Nhà ở công nhân…
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn luôn đóng vai trò quan trọng. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, giai cấp công nhân lại càng có sứ mệnh quan trọng hơn.
Là giai cấp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, có tỷ lệ đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhưng trên bình diện thụ hưởng thành quả lao động thì vẫn chưa tương xứng. Trong đó nổi lên là vấn đề nhà ở, thiết chế văn hóa và thu nhập…
Khu nhà ở công nhân, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội là nơi "an cư" của nhiều công nhân lao động. (Ảnh: Mai Quý) |
Trong xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, giai cấp công nhân, người lao động ở nước ta nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh, 13 năm trước (ngày 28/1/2008), tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 20 “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Sau khi Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương ra đời, các cấp bộ, ngành, tỉnh, thành đã tích cực đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Trên góc độ xây dựng các thiết chế văn hóa và nhà ở, Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong triển khai nội dung này.
Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 3 khu công nghiệp tiến hành xây dựng nhà ở công nhân và đã đưa vào sử dụng. Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh) được xây dựng từ nguồn ngân sách của Thành phố; các khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Phú Nghĩa (Chương Mỹ) do doanh nghiệp và ban quản lý đầu tư xây dựng.
Việc triển khai nhà ở công nhân gắn với các thiết chế văn hóa như nhà trẻ cho các cháu là con công nhân đã góp phần quan trọng tạo nên chốn “an cư” để công nhân yên tâm “lạc nghiệp”. Có thể khẳng định, hiệu quả của việc thực hiện Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến vấn đề triển khai xây dựng nhà ở công nhân đối với công nhân lao động là rất lớn.
Tuy nhiên, do một số vướng mắc liên quan đến cơ chế (nguồn tài chính, quỹ đất sạch…) mà đến thời điểm này, việc xây dựng nhà ở công nhân vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện cả nước mới có 2.580.000m2 nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, đủ bố trí cho khoảng 330 nghìn người lao động. Con số này rất thấp so với nhu cầu của hàng chục triệu công nhân.
Do đó, thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ đề nghị Chính phủ xây dựng chính sách để có thể thu hút các nhà đầu tư đẩy mạnh xây dựng, đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở cho công nhân.
Còn tại phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước (kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV), đại biểu Nguyễn Phi Thường (Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) cũng đề nghị Chính phủ nên đưa danh mục xây dựng nhà ở công nhân và các thiết chế văn hóa tại khu công nghiệp - chế xuất vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025.
…Những ngày này, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều công nhân lao động rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Song với việc các cấp, ngành nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ an sinh theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, cũng như các chuyến “xe buýt siêu thị 0 đồng”, “siêu thị 0 đồng” của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và các cấp Công đoàn Thủ đô đã thực sự mang lại cảm giác ấm lòng với người lao động.
Đặc biệt, kết luận tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương diễn ra ngày 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Xây dựng nhanh chóng quy hoạch xây dựng nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét không chỉ là tin vui mà còn là minh chứng sống động về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp công nhân, người lao động.
Có “an cư” mới “lạc nghiệp”, công nhân lao động Thủ đô tin tưởng, trong thời gian tới họ sẽ có cơ hội tiếp cận với nhà ở để ổn định cuộc sống, yên tâm lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33