Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân

Chiều 29/11, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023 đã diễn ra phiên Hội thảo chuyên đề “Thành phố thông minh tại Châu Á” và tọa đàm Xây dựng đô thị thông minh, kết nối, phát triển - Tầm nhìn của lãnh đạo. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự Hội thảo.
Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh Hà Nội phát triển giao thông thông minh để chống ùn tắc

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, hầu hết sự tăng trưởng của châu Á đều đã, và sẽ tiếp tục, diễn ra tại khu trung tâm đô thị với hơn 2 tỷ người đang sinh sống tại các đô thị.

Tốc độ đô thị hóa nhanh cũng đi kèm với các thách thức tiềm tàng về những vấn đề quan trọng như ùn tắc giao thông, chất lượng nước. không khí, nghèo đói, bất bình đẳng, cách biệt giữa thành thị - nông thôn, vấn đề về an ninh, an toàn cho người dân.

Để giải quyết các vấn đề trên, theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố tầm quan trọng của việc áp dụng các giải pháp công nghệ số nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận dịch vụ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân từ khu vực thành thị đến nông thôn, tạo ra những không gian sống, làm việc và học tập rộng hơn, gắn liền với nhiều tiện ích và sáng tạo. Sự tăng trưởng của mỗi đô thị sẽ dựa trên phát triển xanh, bền vững và lấy người dân làm trung tâm

Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại Hội thảo.

"Hà Nội sẽ hướng tới mục tiêu chung của sự phát triển đô thị thông minh, trong đó lấy người dân làm trung tâm, xây dựng một Châu Á phát triển xanh, hài hòa bền vững", Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết.

Trong khuôn khổ Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, Hội thảo đã nhận được chia sẻ từ các diễn giả, nhà khoa học, chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước. Các nội dung chia sẻ, thảo luận của các diễn giả, chuyên gia gợi mở, cung cấp thêm nhiều thông tin, kinh nghiệm về chiến lược, giải pháp xây dựng thành phố thông minh tại khu vực và thế giới.

Chia sẻ về công tác phát triển khu đô thị thông minh trên địa bàn, ông Luyện Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, Hà Nội có tiềm năng phát triển khu đô thị thông minh. Quy hoạch Hà Nội định hướng phát triển không gian theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh. Việc phát triển các khu đô thị theo mô hình đô thị thông minh là yêu cầu tất yếu, phù hợp xu thế chung, đảm bảo sự phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội.

Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân
Ông Non Arkaraprasertkul khẳng định, nguyên tắc để xây dựng thành phố thông minh cần tập trung vào các cư dân của thành phố.

Trên cơ sở đó, năm 2017, Thành phố đã triển khai một số thành phần cơ bản của đô thị thông minh trên nền tảng ứng dụng những công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng 4.0; thí điểm và mở rộng triển khai một số ứng dụng thông minh, gồm: Giao thông công cộng thông minh (IPARKING, vé điện tử, camera giám sát), hệ thống quan trắc môi trường không khí, hệ thống quan trắc chất lượng nước, mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm...

Giai đoạn từ 2018-2020, Hà Nội đã hình thành cơ bản các thành phần cốt lõi của thành phố thông minh. Điển hình như thành phố tập trung xây dựng và phát triển nền tảng của chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số; phát triển thương mại điện tử tạo tiền đề cho hình thành kinh tế số trong tương lai. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển hiện đại, an toàn, vùng phủ dịch vụ rộng, trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển mạng 4G. Cung cấp dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công thống nhất toàn thành phố.

Thực hiện Chương trình số 03-Ctr/TU ngày 17/3/2021, trong đó có nội dung giao Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì nghiên cứu, triển khai đầu tư xây dựng 02 đến 03 khu đô thị mới theo định hướng đô thị thông minh (gồm: dự án Thành phố thông minh tại các xã Hải Bối và Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh; dự án Khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ - Vinhomes Park tại các phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm; dự án Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, huyện Đông Anh)...

Các diễn giả trong và nước ngoài đã nhấn mạnh các giải pháp triển khai xây dựng thành phố thông minh. Trong đó, ông Kok-Chin Tay, Chủ tịch - Smart Cities Network, Giám đốc Điều hành (ASEAN) - Smart Cities Council chia sẻ thông tin về nghiên cứu điển hình về xây dựng thành phố thông minh và bền vững. Ông Kok-Chin Tay nhận định, ASEAN là khu vực dẫn đầu về xây dựng thành phố thông minh với nền tảng là công nghệ gồm internet, điện thoại thông minh và trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh việc tập trung vào các xu hướng công nghệ thì yếu tố con người cần phải được ưu tiên.

