Người viết tản văn như tình ca

(LĐTĐ) Hiền lành và giản dị. Chân thành và ấp ủ. Cảm giác người viết như sẵn sàng nhỏ lại để những thanh âm dù là vi tế, những hình ảnh dù đã lỡ nhạt nhòa, những yêu thương dẫu là bé bỏng có thể vỡ òa yêu thương. Ấy là những tản văn như tình ca mà người viết thì thầm hát còn người đọc thấm tháp tự bao giờ ngỡ đâu tình ca ấy là của chính mình, hôm nay, ngày mai hay là hôm qua những buổi yêu thương chập chững cuộc đời. Yêu thương nào không thôi những khát khao?
Đôi bàn chân của má Hành lý cuộc đời Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Đừng ngạc nhiên khi tôi đang nói về cuốn sách "Sông Hồng hát" của tác giả Lê Minh, người viết tản văn như tình ca, hay bạn có thể ví von người viết tình ca bằng tản văn, điều đó tùy thuộc vào tự do của bạn.

Từ những ngày đầu dấn thân vào trò chơi sáng tạo, Lê Minh đã đem lòng yêu tản văn như tình yêu của mùa hè dành cho những cơn mưa. Có lúc vồn vã, có lúc ngập ngừng, nhưng sự bền bỉ thì đã đeo đẳng Lê Minh khiến những con chữ của anh biết hát.

Người viết tản văn như tình ca

Với 38 tản văn vừa đủ xinh xắn, lần đầu tiên Lê Minh trình diễn những âm hưởng trữ tình, những nhớ thương, những xưa cũ, những Ngôi nhà xưa, những Tình người tri kỷ, những Hương vị quê xưa hay dẫu chỉ là bông hoa bồ công anh bé nhỏ, tất cả đều đẹp và xúc động.

Không cầu kỳ uốn nắn, không khoa trương lộng lẫy, vẻ đẹp trong câu chữ của Lê Minh lại chính là vẻ đẹp thẩm thấu từ trái tim anh. Tôi cho rằng đó là sự vô giá của văn chương.

Quán xuyến trong toàn bộ 38 tản văn nhỏ là hơi thở của quê hương, tiếng vọng của quá khứ, là sân ga nơi cha mẹ anh chờ nhau đợi nhau, là dọc bờ đê có những bông hoa bồ công anh bay lên, là Hà Nội… Và đặc biệt sông Hồng cùng Hà Nội trong tản văn của Lê Minh đã trở thành một thứ một thứ tín ngưỡng. Thứ tín ngưỡng của một người con yêu đất mẹ như những cánh hoa bồ công anh kia yêu gió trời.

Tôi luôn có cảm giác người viết ra những dòng cảm xúc ấy, những bản tình ca ấy chỉ là một cậu bé bị thời gian bỏ quên. Tại sao ư? Dù viết về góc phố, hàng cây, hoàng hôn hay bóng đêm, tác giả Lê Minh đều đặt bút bằng sự hiền lành, bằng sự thật thà tử tế đến độ tôi thấy "tội nghiệp". Và vì thế, "Sông Hồng hát" như một tổ hợp của những tình ca ước nguyện.

Trung thực mà nói, để đào sâu vào những chiều viết thì "ông nhà văn" kia đôi lúc chữ nghĩa cũng phải "mánh khóe" một tí, "phường xã" một tí "ngang tàng" một tí. Nhưng cách của Lê Minh là cách đưa người đọc vào một chốn nương náu tin tưởng nhất, bình an nhất. Đọc mà chẳng bao giờ phải thắc thỏm, dù đó là những kỷ niệm buồn bã tái tê. "Tôi luôn muốn mình được tìm về với vị quê xưa, ấy là những lúc mệt mỏi hay buồn phiền... cũng có đôi khi ngay cả những lúc tôi đang vui vẻ hay hạnh phúc cũng vậy. Vị quê xưa luôn khiến tôi thấy được sự dễ chịu... thư thái trong tâm hồn, như được tựa lòng mình vào đó để mà cảm nhận lại được sự ấm áp, sự gần gũi, cảm nhận được cả yêu thương ấy của một thời đã xa..." - "Hương vị quê xưa".

Đề tài mà nhà văn Lê Minh viết không phong phú. Nhưng anh lại biết cách làm phong phú chính mình. Ấy là dường như tất cả những tản văn anh viết kiểu gì nó cũng có căn cớ, gốc rễ từ Hà Nội. Nói chán nói chê rồi rồi Hà Nội lại hiện hữu, một Hà Nội vốn đã hoài tưởng khi lưu trú trong văn anh lại thêm trầm mặc kiệm lời. Và dường như, khi tất cả mọi thứ kiệm lời thì lúc ấy "Sông Hồng hát" lại phù hợp hơn bao giờ hết:

"Khi hạt phù sa bật khóc, là lúc con vừa rời lòng mẹ. Hoe đỏ như bùn non, nhuốm phù sa sông Hồng. Từ đáy sông, con mang trong mình cuộn trào, những khát khao và cả những ngọt ngào của dòng sông đang hát..." - "Sông Hồng hát".

Người viết tản văn như tình ca
Từ góc độ một độc giả, "Sông Hồng hát" là bản tình ca tràn đầy dư vị châu thổ mà một người con xa xứ gửi về tặng quê hương, người thân và bằng hữu...

Từ "Hà Nội tình yêu" đến "Cảm xúc mùa đông" rồi ngay cả khi viết về Trường Sa, viết về cuộc chia tay của cha mẹ "Nơi hai đầu nỗi nhớ", kể cả khi "Có những mùa thu chín" thì Hà Nội cứ rưng rưng, miên man như "Tình yêu của hắn".

38 tản văn trong tập là 38 tản văn đã được đăng tải rải rác trên nhiều báo và tạp chí. Bạn đọc yêu mến văn chương nói chung và tản văn nói riêng hẳn cũng đã biết ít nhiều về Lê Minh. Một số tác phẩm của anh được trích giảng và đưa vào làm tài liệu thi bộ môn văn học ở một số nhà trường.

Từ góc độ một độc giả, tôi cho rằng, "Sông Hồng hát" là bản tình ca tràn đầy dư vị châu thổ mà một người con xa xứ gửi về tặng quê hương, người thân và bằng hữu. Điều đó đẹp biết bao!

Hãy hát cùng Lê Minh trong những bộn bề cảm xúc! Nếu tản văn là một món ngon trong bữa tiệc văn chương thì “Sông Hồng hát” là một thức uống nồng nàn. Tôi hy vọng, khi đã đọc đến những dòng này chắc hẳn bạn sẽ đọc đến những dòng cuối cùng của cuốn sách.

Tin hay không vẫn phụ thuộc vào sự tự do của bạn!

Hồ Huy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Xem thêm
Phiên bản di động