, phát thanh. Tôi thường lồng các văn bản luật, những điều lệ, chuyện xử phạt vào những câu chuyện nho nhỏ, những gương thực tế để mọi người dễ nắm bắt, như vậy, việc tuyên truyền mới hiệu quả. Các văn bản, điều lệ luật thường khó để mọi người cùng hiểu, cùng nhớ, nên cần chú trọng phát đi phát lại kèm với những thông tin cập nhật. Có thể mọi người không thuộc điều nào, chương bao nhiêu nhưng cũng sẽ hiểu là làm gì trong lúc chống dịch là vi phạm pháp luật", anh Toán chia sẻ.

Để có được thời lượng phát thanh từ 20 đến 30 phút, công việc của anh Toán chẳng hề nhàn nhã. Chuyện thức khuya, dậy sớm cũng là chuyện cơm bữa. Anh lý giải: "Bởi trong những thời điểm căng thẳng như thế này, các cấp lãnh đạo còn họp hành cả ngày, báo chí nửa đêm vẫn tác nghiệp… thì việc tôi chờ cho đến khi có thông tin chính thức để làm bản tin bất kể ngày đêm cũng là chuyện bình thường".

Ngoài những chương trình phát trên đài phát thanh, anh Toán cũng tự mình soạn những bản tin phòng, chống dịch Covid-19 để sử dụng trên hệ thống xe lưu động. Anh cho biết, với những bài sử dụng cho xe lưu động sẽ khó hơn nhiều so với bài phát thanh, bởi đặc điểm xe lưu động là di chuyển, nên các tin, bài sử dụng phải ngắn, gọn và cực kỳ dễ hiểu để tránh việc người nghe chưa hết nội dung thì xe đã lướt đi.

Với những nỗ lực không ngừng, ăn, ngủ với các bản tin, từ 27/4 đến 27/5, anh Toán đã biên tập được 40 chương trình gốc, viết được 77 tin/bài và khoảng 130 văn bản, tài liệu liên quan đến dịch Covid-19. Anh cũng thực hiện 18 file âm thanh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh.

"Nhận thấy bà còn ngày càng lắng nghe, đón chờ giờ phát thanh, tôi rất hạnh phúc và vui mừng. Qua những thông tin về dịch, ý thức và tinh thần chống dịch của bà con cũng lên rất cao. Ví dụ như trong thời điểm cao trào về chống dịch, chỉ cần nhìn thấy xe có biển số lạ là bà con đã gọi điện ngay lên cho chính quyền để xác minh và làm rõ", anh Toán chia sẻ.

Khó khăn không lùi bước

Sinh năm 1976, anh Phan Văn Toán tốt nghiệp trung cấp ngành điện, nhưng do năng nổ, nhiệt tình, đam mê phong trào đoàn, đội, nên anh được bầu làm Phó Bí thư Đoàn thanh niên xã Vĩnh Quỳnh. Năm 2002 khi anh được bổ nhiệm làm Trưởng Đài truyền thanh xã.

Tháng 12/2004, một tai nạn bất ngờ ập đến. Trong lúc đi sửa đường dây truyền thanh tại tổ dân phố Quỳnh Lân, anh bị tai nạn điện với thương tật 30%. Sau 6 tháng điều trị, mặc dù vết thương vẫn để lại di chứng, thường đau đớn mỗi khi trái gió, trở trời, nhưng anh vẫn quyết tâm quay lại với đài truyền thanh xã, tiếp tục dành chọn tâm huyết, thực hiện công tác tuyên truyền của mình.

Người
Anh Phan Văn Toán thực hiện bản tin phòng, chống dịch trên xe lưu động

Không học qua trường lớp báo chí, phát thanh, nhưng niềm đam mê đã đưa anh đến với "duyên nghề". Những câu chuyện, những thông tin phát trên hệ thống loa xã do anh biên tập và đọc đã ngày càng trở thành thân thuộc của bà con trong xã. Công việc của đài phát thanh xã tưởng chừng như nhàn nhã, chỉ ngày hai buổi phát thanh sớm chiều, nhưng để có những buổi phát thanh ấy là những giờ anh đọc, chọn lọc văn bản và biên tập, làm cho những văn bản khô cứng trở nên dễ hiểu, dễ gần với bà con lại không mất đi những ý, những điều muốn truyền đạt.

Anh chia sẻ, những ngày đầu làm phát thanh gặp không ít khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất, không đủ trang thiết bị, hệ thống loa lại hay gặp trục trặc... trong khi mức phụ cấp, hỗ trợ cho cán bộ đài xã lại quá thấp. Mặt khác do đặc điểm địa hình xã rộng, lúc bấy giờ đường giao thông đi lại khó khăn, bên cạnh đó trình độ dân trí không đồng đều nên việc đưa thông tin tuyên truyền, đưa đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân để người dân hiểu và làm theo là điều hết sức quan trọng.

