Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt lâu dài

(LĐTĐ) Hiện nay, tại một số địa phương, số người lao động có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) tăng cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người lao động chọn hưởng BHXH một lần, trong đó, nguyên nhân chính được đưa ra đó là cuộc sống còn nhiều khó khăn, cần tiền để trang trải các khoản chi tiêu. Tuy nhiên, nhiều người lao động chưa lường trước được những hệ lụy, thiệt thòi về lâu dài khi hưởng BHXH một lần.
Công đoàn vào cuộc góp phần giảm thiểu tình trạng người lao động hưởng BHXH một lần Rút bảo hiểm xã hội một lần cần cân nhắc kỹ Người lao động nên tránh tình trạng chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già

Được việc trước mắt…

Chị Nguyễn Thị Hồng (nhân viên một Công ty du lịch ở Hà Nội, vừa quyết định về quê lập nghiệp), qua một người quen giới thiệu, gọi điện đến tôi nhờ tư vấn, hỗ trợ thủ tục hưởng BHXH một lần. Lý do chính chị đưa ra là gần đây do dịch bệnh, lĩnh vực chị làm không có việc, thu nhập giảm sút; nay chị cần tiền để đảm bảo cuộc sống gia đình, phần còn lại định hùn vốn làm ăn.

Nhìn sổ BHXH đã tham gia được hơn 15 năm của chị, mặc dù tôi đã phân tích thiệt hơn, nhưng chị Hồng vẫn quyết định nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần vì số tiền được hưởng, đang rất cần với gia đình chị hiện nay.

Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt lâu dài
Người lao động luôn mong muốn được đảm bảo việc làm và đầy đủ các chính sách, chế độ theo quy định của Luật.

Không riêng chị Hồng, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhiều người lao động đang có xu hướng “chọn hưởng BHXH một lần” như giải pháp cứu cánh để giải quyết các nhu cầu từ cuộc sống.

Tại Hội nghị tư vấn, đối thoại với người lao động, cán bộ công đoàn, người sử dụng lao động về thực hiện chính sách, pháp luật BHXH diễn ra ngày 8/4 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức, ông André Gama - Phụ trách chương trình An sinh xã hội của ILO Việt Nam cho biết: Nghiên cứu từ ILO cho thấy, 60% phụ nữ rút BHXH một lần trong năm 2019 là phụ nữ dưới 35 tuổi. Việc tăng chi phí nuôi con và giảm sút thu nhập do mất việc làm chính là nguyên nhân lớn nhất ở Việt Nam khi rút BHXH một lần.

Cũng theo ông André Gama, trong nghiên cứu do ILO Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, trả lời câu hỏi tại sao họ lại làm như vậy, có nhiều trường hợp cho biết: Khi sinh con, gia đình không có đủ tiền để nuôi con. Họ quyết định đẻ con và 1 trong 2 người nghỉ việc, hưởng BHXH một lần, lấy tiền nuôi con trong một vài năm đầu. Do vợ là người có thu nhập thấp hơn và là người chủ yếu làm công việc chăm sóc trong gia đình, nên họ quyết định người vợ sẽ nghỉ việc để lấy BHXH một lần.

Nhận định về tình trạng gia tăng số người lao động hưởng BHXH một lần, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, người lao động nhận BHXH một lần đồng nghĩa với việc họ rời bỏ hệ thống BHXH, tự tước bỏ quyền được tham gia, thụ hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất. Đây là một thực trạng đáng báo động, đáng lo ngại trong việc đảm bảo quyền lợi và chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.

… nhưng hệ lụy lâu dài

Tuy nhiên, thời gian qua, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của người lao động khiến số người lao động lựa chọn hưởng BHXH một lần đang tăng lên. Điều này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt và dẫn tới những hệ lụy lâu dài của bản thân người lao động.

Trước tình hình trên, BHXH Việt Nam khuyến cáo người lao động không nên vì khó khăn trong đợt dịch bệnh mà chọn hưởng BHXH một lần, vì sẽ "lợi trước mắt, thiệt thòi lâu dài".

Theo BHXH Việt Nam, khi lựa chọn hưởng BHXH một lần, các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn so với khi hưởng lương hưu.

Thứ nhất, nếu nhận BHXH một lần, sau này khi tham gia lại BHXH, người lao động sẽ không được cộng nối thời gian đóng BHXH, mà tính là thời gian đóng BHXH mới. Như vậy, người lao động mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động hoặc nếu khi nghỉ hưu vẫn đủ thời gian được hưởng lương hưu thì do thời gian đóng BHXH ít nên số tiền lương hưu sẽ thấp, mất nguồn tài chính hỗ trợ và ổn định cuộc sống lâu dài khi bị suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động.

