Nhà đầu tư nên đặt mình trong trạng thái cẩn trọng, ưu tiên quản lý rủi ro
Thời điểm cuối năm, nhà đầu tư chọn rót vốn vào đâu? Thao túng giá chứng khoán gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho các nhà đầu tư |
Thị trường “rung lắc” trong phiên giao dịch cuối tuần
Phiên giao dịch cuối tuần khép lại với những biến động trái chiều của các chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 0,88 điểm (0,07%) xuống 1.173,5 điểm; trong khi HNX-Index tăng 0,1% lên 231,18 điểm và UPCom-Index tăng 1,03% lên 76,13 điểm.
Phiên giao dịch ngày 19/2, mở đầu phiên với áp lực bán mạnh, tuy nhiên nhờ lực cầu bắt đáy luôn thường trực giúp chỉ số lấy lại cân bằng. Chuỗi thời gian còn lại đa phần đi ngang, tăng giảm trong biên độ hẹp. Chốt phiên thị trường giảm điểm nhẹ, thanh khoản cao duy trì.
![]() |
Thị trường “rung lắc” trong phiên giao dịch cuối tuần |
Chốt phiên giao dịch ngày 19/2, VN-Index giảm 0,88 điểm (-0,07%), xuống 1.173,5 điểm với 203 mã tăng và 230 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 578,28 triệu đơn vị, giá trị hơn 14.745 tỷ đồng, giảm 5,94% về khối lượng và 2,55% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 30,7 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.217 tỷ đồng.
Sắc xanh bao phủ hầu hết nhóm cổ phiếu ngân hàng phiên giao dịch cuối tuần. Bên cạnh các mã trong nhóm VN30 giữ sắc xanh đều thuộc dòng ngân hàng như BID, CTG, MBB, STB, HDB, nhiều thành viên khác trong nhóm cũng đã kết phiên tăng điểm như LPB, VIC, đáng kể là ACB tăng 6,7% lên sát mức giá trần 31.100 đồng/CP.
Trên sàn HNX, mặc dù trong gần suốt cả phiên chiều HNX-Index đều giao dịch dưới mốc tham chiếu, nhưng dòng tiền chảy mạnh cùng lực đỡ từ một số bluechip đã giúp chỉ số này đảo chiều thành công. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/2, sàn HNX có 99 mã tăng và 97 mã giảm, HNX-Index tăng 0,22 điểm (+0,1%), lên 231,18 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 101,84 triệu đơn vị, giá trị 1.772 tỷ đồng.
Trên UPCoM, đà tăng được duy trì ổn định trong suốt cả phiên chiều. Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,78 điểm (+1,03%), xuống 76,13 điểm với 183 mã tăng và 117 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 77 triệu đơn vị, giá trị 879 tỷ đồng.
Về giao dịch khối ngoại, sau 2 phiên mua ròng khá mạnh đã quay đầu bán ròng. Trên HoSE, khối ngoại đã bán ròng 5,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 12,85 tỷ đồng trong phiên giao dịch ngày 19/2. Trong đó: tổng mua 1.416,93 tỷ đồng, tổng bán 1.429,77 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nên đặt mình trong trạng thái cẩn trọng
Theo Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS), thị trường chứng khoán trong nước khép lại tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ kéo dài với mức tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới (+5,3%). Trong khi chỉ số Vn30 đang “ngập ngừng” ở vùng đỉnh lịch sử thì VN-Index vẫn giữ được ngưỡng 1.170 điểm, tương đương đỉnh cuối tháng 1 và tiến gần mức đỉnh lịch sử.
Thị trường vẫn thu hút dòng tiền khá tốt với tổng giá trị khớp lệnh đạt gần 13.528 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại diễn ra không mấy tích cực khi họ quay trở lại bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 10 tỷ đồng.
![]() |
Thị trường chứng khoán trong nước khép lại tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ kéo dài với mức tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới (Ảnh minh họa: KT) |
“Nhịp tăng 3 phiên liên tiếp của thị trường bị chắn ngang dưới áp lực từ thị trường chứng khoán thế giới, tuy vậy mức giảm phiên 19/2 rất nhẹ so với các thị trường trong khu vực, thậm chí gần như toàn bộ thời gian giao dịch là nỗ lực ngược dòng của thị trường sau khi giảm gần 15 điểm ở phiên mở cửa, những dấu hiệu này cho thấy thị trường tương đối khỏe dù đã tăng 8/11 phiên gần đây”, MBS nhận định.
Theo MBS, phiên điều chỉnh tương đối nhẹ ở vùng đỉnh tháng 1 (tương ứng với ngưỡng 1.200 điểm) chưa làm thay đổi xu hướng tăng của thị trường, tuy vậy nhà đầu tư cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá, đưa tỷ trọng về mức cân bằng.
Còn theo Công ty cổ phần chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (VNCSI), dù phiên giao dịch cuối tuần đà giảm đã được thu hẹp đáng kể từ mức giảm gần 14 điểm đầu phiên song áp lực điều chỉnh trên thị trường hiện tại là vẫn đang tương đối lớn. Khi dịch Covid-19 đã được kiểm soát một cách chặt chẽ trong nước, VNCSI cho rằng, lực bán của thị trường ở thời điểm hiện tại có thể đến từ 2 yếu tố: áp lực chốt lời của những nhà đầu tư đã có được lợi nhuận sau giai đoạn thị trường tăng mạnh và áp lực từ thị trường chứng khoán thế giới.
“Nhìn chung xu hướng tăng ngắn hạn và trung hạn vẫn đang được duy trì, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư vẫn nên đặt mình trong trạng thái cẩn trọng và chỉ nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức vừa phải, cho đến khi thị trường có thể chinh phục được mốc kháng cực 1.200 điểm”, VNCSI khuyến cáo./.
Theo Cẩm Tú/vov.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhận định Girona vs Betis: Ẩn chứa nhiều kịch bản bất ngờ

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Nhận định Tottenham vs Nottingham Forest: Khi kẻ rối ren gặp người khát vọng

Nhận định Parma vs Juventus: Chướng ngại không dễ vượt qua của “Bà đầm già”

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/4: Nắng nóng 37 độ, tối có mưa dông
Tin khác

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM
Tài chính 20/04/2025 15:59

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm
Tài chính 17/04/2025 11:49

Quản chặt ngân sách khi bàn giao
Tài chính 17/04/2025 10:37

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch
Tài chính 15/04/2025 08:34

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Tài chính 14/04/2025 22:36

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 11/04/2025 15:13

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tài chính 09/04/2025 16:33

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam
Tài chính 03/04/2025 17:09

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc
Tài chính 02/04/2025 17:12

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Tài chính 02/04/2025 10:36