Nhận thức rõ điều đó anh đã không ngại khắc phục những khó khăn, đảm bảo cho tiếng nói của Đảng đến được với người dân thông qua sóng phát thanh. Những ngày trời mưa gió hệ thông truyền thanh, loa bị hỏng anh phải lặn lội tới từng xóm để khắc phục sự cố, sửa loa, có khi phải tháo gỡ, mang về sửa rồi hôm sau lại mang lắp đặt lại.

Làm công tác phát thanh như một niềm say mê, cũng có nhiều người thắc mắc sao anh Toán cứ mãi gắn bó với công việc buồn tẻ và chẳng "lợi lộc" đó, nhưng anh cho biết, đơn giản nơi nào cần là anh sẽ hết mình, như thế anh mới thấy mình sống có ý nghĩa.

Gần 20 năm gắn bó với công việc đài truyền thanh cơ sở, anh Phan Văn Toán luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề để chuyển tải kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa cấp ủy chính quyền cơ sở với người dân, góp phần xây dựng quê hương Vĩnh Quỳnh sớm trở thành phường trong thời gian sớm nhất. Với phương châm 3 tốt: "Tuyên truyền tốt, củng cố tốt, quản lý tốt" và lòng nhiệt huyết của mình, anh Toán đã vượt qua mọi khó khăn, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Những ngày này khi cả nước căng mình chống dịch, người dân xã Vĩnh Quỳnh dường như yên tâm hơn mỗi khi nghe thấy giọng của anh Phan Văn Toán trên mỗi bản tin sáng, trưa, chiều, tối; qua đó, bà con tin tưởng hơn vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong "cuộc chiến" không tiếng súng này, để cùng đồng lòng nâng cao tinh thần chống dịch.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

Chuyện về người cán bộ Công đoàn tâm huyết

(LĐTĐ) Làm doanh nghiệp đã khó, tham gia công đoàn lại đảm đương chức Chủ tịch công việc còn bộn bề và khó hơn nhiều. Song vượt qua tất cả, anh Mã Chí Linh Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng Đại Phú Phát đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Minh chứng sinh động nhất, anh là một trong những Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội vinh danh.
Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

Khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh bằng đổi mới, sáng tạo trong cách dạy

(LĐTĐ) Mới đây, tại vòng chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hoài Đức tâm huyết, sáng tạo” năm 2024, thầy Phùng Chí Tân - giáo viên Trường THCS Vân Canh đã xuất sắc giành giải Nhất. Đây là hội thi do Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức.
Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

Cô Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non hết mình với nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Quyên - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Nam Tiến B, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, luôn nhiệt tình và đi đầu trong công việc, thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành giáo dục huyện, nhà trường phát động…
Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Anh Ngô Minh Khôi, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Tô Hiệu (Liên đoàn Lao động huyện Thường Tín) đã được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tặng Bằng khen “Thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và hoạt động Công đoàn năm học 2023-2024”.
Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

Nữ bác sĩ 9X nhiệt huyết, đam mê nghiên cứu khoa học

(LĐTĐ) Bác sĩ Dương Thị Trà Giang (bác sĩ nội trú tại Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), luôn được đồng nghiệp và bệnh nhân quý mến khi mang trong mình sự nhiệt huyết với nghề y và lòng đam mê nghiên cứu khoa học. Với nhiều sáng kiến y khoa xuất sắc, chị đã góp phần chăm sóc sức khỏe sản phụ và thai nhi, được vinh danh là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Chuyện về một giáo viên giàu lòng nhân ái

Chuyện về một giáo viên giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Cô Trịnh Thị Vinh - giáo viên Trường Mầm non Hương Sơn B (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) là một người luôn năng nổ, nhiệt tình và chủ động trong công việc, hết lòng với học sinh thân yêu. Cô cũng là người tích cực với hoạt động thiện nguyện để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.
Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc

Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã hết mình với công việc

(LĐTĐ) Với 64 tuổi đời, 41 năm tuổi Đảng, hơn 30 năm trải nghiệm qua nhiều cương vị công tác; ông Nguyễn Trung Tuyến - Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn phát huy tốt vai trò, cùng tập thể vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

(LĐTĐ) Gắn bó với doanh nghiệp từ ngày đầu thành lập và trong gần 30 năm qua, đồng chí Vũ Thúy Nga - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Trung Thành (thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai), đã nỗ lực, tâm huyết đưa tổ chức Công đoàn đồng hành với sự phát triển của Công ty; khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo môi trường làm việc vui vẻ, đoàn kết, thân thiết.
Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

Người hiến đất mở đường, xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Con đường nối liền thôn xóm được bê tông hóa, rộng, sạch, đẹp mang đến niềm vui không nhỏ cho người dân thôn Chân Chim (xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Để có được con đường này, anh Nguyễn Văn Hanh (chủ trang trại Minh Phú, thôn Chân Chim, xã Phúc Lâm) cùng gia đình đã người tiên phong hiến đất mở rộng đường xây dựng nông thôn mới.
Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Mạnh dạn phát triển mô hình kinh doanh tổng hợp, anh Bùi Quang Nam (xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm cho hàng chục lao động và giúp đỡ nhiều hộ khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm. Anh được vinh danh “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động