Thứ hai, trong toàn bộ thời gian hưởng lương hưu (độ tuổi dễ gặp bất trắc về sức khỏe nhất của mỗi người), người lao động được quỹ BHXH trả kinh phí để cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí (người nghỉ hưu có lương hưu không phải tự mua thẻ bảo hiểm y tế) và được hưởng các quyền lợi về khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Khi người hưởng lương hưu không may qua đời thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người hưởng lương hưu chết và thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc một lần.

Thứ ba, khoản tiền đóng vào quỹ BHXH là của để dành quý giá của chính mình, nó không mất đi mà ngược lại vẫn được cơ quan BHXH quản lý và đầu tư tăng trưởng, người tham gia có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ đóng của Nhà nước. Trong thời gian bảo lưu, nếu chẳng may bị chết thì gia đình được hưởng trợ cấp mai táng phí, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất theo quy định.

Thứ tư, việc nhận BHXH một lần là phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn khi với 22% mức tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương. Trong khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Thứ năm, người tham gia BHXH, khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế.

Giải pháp nào giữ người lao động ở lại hệ thống an sinh?

Chia sẻ giải pháp hạn chế tình trạng rút BHXH một lần tại Việt Nam, giữ người lao động ở lại với hệ thống an sinh, đảm bảo quyền lợi lâu dài, ông André Gama - Phụ trách chương trình An sinh xã hội của ILO Việt Nam cho rằng, cần phải tìm cách củng cố hệ thống an sinh xã hội, bổ sung một số chế độ an sinh đảm bảo giải quyết vấn đề mà người lao động phải đối mặt - những vấn đề mà họ chỉ giải quyết được bằng cách rút BHXH một lần.

Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt lâu dài

Thông qua các buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến do báo Lao động Thủ đô phối hợp với các cấp Công đoàn tổ chức, các chuyên gia đến từ BHXH thành phố Hà Nội đã kịp thời giải đáp để người lao động hiểu rõ những quyền lợi mình được thụ hưởng khi tham gia BHXH.

Từ góc độ tổ chức đại diện người lao động, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: Tình trạng số người hưởng BHXH một lần nhiều và có xu hướng gia tăng đang đặt ra những thách thức rất lớn đến mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và việc thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 28-NQ/TW là “từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ” và “hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân”.

Theo đó, để đảm bảo quyền lợi và chế độ an sinh xã hội lâu dài cho người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Công đoàn chủ động nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của người lao động, nhất là nắm bắt những khó khăn liên quan đến việc làm, đời sống của người lao động để kịp thời có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về chế độ, chính sách BHXH, những thiệt hại và hệ lụy khi nhận BHXH một lần để người lao động cân nhắc khi quyết định hưởng BHXH một lần.

Đặc biệt, Công đoàn các cấp cần chủ động, tích cực tham gia với chuyên môn đồng cấp đảm bảo việc làm bền vững, tiền lương, thu nhập ổn định, môi trường làm việc tốt… cho người lao động. Chỉ khi đời sống người lao động và gia đình họ được đảm bảo, người lao động sẽ yên tâm ở lại với hệ thống BHXH, không nghĩ tới giải pháp tình thế là chọn hưởng BHXH một lần.

Về lâu dài, để người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống BHXH, để chính sách BHXH thực sự trở thành điểm tựa khi về già của người lao động, ông Lê Đình Quảng cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH một cách đồng bộ, như xem xét: Tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí; giảm điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí…

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.

Tin khác

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp. Tán thành việc cần thiết sửa đổi luật, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các nhóm chính sách đề xuất cần phải bao trùm đầy đủ, toàn diện và giải quyết được một cách căn cơ, triệt để các vấn đề vướng mắc đã được chỉ ra.
Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho việc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Các vấn đề đảm bảo an toàn, tiền cấp quyền, chống ô nhiễm môi trường... khi khai thác khoáng sản được nhiều đại biểu thảo luận, góp ý.
Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Với quy mô gần 1/4 dân số Việt Nam, nhóm học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm khi xây dựng và thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế (BHYT). Việc tham gia BHYT không chỉ đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe toàn diện cho HSSV, mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực khỏe mạnh, chất lượng cho đất nước trong tương lai.
Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

(LĐTĐ) Từ ngày 15/9, người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước sẽ áp dụng bảng lương, phụ cấp mới. Theo đó, mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định; quỹ tiền lương không được vượt quá kế hoạch của người lao động.
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên cũng sẽ có sự thay đổi.
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký xác thực Văn bản hợp nhất số 7/VBHN-BNV, hợp nhất Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

(LĐTĐ) Là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, Thủ đô Hà Nội đã từng bước triển khai bài bản, hiệu quả, đưa Nghị quyết thấm sâu vào cuộc sống, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, đồng thời góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động