Nhân viên Y tế Thủ đô “lặng thầm” chống dịch

(LĐTĐ) Những ngày qua, Hà Nội liên tục ghi nhận số ca mắc mới nhiều nhất nước, riêng ngày 6/3 gần 30.000 ca. Hiện tại, ngành Y tế Thủ đô đang huy động mọi lực lượng để chống dịch. Trong đó, đội ngũ y tế phường, xã đóng vai trò chủ lực. Các hệ thống y tế tuyến đầu luôn ở trạng thái chủ động.
Tinh thần thép của nữ nhân viên y tế nơi tuyến đầu chống dịch Đại dịch Covid-19 và chính sách đối với nhân viên y tế Hồi sinh sau “cơn bão lớn”

Cán bộ, nhân viên y tế túc trực ngày, đêm chống dịch

Những ngày gần đây, số ca mắc mới tăng nhanh, trong số những ca F0 có cả cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại các trạm y tế xã, phường. Vượt lên trên nỗi lo bệnh tật, các bác sĩ, nhân viên y tế tại các trạm y tế vẫn thay phiên nhau túc trực, đảm bảo công việc không bị đình trệ.

Trở về nhà lúc 23h đêm, chị Nguyễn Thị Yến, Trạm phó Trạm Y tế phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai), cố gắng bước đi nhẹ nhất vào nhà để chồng con không bị thức giấc. Mâm cơm trên bàn bày sẵn toàn những món chị thích, nhưng đã nguội lạnh. Chị bưng bát cơm lên rồi đặt xuống. 26 năm làm nghề chưa bao giờ chị cảm thấy áp lực như giai đoạn này.

Nhân viên Y tế Thủ đô “lặng thầm” chống dịch
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Ảnh: Lê Trần Anh

Hơn hai tuần nay, chị Yến chưa được ăn bữa cơm nào cùng gia đình. Chị dậy từ 6h sáng và trở về nhà khi mọi người đã say giấc. Thời gian gần đây, mỗi ngày Trạm Y tế phường Hoàng Liệt tiếp nhận hơn 1.000 người xin dấu xác nhận F0 hoàn thành thời gian cách ly theo quy định. Ngày cao điểm trạm y tế tiếp gần 1.700 người, 11 nhân viên y tế tại trạm phải thay phiên nhau túc trực.

Cường độ làm việc cao, điều kiện ăn ở thiếu thốn, thời gian nghỉ ngơi ít ỏi, nhưng nhìn dòng người đang cầm giấy xếp hàng, sốt sắng mong đến lượt mình thì mọi cán bộ y tế đều tự nhủ phải nỗ lực làm việc hết mình vì người bệnh. Thường xuyên tiếp xúc với F0, 3 nhân viên y tế trạm bị nhiễm Covid-19 phải chuyển lên tầng trên cách ly. Trong thời gian cách ly điều trị họ vẫn làm việc online hỗ trợ.

Nói về áp lực trong thời gian qua, chị Yến nghẹn ngào chia sẻ: “Có lúc tôi phải nghe hai tai hai điện thoại. Tôi và những nhân viên y tế trong trạm, trong cả đợt dịch Covid-19 vừa qua, hầu như không có chuyện chỉ làm giờ hành chính. Người ít thì giảm 1-2kg, người nhiều phải giảm đến 3-4kg”. Thương vợ làm việc sớm hôm người xanh xao, gày gò ốm yếu, chồng chị khuyên nghỉ việc, nhưng vì yêu nghề chị vẫn ngày đêm tiếp tục cống hiến.

Nghề y là nghề “làm dâu trăm họ”, thi thoảng chị và các đồng nghiệp lại gặp phải những người khó tính. Số người đến trạm thì đông, ai cũng mong đến lượt mình, có người lịch sự nhã nhặn chờ đợi, nhưng cũng có người nổi nóng, mắng chửi cả nhân viên y tế. “Những lúc như vậy tôi lại phải động viên anh chị em cố gắng, nhẫn nhịn”, chị Yến nói.

Sở Y tế Hà Nội đề nghị các bệnh viện quan tâm đến nhóm đối tượng nguy cơ cao, phụ nữ mang thai chưa được tiêm vắc xin. Trẻ em trên ba tháng tuổi mắc Covid-19 sẽ được điều trị tại nhà (tầng một), hoặc tại các cơ sở thu dung quận huyện; các em có bệnh nền không ổn định hoặc thể trạng béo phì, hoặc dưới 3 tháng tuổi sẽ được điều trị tại bệnh viện đa khoa; trẻ bị nặng được điều trị tại các bệnh viện tầng ba gồm Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Xanh Pôn, Sơn Tây hoặc bệnh viện Trung ương, bộ, ngành.

