Nhà hát Múa rối Thăng Long biến thách thức thành cơ hội
Nhà hát Múa rối Thăng Long - "Địa chỉ đỏ" giữ hồn văn hoá dân tộc Nhọc nhằn đời diễn rối nước |
Nhà hát không có nguồn thu, nghệ sĩ khó khăn
Nhà hát Múa rối Thăng Long nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, bên cạnh Hồ Gươm cổ kính, đã từ lâu, Nhà hát Múa rối Thăng Long được biết đến như một kỳ tích trong sân khấu nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt có sức hút “kỳ lạ” đối với du khách quốc tế, Nhà hát đã trở thành một trong những điểm đến được rất nhiều bạn bè trong nước và quốc tế ưa thích tại Hà Nội. Trung bình đón tiếp hơn 1.000 khán giả mỗi ngày, trở thành Nhà hát duy nhất Châu Á đạt kỷ lục biểu diễn liên tục 365 ngày trong năm.
![]() |
Nhà hát Múa rối Thăng Long nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, bên cạnh Hồ Gươm cổ kính. |
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã đặt ra nhiều thách thức cho Nhà hát. Hơn 2 năm từ khi có dịch, nguồn thu không có, không biểu diễn, không thu nhập, các nghệ sĩ của Nhà hát phải vất vả xoay xở để trang trải cho cuộc sống.
Vừa qua, Chính phủ và thành phố Hà Nội đã ban hành các Nghị quyết và Quyết định về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó, đối với lĩnh vực nghệ thuật, đối tượng được thụ hưởng gói hỗ trợ được xác định là đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tiến hành chi trả cho viên chức của Nhà hát thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định, mỗi người 3.710.000 đồng.
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hiền, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long cho biết: “Khi nhận được tiền hỗ trợ khó khăn cho các nghệ sĩ, lãnh đạo Nhà hát cũng như các nghệ sĩ vô cùng phấn khởi, cảm kích trước sự quan tâm, chăm lo chu đáo kịp thời của lãnh đạo cấp trên đã dành cho các nghệ sĩ chúng tôi. Trong lúc này, một miếng khi đói bằng một gói khi no, xúc động lắm, anh em nghệ sĩ chúng tôi luôn bảo nhau tuân thủ thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K, chúng tôi cũng mong toàn thể người dân giữ gìn, đoàn kết, đồng lòng cùng với Nhà nước để sớm đẩy lùi được đại dịch.”
Liên tục cập nhật để thích ứng
Trong giai đoạn Thành phố thực hiện việc tạm dừng việc đón khách tham quan để phòng chống dịch nhưng Nhà hát Múa rối Thăng Long vẫn không ngừng các hoạt động. Các diễn viên của Nhà hát vẫn miệt mài, say sưa tập luyện, chuẩn bị các hoạt động, sản phẩm để sau khi hoạt động trở lại sẽ phục vụ tốt hơn các nhu cầu của công chúng.
“Dù đã nới lỏng giãn cách, nhưng dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức đối với Nhà hát nói riêng và các đơn vị sân khấu nói chung khi khởi động trở lại. Thế nhưng, chúng tôi nhận ra những cơ hội trong thách thức. Nhà hát đang liên tục cập nhật để thích ứng trong giai đoạn này với các kế hoạch ra mắt những tác phẩm nghệ thuật biểu diễn online, xây dựng phương án bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, phối hợp tổ chức các chương trình nghệ thuật đặc sắc,…” (Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hiền, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long) |
Minh chứng là tác phẩm “Lớp học đặc biệt mùa Covid” do Nhà hát xây dựng đã vinh dự vừa được trao tặng giải A và giải Khán giả yêu thích nhất cuộc thi online “Tác phẩm nghệ thuật phòng chống dịch bệnh Covid-19“ do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức. “Lớp học đặc biệt mùa Covid” với thông điệp ý nghĩa nhằm truyền tải đến các bạn học sinh cách phòng chống dịch bệnh Covid-19, để luôn được khỏe mạnh, vui vẻ khi đến trường đến lớp cùng thầy cô và các bạn.
Theo Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long, thời gian này, các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Thăng Long đang háo hức với lịch tập xen kẽ cho các chương trình mới. Vừa xong chương trình tham gia Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức, các nghệ sĩ lại bắt tay thực hiện tiếp chuỗi chương trình “Thế giới của chúng em” số 7, 8, 9 hướng đến phục vụ khán giả nhỏ tuổi dịp Giáng sinh và đón năm mới 2022. Nhà hát cũng xây dựng kịch mục để tổ chức chương trình đưa nghệ thuật múa rối đến với trường học, khi các nhà trường được phép đón học sinh trở lại. Chương trình múa rối truyền thống cũng được khởi động để biểu diễn trực tuyến phục vụ khán giả quốc tế qua các nền tảng: Zoom, YouTube…
Việc được đi tập diễn giờ đây không chỉ là niềm vui, mà còn giúp cho các nghệ sĩ của Nhà hát Múa rối Thăng Long luôn giữ được ngọn lửa tâm huyết với nghề, duy trì được đam mê cho ngày trở lại của một sân khấu đỏ đèn 365 ngày trong năm phục vụ khán giả./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên
Tin khác

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật
Luật Thủ đô 2024 21/04/2025 18:51

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới
Nhịp sống Thủ đô 21/04/2025 15:51

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14