Nhận diện các hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng phổ biến

Gian lận thuế dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ gây tổn thất cho ngân sách nhà nước. Để có thể ngăn chặn được mầm mống gian lận, bên cạnh việc cơ quan thuế siết chặt công tác quản lý, thì vai trò tự giác chấp hành pháp luật thuế của người dân là rất quan trọng. Từ đó mới có thể minh bạch trong công tác thu ngân sách, góp phần tạo môi trường bình đẳng trong sản xuất kinh doanh.
Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022 Đề xuất dịch vụ đi kèm dạy học, dạy nghề không phải chịu thuế giá trị gia tăng Nóng vấn đề Quỹ bình ổn giá xăng dầu và hoàn thuế giá trị gia tăng Lợi ích kép từ giảm thuế giá trị gia tăng

Gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp vẫn là vấn đề nan giải trong suốt những năm qua. Dựa trên báo cáo từ lực lượng Thanh tra ngành Tài chính, nhiều tổ chức, cá nhân có dấu hiệu gian lận hàng tỷ đồng thuế GTGT. Trước những hành vi gian lận ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, các cơ quan quản lý vẫn chưa thể giải quyết triệt để dù đã đưa ra nhiều giải pháp.

Song, bất kể là hành vi được thực hiện dưới hình thức nào, nó đều gây ra những tổn hại nhất định tới ngân sách nhà nước, tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý, khiến môi trường doanh nghiệp cạnh tranh trở nên không lành mạnh, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các hành vi gian lận thuế GTGT rất đa dạng, được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Nhận diện các hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng phổ biến
Mở rộng cơ sở thu thuế; sửa đổi một số quy định để chống gian lận và chống thất thu thuế GTGT. (Ảnh minh họa)

Có thể kể đến những hành vi điển hình như: Việc doanh nghiệp thực hiện giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp, tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Vượt qua sự kiểm soát của các cơ quan thuế, các doanh nghiệp thường lợi dụng kẽ hở trong các quy định để gian lận trong hoàn thuế GTGT. Vốn dĩ ban đầu, các hành vi không mấy phức tạp. Để được hoàn lại thuế về mức 0% hay giảm thuế, các doanh nghiệp đã tìm cách lập hồ sơ hàng bán ra là hàng xuất khẩu. Bởi dựa trên quy định của Nhà nước, suất thuế GTGT của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa là 0%.

Tuy nhiên, các hành vi ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt, trường hợp doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh nhiều sản phẩm, hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhưng lại không có kho hàng hay trụ sở. Mục đích mà các doanh nghiệp này được lập ra là để bán hóa đơn GTGT cho các doanh nghiệp khác - các doanh nghiệp đang tìm cách hợp thức hóa bán hàng buôn lậu trốn thuế và ăn chặn tiền hoàn thuế.

Một hành vi khác cũng đáng lưu ý, đó là đối với trường hợp gian lận nhờ tăng thuế GTGT đầu vào do xuất phát từ quy định doanh nghiệp có thể tự in ấn và sử dụng hóa đơn thuế GTGT mua bán nội địa trong chính sách quản lý thuế. Lợi dụng kẽ hở này, một số doanh nghiệp tương tự in ấn và phát hành hóa đơn. Họ tạo ra một lượng lớn hóa đơn và tự hợp thức hóa cho nguồn gốc của các lô hàng xuất khẩu đi nước ngoài.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc làm hóa đơn bất hợp pháp, bao gồm hóa đơn chưa hết giá trị sử dụng hoặc chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn giả hay hóa đơn của các đơn vị đã bị hủy bỏ địa chỉ kinh doanh để hợp thức hóa việc khấu trừ thuế GTGT.

Tiếp đến là hành vi doanh nghiệp kê khai khấu trừ các hóa đơn nhưng không mang theo tên hay mã số thuế của đơn vị mà dùng với mục đích cá nhân. Hoặc, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ nhưng không phải là phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất - kinh doanh. Doanh nghiệp kê khai thuế được khấu trừ không trùng khớp với ngày chứng từ nộp thuế ở giai đoạn nhập khẩu. Hoặc phân bổ sai hoặc không phân bổ thuế đầu vào cho mặt hàng không chịu thuế và chịu thuế.

Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện để gian lận thuế GTGT là giảm thuế đầu ra. Khai thiếu thuế đầu ra là một trong những hành vi sai phạm phổ biến. Để thực hiện điều này các doanh nghiệp sẽ bán hàng nhưng không xuất hóa đơn, mục đích là giấu doanh thu đầu ra để tránh nộp thuế, thậm chí là chiếm đoạt thuế.

Với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hay kinh doanh bất động sản, hoặc thực hiện hành vi gian lận bằng cách xuất hóa đơn sớm, hoặc chưa thu tiền của khách hàng ngay cả khi dự án, dịch vụ đã được thực hiện. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong hàng hóa tiêu dùng nội bộ, họ cố tình khai thiếu hoặc không khai thuế GTGT đầu ra, bởi họ cho rằng cơ quan thuế sẽ không đả động đến.

