Nhân lên những không gian xanh
Xây dựng “không gian xanh” vì học trò Nhân lên những không gian xanh cho Thủ đô |
Vấn đề khá nan giải của đô thị
Hà Nội đã có hàng loạt khu đô thị mới hiện đại, văn minh ra đời. Tuy nhiên, thực tế chỉ có một số khu đô thị bảo đảm đồng bộ hạ tầng, còn lại khá nhiều khu chủ đầu tư chỉ tập trung vào xây nhà ở để bán. Cụ thể, không ít chủ đầu tư chỉ tập trung vào làm các công trình, trong đó có nhà ở để kinh doanh lấy lãi, còn việc xây dựng các hạ tầng xã hội thì ít được chú trọng. Vấn đề kết nối các hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, điện, nước với các khu vực xung quanh chưa tạo nên sự đồng bộ. Bên cạnh đó, nhiều dự án khu đô thị mới với thiết kế hiện đại được triển khai, nhưng lại thiếu những khoảng không gian công cộng, không gian xanh, gần gũi với thiên nhiên.
Một bức tường, cổng được làm từ cây ô-rô. Chủ nhân của sản phẩm độc đáo này là ông Trịnh Nhân Kỳ. Mô hình này góp phần gìn giữ và phát triển không gian xanh, không gian công cộng cho làng quê. Ảnh: Giang Nam |
Khảo sát thực tế cho thấy, tại các khu đô thị, chung cư mới, có rất ít khoảng không dành cho cây xanh, hồ nước, khu vui chơi… Đặc biệt, tại những nơi tập trung đông dân cư thì không gian công cộng càng “hiếm”. Lấy ví dụ, trung bình người dân Hà Nội chỉ có 3m2 diện tích không gian công cộng/người. Thậm chí, theo thống kê tại khu vực quận Hoàn Kiếm có khoảng 13 vườn hoa, với diện tích chia theo đầu người thì mỗi người dân ở đây chỉ có khoảng 0,1m2. Đặc biệt, tại khu vực phố cổ còn hạn hẹp hơn, khi khu vực này chỉ có duy nhất vườn hoa Đường Thành, phường Cửa Đông. Dẫn như vậy để thấy rằng, Hà Nội còn một khoảng cách rất xa mới đạt chuẩn về không gian công cộng so với các thành phố trên thế giới.
Thực tế, Hà Nội cũng có nhiều nỗ lực trong phát triển không gian xanh, không gian công cộng. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa đủ để “lấp” đủ nhu cầu của người dân. Tình trạng thiếu không gian sinh hoạt chung khiến cuộc sống của người dân trở nên bí bách, thiếu điểm để kết nối, giao lưu. Chẳng hạn, hiện nay, tại Thành phố chỉ có một vài điểm không gian công cộng có hiệu quả và thu hút được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia như phố đi bộ hồ Gươm, phố sách 19/12, khu vực phố bích họa Phùng Hưng, khu vực phố đi bộ Trịnh Công Sơn... Ngoài ra, nhiều người dân chọn một số trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, công viên giải trí để thư giãn vào những dịp cuối tuần.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, không gian chung phục vụ cho tất cả mọi tầng lớp người dân, là một trong những biểu hiện cho tính dân chủ xã hội. Khi được thiết kế và chăm sóc đúng cách, chúng sẽ kéo gần con người lại với nhau hơn, cung cấp các địa điểm gặp gỡ và nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội. Nhìn rộng ra, những không gian này định hình nên bản sắc của một khu vực, tạo nên nét độc đáo và cảm nhận rất riêng về cộng đồng địa phương.
Nhân rộng các mô hình hay
Bên cạnh những không gian xanh hiện hữu, ít năm qua, Hà Nội cũng đã khởi công xây dựng hàng loạt công viên có quy mô lớn như công viên hồ điều hòa Nhân Chính (Công viên Thanh Xuân), công viên, hồ điều hòa phía Bắc và phía Nam nghĩa trang Mai Dịch, Công viên giải trí tại Mễ Trì... Cùng với những dự án lớn, hiện có nhiều nỗ lực của các tổ chức xã hội và cộng đồng người dân trong việc kiến tạo và mở rộng không gian công cộng.