Chia sẻ về những ngày cả trạm căng mình chống dịch, bác sĩ Nguyễn Thanh Hà, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) cho biết, trạm có 9 cán bộ y tế thì tất cả đều mắc Covid-19, hiện có 3 người đã âm tính. Dù là F0 song tất cả vẫn đến trạm làm việc. Để đảm bảo phòng, chống dịch, các nhân viên đang là F0 được bố trí ngồi tầng 2, những người đã khỏi bệnh thì ngồi tầng 1, mỗi người một chỗ.

Mọi việc cần trao đổi sẽ qua điện thoại, zalo. Bác sĩ Hà cho hay, những tuần từ sau Tết, phường Ô Chợ Dừa trung bình mỗi ngày ghi nhận 300-400 F0. Giai đoạn toàn bộ nhân sự trạm y tế bị F0 thì việc tiếp nhận thông tin người dân khai báo được chuyển cho cảnh sát khu vực hỗ trợ. Việc trả giấy khỏi bệnh cho F0 sẽ qua tổ trưởng dân phố.

Quận cũng bố trí thêm một số cán bộ khoa phòng, sinh viên y khoa hỗ trợ làm giấy tờ. Theo bác sĩ Hà, nếu người dân khai báo qua cảnh sát khu vực để tiếp nhận thì đỡ cho y tế phường rất nhiều; cán bộ y tế vẫn giám sát về chuyên môn, hỗ trợ bệnh nhân, chuyển tầng, theo dõi chăm sóc bệnh nhân tại nhà, những bệnh nhân già yếu…

Nhắc đến câu chuyện nhiều người dân là F0 than bị bệnh một tuần nhưng không thấy y tế hỏi thăm, bác sĩ Hà bày tỏ, 95% F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thì có thể tự theo dõi một tuần là khỏe, cần tuyên truyền rộng rãi đến tư tưởng người dân là xem như bị cúm; còn 5% chuyển nặng thì y tế hỗ trợ tối đa.

“Nếu 100% đều đòi hỏi việc hỗ trợ thì chúng tôi sẽ quá tải, còn nếu 5% thôi thì những người cần chăm sóc sẽ được chăm sóc thực sự”, bác sĩ Hà nói. Bác sĩ Hà cũng chia sẻ thêm, lúc cán bộ cả trạm đều là F0, có những đêm bệnh nhân vẫn gọi kêu khó thở, lúc đó đội y tế lưu động mang bình oxy đến cho bệnh nhân rồi gọi video call để cán bộ y tế hướng dẫn các bước.

Các bệnh viện tuyến đầu vẫn đang ở trạng thái chủ động

Cùng với hệ thống y tế xã, phường, quận, huyện, các bệnh viện tuyến đầu của Thành phố cũng sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực để đáp ứng nhu cầu điều trị F0. Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Long Biên cho biết, đơn vị được Sở Y tế phân công điều trị F0 nặng trong gần hai năm qua, kể từ khi dịch bùng phát. Tổng số bệnh nhân đang điều trị khoảng 400 người, trong đó khoảng 40% là rất nặng. Ngoài ra, bệnh viện còn phải điều trị các bệnh nhân hậu Covid-19, là trường hợp dù đã âm tính nhưng các triệu chứng còn dai dẳng như vẫn phải thở oxy, tổn thương phổi cần phục hồi chức năng, cần sự trợ giúp của bác sĩ.

Nhân viên Y tế Thủ đô “lặng thầm” chống dịch
Dù là F0 nhưng các nhân viên tại Trạm Y tế phường Ô Chợ Dừa vẫn phải làm việc bình thường. Ảnh: NVCC

Bệnh viện trang bị 250 giường hồi sức tích cực và 150 giường tầng hai. Trung bình mỗi ngày, khoảng 30 bệnh nhân xuất viện hoặc hạ tầng sớm (bệnh nhân chuyển biến tốt sẽ được cho về nhà tự cách ly, điều trị thay vì phải chờ đủ 10 ngày mới xuất viện như quy định của Bộ Y tế). “Việc này để đảm bảo luôn có giường bệnh cho F0 mới nhập viện, cũng như giảm tải cho nhân viên y tế”, bác sĩ Thường nói.

Cùng với Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, các bệnh viện khác như Đa khoa Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng), Xanh Pôn (quận Ba Đình), Hà Đông (quận Hà Đông) đang được giao nhiệm vụ tuyến đầu điều trị khoảng 1.200 F0 tầng hai, ba. Hơn 4.500 bệnh nhân khác đang điều trị tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (quận Hoàng Mai), Đa khoa Đống Đa, Phổi Hà Nội, Bắc Thăng Long... Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Việt Đức cũng đang hỗ trợ thành phố chăm sóc F0 nặng.