Đối với gian lận bằng cách điều chỉnh thuế GTGT đầu vào và ra không dựa theo quy định. Thực tế cho thấy, một số cán bộ thanh tra thường không để ý tới các thông tin quản lý điều chỉnh tăng và giảm thuế GTGT ở kỳ trước, mà chỉ tập trung vào việc chấm hóa đơn. Đây là lỗi sai đến từ người đi đầu, song các doanh nghiệp lại tận dụng lỗi sai này để điều chỉnh giảm doanh thu cũng như thuế đầu ra và tăng thuế đầu vào của kỳ trước. Sự điều chỉnh này diễn ra mà không có hóa đơn, cũng không được chứng minh. Mục đích chính là để giảm thuế đầu ra của kỳ này, hoặc tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sang kỳ nộp tiếp theo.

Một trường hợp điển hình nữa, đó là doanh nghiệp cố tình xác định sai thuế suất đối với dịch vụ, hàng hóa. Theo đó, doanh nghiệp “nhập nhèm” thuế suất là một trong những chiêu trò cũng khá phổ biến của các doanh nghiệp trốn thuế. Hành vi này bộc phát từ kẽ hở trong chính sách kích cầu để giảm khó khăn cho các doanh nghiệp của Chính phủ.

Nhiều doanh nghiệp cố tình kê sai thuế suất thuế đầu ra GTGT của các mặt hàng chịu 10% thành mặt hàng chịu dưới 5%. Có khi các mặt hàng chịu thuế lại được liệt kê vào mục mặt không chịu thuế. Trong khi một số doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa được ưu đãi thuế suất còn cố tình khai man để được hoàn thuế hoặc tăng khấu trừ.

Theo Bộ Tài chính, các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thuế GTGT trong thời gian qua đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội như góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; khuyến khích DN tăng cường quản trị kinh doanh, phòng ngừa các hành vi lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT; tháo gỡ khó khăn, khuyến khích DN, cá nhân và tổ chức khác đầu tư, sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững; đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế, ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và xu hướng phát triển thời gian tới, chính sách thuế GTGT hiện hành đã phát sinh một số hạn chế nhất định cần tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thuế GTGT.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Trong một trận cầu đầy kịch tính tại Santiago Bernabeu rạng sáng 21/4, Real Madrid đã giành chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Athletic Bilbao nhờ khoảnh khắc tỏa sáng ở phút bù giờ của Fede Valverde, qua đó tiếp tục bám đuổi Barcelona trong cuộc đua vô địch La Liga 2024/25.
Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông

Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc kéo giảm ùn tắc giao thông như việc tối ưu hóa tổ chức giao thông, phát triển vận tải hành khách công cộng đến phân luồng giao thông, giảm xung đột giữa các làn xe và gần đây nhất là xén dải phân cách để mở rộng lòng đường. Thực tế, trong bối cảnh lượng phương tiện tăng quá cao so với phát triển hạ tầng thì việc linh hoạt các giải pháp sẽ trực tiếp kéo giảm các “điểm đen” ùn tắc.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4): Giá USD thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (21/4), giá USD trên thị trường tự do đang tăng cao, theo dự báo của giới chuyên gia, tỷ giá USD/VND có thể tăng xấp xỉ 4% so với thời điểm cuối năm 2024.
Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Vàng trong nước không còn tăng sốc

Giá vàng hôm nay (21/4): Sau một tuần tăng giá mạnh liên tục rồi lao dốc tới 6 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước đã dần ổn định.
Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Giá xăng dầu thế giới tuần qua tăng mạnh. Dự báo giá xăng dầu trong nước kỳ tới đồng loạt tăng.
Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

Trên thị trường tiền tệ, hôm nay (20/4) Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.898 đồng/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần lần lượt là 23.654 - 26.142 đồng.
Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Hôm nay (20/4), chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,87%, xuống mức 99,23.
Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại trong những phiên cuối tuần.
Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Dự báo giá vàng tuần tới: Giá vàng trong nước khó tăng trở lại

Sau đợt tăng giá “khủng” vừa qua, giới chuyên gia cho rằng, vàng có thể sẽ chứng kiến một đợt điều chỉnh trước khi tăng giá trở lại.
Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn

Giá vàng hôm nay (20/4): Giá vàng trong nước giảm sâu, nguy cơ lỗ tiềm ẩn

Giá vàng hôm nay (20/4): Dù giá vàng thế giới ổn định, giá vàng trong nước vẫn lao dốc mạnh, giảm tới 6 triệu đồng/lượng. Rủi ro vẫn tiềm ẩn khi chênh lệch mua vào - bán ra quá cao.
Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Liên kết doanh nghiệp: Nâng tầm sức mạnh nội tại, đón đầu cơ hội toàn cầu

Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường như hiện nay, liên kết doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kết nối và hiện thực hóa các mô hình kinh doanh mới.
Xem thêm
Phiên bản di động