Trường hợp ông Trịnh Nhân Kỳ ở thôn Yên Trường, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ nỗ lực gìn giữ, phát triển cảnh quan và không gian xanh nơi làng quê là ví dụ. Ông Kỳ là tác giả của công trình cổng và tường rào trước nhà bằng cây ô rô tuyệt đẹp mà khách đến đây đều trầm trồ thán phục. Theo lời kể, từ thời thanh niên ông đã mê mẩn những hàng tường rào bằng dâm bụt, ô rô cũng như những gốc cổ thụ. Trước quá trình đô thị hóa, cây xanh trở nên hiếm dần, cổ thụ chỉ còn một vài cây, những chiếc tường cây thì biến mất. Ông ao ước có thể tự tay mình trồng và chăm sóc, tạo nên một hình cổng cây lớn để thỏa tình yêu. Vậy là từ năm 1992, ông bắt tay vào công việc. Đến nay, công trình cây tuyệt mỹ của ông Kỳ đã có độ tuổi 30 năm, làm đẹp nhà, đẹp làng và là điểm đến của nhiều khách phương xa.
Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, một trong 19 chỉ tiêu cụ thể được xác định là cải tạo nâng cấp 45 công viên, vườn hoa hiện có và đầu tư xây dựng mới 5 công viên, vườn hoa… Để cụ thể hóa, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội đã có văn bản đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo rà soát thực trạng công tác quản lý, duy tu, duy trì công viên, vườn hoa trên địa bàn Hà Nội. Các giải pháp về đầu tư, quản lý sau đầu tư trong thời gian tới. Kế hoạch, danh mục công viên, vườn hoa cụ thể đề xuất đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trong giai đoạn 2021 - 2025. Thực trạng công tác trồng, chăm sóc, duy tu duy trì cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kế hoạch, đề xuất trồng mới, thay thế trên tuyến phố cũ và trồng mới trên các tuyến đường, tuyến phố mới mở giai đoạn 2021 - 2025... Như vậy, trong tương lai không xa, Hà Nội sẽ có thêm nhiều không gian công cộng cho người dân Thủ đô. |
Bên cạnh những cá nhân, những sáng kiến phát triển không gian xanh, không gian công cộng cũng thường xuất phát từ các kiến trúc sư, những chuyên gia đô thị cùng sự chung tay của chính cộng đồng dân cư của Hà Nội. Dự án cải tạo bãi rác thành sân chơi tại Tổ 16, phường Phúc Tân, dự án Cải tạo cảnh quan và trồng cây xanh tại bờ vở sông Hồng, phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm) là ví dụ. 2 dự án này đều có điểm chung cải tạo bãi rác ô nhiễm ven sông Hồng thành các không gian công cộng, vui chơi cho người dân trong khu vực.
Theo tìm hiểu, 2 dự án do Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống khởi xướng với sự tham gia các tổ chức như: Think Playgrounds, ECUE, Keep Hanoi clean, Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng cùng một số tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Điều đáng nói, đây là hai dự án cộng đồng nên những người thực hiện đã huy động sự tham gia của đông đảo người dân một cách hiệu quả.
Ví dụ, dự án cải tạo môi trường khu vực bờ vở sông Hồng ban đầu khi triển khai cũng gặp không ít khó khăn. Theo những người thực hiện dự án, lượng rác thực tế gấp nhiều lần so với ước tính ban đầu. Các tầng rác ăn sâu xuống đất, có chỗ tới 3m phải thuê máy đào cả ngày lẫn đêm để múc hết rác... Nhưng với sự tham gia nhiệt tình của đội ngũ chuyên gia, tình nguyện viên, người dân... khoảng 200 tấn rác thải đã được dọn sạch sau nhiều tuần. Đáng chú ý, sau khi dọn sạch rác thải, người dân ngách 43/32 Bạch Đằng cùng nhau xây dựng mô hình vườn rừng rộng 180m2 có hàng rào bao quanh. Vào mỗi ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, cư dân lại thay nhau ra trồng và chăm sóc cây.
Theo PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương - Khoa các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, chính các dự án tương tự như trên đã làm sáng rõ hơn góc nhìn văn hóa lịch sử ở khu vực bờ đê, phía bên kia sông Hồng, xóa nhòa ranh giới trong – ngoài đê, bao trùm cả không gian Hà Nội nhất là khi Thành phố đã có quy hoạch đô thị ven sông Hồng.
Rõ ràng, để phát triển một đô thị xanh thông minh và hạnh phúc đúng nghĩa, bên cạnh việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại còn phải kết hợp với quy hoạch hoàn chỉnh để tạo nên không gian đô thị xanh bền vững. Ngoài ra, cũng nên nhân rộng những không gian xanh nhờ sự chung tay từ cộng đồng./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18