Nguyên tắc xây dựng thành phố thông minh là phục vụ nhu cầu của cư dân
Tọa đàm Xây dựng đô thị thông minh, kết nối, phát triển - Tầm nhìn của lãnh đạo.

Đồng tình với quan điểm này, ông Non Arkaraprasertkul, chuyên gia cao cấp của Digital Economy Promotion Agency (DEPA - Cục Xúc tiến Kinh tế số) Thailand khẳng định, nguyên tắc để xây dựng thành phố thông minh cần tập trung vào các cư dân của thành phố, phục vụ nhu cầu của cư dân là yếu tố cốt lõi chứ không chỉ hệ thống công nghệ thông minh. Cần xây dựng thành phố đủ hấp dẫn để người dân tụ họp về đó.

Ông Non Arkaraprasertkul lấy dẫn chứng, cách đây 5 năm, ông đã nghĩ đơn giản là nếu có tiền và kế hoạch tốt thì hoàn toàn có thể xây dựng một thành phố thông minh. Tuy nhiên dựa vào những kinh nghiệm thực tế và thất bại tại Thái Lan, ông Non Arkaraprasertkul đã nhận ra những vấn đề tương tự ở các thành phố trên thế giới về việc triển khai chưa đạt được như kỳ vọng.

Ông cho rằng thành phố thông minh là nơi được cung cấp dịch vụ tiện ích, đi từng ngóc ngách của thành phố có không khí trong lành, nước sạch, ưu tiên trải nghiệm và tận dụng điều này để định hướng xây dựng thành phố thông minh, cải thiện chất lượng cuộc sống. Các quốc gia nên khuyến khích mọi người cùng tham gia xây dựng thành phố thông minh.

Ông Alias Rameli, Tổng Giám đốc Bộ Nhà ở & Chính quyền Địa phương (PLANMalaysia), Malaysia cũng đồng tình các yếu tố thành công khi xây dựng thành phố thông minh bao gồm lấy con người làm trung tâm, quy hoạch thành phố, hợp tác, công nghệ bền vững, chia sẻ và tích hợp dữ liệu, và hạ tầng số.

Đồng thời tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho rằng, bên cạnh phục vụ nhu cầu của con người trong xây dựng thành phố thông minh thì cũng phải quan tâm đến yếu tố tự nhiên, không gian xanh và môi trường bền vững.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số

Giải quyết các thách thức về niềm tin và chống lừa đảo trên nền tảng số

Ngày 15/4, Hội nghị Thượng đỉnh Số tại Hà Nội 2025 do Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) tổ chức quy tụ các nhà lãnh đạo từ Chính phủ Việt Nam, ngành công nghệ và các tổ chức quốc tế, cùng thảo luận nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng số an toàn, toàn diện và đối phó trực diện với nguy cơ lừa đảo gia tăng khi Việt Nam tăng tốc quá trình chuyển đổi và trở thành nền kinh tế số dẫn đầu.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ GD&ĐT xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định chuyển đổi số, cải cách hành chính là giải pháp đột phá. Việc này không chỉ đáp ứng triển khai chỉ đạo cấp trên mà là yêu cầu tự thân nhằm tạo chuyển biến tốt cho hoạt động của ngành Giáo dục vốn cần gương mẫu vì thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số trong xã hội.
Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3 chính thức vận hành trang thông tin điện tử mới cấp, đổi giấy phép lái xe

Từ ngày 26/3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) chính thức vận hành trang thông tin dịch vụ công mới tại địa chỉ: https://dvc-gplx.csgt.bocongan.gov.vn
Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Bộ Khoa học và Công nghệ có 25 đơn vị sau hợp nhất

Chính phủ ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP ngày 2/3/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ với cơ cấu 25 tổ chức.
Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ưu tiên ứng dụng môi trường điện tử cho hoạt động cấp, đổi giấy phép lái xe

Ngày 23/2, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an thông tin, khẩn trương triển khai các biện pháp công tác để tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải về Bộ Công an bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục...
Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Hà Nội xếp thứ 6 cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023

Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế lần lượt giữ 3 vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Năm 2023, chỉ số chuyển đổi số của Hà Nội là 0,7448, tăng 18 bậc so với năm 2022, vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng 63 tỉnh, thành phố.
Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm thông tin liên lạc dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các phương án bảo vệ an toàn mạng lưới thông tin liên lạc, đặc biệt là ngăn chặn và xử lý các thông tin lừa đảo, giả mạo trên môi trường mạng; đảm bảo đường truyền thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong các ngày nghỉ Tết.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu

Hà Nội là địa phương đầu tiên hợp nhất 3 Ban Chỉ đạo (cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06) thành một, với phương châm “5 rõ, 1 xuyên suốt”; tiên phong thí điểm và thành công với nhiều tiện ích số cho người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động