Phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng:

Nhân lên những bông hoa đẹp

(LĐTĐ) Qua phong trào thi đua, từ thành phố tới cơ sở, nhiều mô hình hay, tấm gương điển hình tiên tiến, “những bông hoa đẹp” trong giao tiếp, ứng xử và phục vụ nhân dân đã tạo nên hình ảnh một chính quyền Thành phố thân thiện, gần dân. Thông qua phong trào, Quy tắc ứng xử nơi công cộng không chỉ được tuyên truyền ở nhiều nơi, bằng nhiều hình thức mà đã dần trở thành nếp nghĩ, thói quen đẹp của nhiều người Hà Nội.
nhan len nhung bong hoa dep 92389 Hà Nội phát động phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở
nhan len nhung bong hoa dep 92389 Văn hóa công sở phải gắn với gia đình và văn hóa xã hội

Nỗ lực để dân được hài lòng

Để thực hiện kỷ cương hành chính gắn với hai Quy tắc ứng xử, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đột phá như đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và minh bạch hơn; cải thiện môi trường đầu tư và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp; tiếp tục tập trung đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trên cơ sở phân công rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả; gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao ở tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố.

Qua đó tạo ra những chuyển biến và kết quả rõ nét. Từ thành phố tới cơ sở, nhiều phong trào, sáng kiến hay, việc làm tốt đã được thực hiện nhằm lan tỏa rộng khắp các Quy tắc ứng xử, góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về trách nhiệm thực thi công vụ, qua đó giúp củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền.

nhan len nhung bong hoa dep 92389
Đoàn viên, thanh niên phường Vạn Phúc luôn niềm nở, nhiệt tình hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến (Ảnh: Đoàn phường Vạn Phúc cung cấp)

Đặc biệt qua hơn 2 năm thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử, nhiều mô hình hay, tấm gương điển hình tiên tiến, “những bông hoa đẹp” trong giao tiếp, ứng xử và phục vụ nhân dân đã tạo nên hình ảnh một chính quyền Thành phố thân thiện, gần dân. Quy tắc ứng xử nơi công cộng không chỉ được tuyên truyền ở nhiều nơi, bằng nhiều hình thức mà đã dần trở thành nếp nghĩ, thói quen đẹp của nhiều người Hà Nội. Nét đẹp văn hóa ứng xử của người dân Thủ đô đã góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh Hà Nội thân thiện, an toàn và mến khách đối với tất cả du khách trên thế giới, vì vậy, lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ngày càng cao.

Những tấm gương điển hình trong vận dụng Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức đã cho thấy Quy tắc này đang trở thành công cụ hữu hiệu để điều chỉnh lời nói, việc làm; khẳng định một chủ trương đúng đắn của Thành phố nhằm tạo lập kỷ luật, cương hành chính, trên tinh thần phục vụ nhân dân.

Chị Lê Trà My (Bí thư Đoàn thanh niên phường Thanh Xuân Bắc) là một trong những gương mặt được Ủy ban Nhân dân Thành phố khen thưởng trong phong trào thi đua “cán bộ công chức, viên chức, người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng”. Trong những năm công tác, với cương vị là Bí thư đoàn phường, chị đã luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và đặc biệt hơn cả, chị đã được đồng nghiệp và nhân dân trên địa bàn phường tin tưởng, hài lòng. Chị đã tham mưu với lãnh đạo địa phương để đưa ra những đổi mới cách làm, nhanh gọn, lịch sự, thân thiện, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

“Được khen thưởng trong phong trào thi đua đó là niềm vui và động lực lớn, là lời nhắc nhở bản thân tôi cần tiếp tục cố gắng hơn với công việc của mình. Đối với mỗi người cán bộ, công chức điều quan trọng nhất là ngoài kiến thức chuyên môn cần phải có thái độ ứng xử phù hợp với người dân và doanh nghiệp, làm cho họ tin tưởng và thoải mái khi đến làm việc, giải quyết hồ sơ ở đơn vị”, chị My chia sẻ.