Theo thống kê mới nhất của Sở Y tế Hà Nội ngày 6/3, đợt dịch thứ 4 này toàn thành phố ghi nhận tổng cộng hơn 398.208 ca nhiễm Covid-19 (tính từ ngày 29/4/2021). Một tháng qua, số ca nhiễm tăng gần 10 lần, riêng những ngày gần đây đều hơn 20.000 ca mỗi ngày. Tuy nhiên, hơn 95% F0 tại thành phố ở thể nhẹ và không triệu chứng, chưa đến 4% người nhiễm điều trị ở tầng hai và ba của thành phố, tỷ lệ tử vong 0,4%.

Bộ Y tế thống kê 20/30 quận huyện của Hà Nội đã ghi nhận biến chủng Omicron. Trong đó, 87% mẫu xét nghiệm là biến chủng phụ BA.2 của Omicron - có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần so với biến thể gốc là BA.1, đồng thời có thể tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc khoảng 30%. Theo Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà, trong giai đoạn này Thành phố đánh giá mức độ nguy cơ thông qua tỷ lệ bệnh nhân vào viện, chuyển nặng, tử vong; khả năng đáp ứng của hệ thống y tế ở các tuyến chứ không phải số ca nhiễm mỗi ngày. Tính toán về khả năng đáp ứng thu dung bệnh nhân, Sở Y tế khẳng định vẫn đang ở trạng thái chủ động, không quá tải.

Hiện Thành phố đã mở toàn bộ giường điều trị cho bệnh nhân tầng 2, 3 ở tất cả bệnh viện; làm việc với Bộ Y tế và bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành Trung ương để đề nghị hỗ trợ thu dung bệnh nhân. Trong đó có các bệnh viện như Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Việt Đức, Bệnh nhiệt đới Trung ương, E, Hữu nghị Việt Xô; trực thuộc các bộ, ngành có bệnh viện Nông nghiệp, Thể thao, Dệt May, Xây dựng... “Kể cả với kịch bản số ca nhiễm tăng gấp đôi như hiện nay, Thành phố cơ bản vẫn đáp ứng được”, bà Hà cho biết. Ngoài khả năng thu dung của các bệnh viện trên, Sở Y tế sẽ huy động thêm một số bệnh viện tuyến huyện ngoại thành tại Gia Lâm, Thạch Thất, Chương Mỹ, Sơn Tây. Các bệnh viện này có thể dành một nửa cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19, nửa còn lại điều trị các bệnh khác.

Trước khả năng ca nhiễm tiếp tục tăng cao trong hai tuần tới, Hà Nội đã sẵn sàng tình huống 100-500 ca nặng một ngày. Các kế hoạch chống dịch tiếp tục bám sát kịch bản đáp ứng điều trị 100.000 ca nhiễm đã được Thành phố đề ra từ nhiều tháng trước. Theo đó, với kịch bản 40.000 ca nhiễm cần điều trị, các tầng 1-2-3 lần lượt tăng số giường lên 36.800, 2.400 và 800. Trường hợp ca nhiễm lên 100.000, Thành phố chuẩn bị tổng cộng 92.000 giường ở tầng một (22.100 giường tại các cơ sở thu dung, điều trị và 69.900 giường tại các trạm y tế lưu động thuộc quận, huyện, thị xã); 6.000 giường ở tầng hai và 2.000 giường ở tầng ba.

Để luôn có giường điều trị F0, Hà Nội đã áp dụng phương án hạ tầng điều trị - tức bệnh nhân chỉ cần qua giai đoạn nguy hiểm là có thể về nhà theo dõi tiếp. Thành phố cũng đang huy động thêm lực lượng tình nguyện, bác sĩ đã nghỉ hưu, các cơ sở y tế ngoài công lập cùng tham gia, đảm bảo người dân được đáp ứng y tế sớm nhất, kịp thời chuyển tầng và hạn chế tối đa các ca chuyển nặng./.

Hà Phong - Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng

(LĐTĐ) Arsenal đã giành chiến thắng thuyết phục 3-0 trước Nottingham Forest trên sân nhà Emirates, cầu thủ 17 tuổi Nwaneri có bàn đầu tiên tại Premier League, Arsenal đã chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng.
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%

(LĐTĐ) Hôm nay 24/11, giá dầu thế giới tuần này bật tăng xấp xỉ 6% cả hai giá dầu WTI và Brent, mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ngày 7/11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,18 USD/thùng, tăng 1,63%, giá dầu Brent ở mốc 75,28 USD/thùng, tăng 1,27%.
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 24/11 trên thị trường thế giới chốt tuần tăng giá mạnh. Giá vàng trong nước tăng vọt, vàng nhẫn tại một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Xem thêm
Phiên bản di động