Cùng chung niềm vui đó, ông Nguyễn Văn Tuấn (Bí thư Chi bộ khu dân cư số 3, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân) cho biết: “Để phong trào thi đua đạt hiệu quả cao, sau khi ở phường quán triệt triển khai bộ Quy tắc ứng xử, về Chi bộ chúng tôi đưa đó thành một nội dung chính trị của Chi bộ, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài trong công tác lãnh đạo của Chi bộ.

Sau đó chúng tôi họp triển khai trong khu dân cư, in ấn một cách khái quát tất cả những nội dung của 2 bộ Quy tắc ứng xử đem dán ở những nơi công cộng, ở những phòng họp, phát cho những người đứng đầu ở các tổ chức đoàn thể, soạn thảo một số nội dung tóm tắt mang tính cam kết, phát đến từng hộ dân. Trong các hội nghị ở khu dân cư chúng tôi thường kiểm tra lẫn nhau, uốn nắn trong hội nghị, từ cách ăn mặc, giao tiếp, ứng xử với nhau, giải quyết nội bộ các bức xúc, không để mâu thuẫn kéo dài. Qua những việc làm đó chúng tôi nhận được những kết quả tích cực, ý thức trách nhiệm của mọi người dân được tăng rõ rệt”.

Tiếp tục nâng cao trách nhiệm và tinh thần phục vụ

Cùng với phong trào thi đua yêu nước và thực hiện văn hóa công sở, Quy tắc ứng xử trong cơ quan và nơi công cộng, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai toàn diện, đồng bộ công tác cải cách hành chính (CCHC) ở tất cả các cấp, các ngành, với mục tiêu xuyên suốt là hướng tới nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, tạo sự đột phá về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm phục vụ nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp ngày một tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng và an ninh.

Tiêu biểu thành phố Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong vận hành chính thức hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp; có tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 đã đạt trên 62% (phấn đấu đến năm 2020, đạt 100%); là địa phương đầu tiên ban hành quy định, chính thức triển khai áp dụng mô hình cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong cung ứng dịch vụ công tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, hợp tác xã tại Thành phố.

Năm 2018, chỉ số CCHC (PARINDEX) tiếp tục xếp thứ hạng rất cao (xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố); chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 4 bậc so với năm 2017, niềm tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp với Thành phố đã được khẳng định qua sự đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp trong thời gian qua. Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền (SIPAS) tăng 16 bậc so với năm 2017; chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tăng 02 bậc so với năm 2017.

Kết quả nêu trên vừa là sự động viên, khích lệ, vừa là sự ghi nhận, đánh giá cao của Trung ương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đối với chính quyền Thành phố; đồng thời, cũng là trách nhiệm mà mỗi cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa trong thực thi công vụ; hoàn thành tốt bổn phận, chức trách của mình. Nền hành chính Thủ đô ngày càng hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hội nhập và phục vụ. Hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố được chú trọng đầu tư, tạo nền tảng cơ bản cho tiến trình xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng “Một thành phố thông minh”, là điều kiện để Thủ đô cùng cả nước sẵn sàng tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng trong xu thế toàn cầu hóa.

Thời gian tới để phong trào thi đua thực hiện văn hóa công sở, nơi công cộng và cải cách hành chính đạt hiệu quả hơn nữa, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung yêu cầu, các đơn vị, địa phương tổ chức quán triệt rộng rãi đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm Chỉ thị về “Đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố Hà Nội” gắn với việc thực hiện tốt chủ đề “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2019”.

Đề cao vai trò nêu gương, trách nhiệm của người đứng đầu; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với việc thực hiện tốt hai Quy tắc ứng xử; tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất về trách nhiệm thực thi công vụ, đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc giao tiếp ứng xử nơi công sở; tiếp tục đề ra giải pháp duy trì thứ hạng cao về cải cách hành chính; cải thiện và tăng hạng các chỉ số còn lại…

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động