Nhiều băn khoăn khi trẻ lớp 1 học online, làm gì để lôi cuốn học sinh?

Mặc dù dịch Covid- 19 có diễn biến phức tạp nhưng quyết tâm không để dịch bệnh ảnh hưởng đến chương trình năm học, trong tháng 8/2021, nhiều trường ngoài công lập tại Hà Nội sẽ khởi động những buổi đầu tiên của năm học 2021- 2022 bằng hình thức online. Đổi mới, sáng tạo trong phương pháp để tạo hiệu quả cao nhất trong giảng dạy luôn là mục tiêu được các trường quan tâm, trong đó có việc dạy online cho trẻ lớp 1.
TPHCM: Học sinh tiếp tục ngưng đến trường, học online đến hết tháng 2 Bao giờ Hà Nội “chốt” thời gian cho học sinh đi học trở lại?

Khi trẻ vừa vào lớp 1 đã học online

Nhiều thầy cô giáo cho rằng, một trong những việc khó khăn nhất khi dạy online cho trẻ lớp 1 đó là rèn sự tập trung và nề nếp bởi trẻ vừa ở bậc mầm non lên nên vẫn giữ thói quen cũ, chưa có sự quy củ, tự giác.

Có con năm nay bước vào lớp 1, chị Đinh Thu Hà, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết: “Con mình rất háo hức và tỏ ra có trách nhiệm với giờ học online, luôn chủ động nhắc mẹ là sắp đến giờ học rồi nhưng thường chỉ 5-10 phút sau là ngó ngoáy, muốn bỏ máy tính để chơi đồ chơi. Trong lúc học, con cũng hay múa may, tỏ ra mất tập trung, thiếu kiên nhẫn”.

Chị Hoàng Thu Hương, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ: “Đúng là việc bảo con tập trung học là việc rất khó; nhiều lúc mẹ phát cáu khi ngồi học cùng con vì không được quá 10 phút là con quay ngang quay ngửa”.

Nhiều băn khoăn khi trẻ lớp 1 học online, làm gì để lôi cuốn học sinh?
Một trong những điều khó khi trẻ lớp 1 học online- đó là giữ tập trung

Còn Nguyễn Hải Yến, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho hay: “Do được rèn từ mẫu giáo nên con mình luôn có trách nhiệm với tiết học. Mới học được vài buổi online nhưng con rất hào hứng học bài, nghe cô giáo giảng, giơ tay phát biểu để nhận sao, nhận điểm thưởng. Mình thấy việc con học online vẫn được tương tác khá nhiều, mỗi phần vận động bị hạn chế hơn so với học trực tiếp”.

Là giáo viên phụ trách lớp 1 nhiều năm, cô Ngô Mai Trang, giáo viên một trường tiểu học ngoài công lập nhận xét: “Các con học sinh vừa vào lớp 1 hầu hết chưa biết đọc, biết viết nên việc làm quen thầy cô, tiếp cận với học online tương đối khó khăn. Thứ nữa, phân môn Tập viết sẽ không dễ dàng để triển khai bởi khi học các con cần thầy cô cầm tay chỉ dạy uốn nắn từng nét từng li; mà khi dạy online thì các không thể thực hiện được việc này”.

Đồng nhất một phần với ý kiến của cô Mai Trang, cô Trần Thị Kim Chi- Hiệu trưởng trường Tiểu học Sentia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Nếu năm học trước, học sinh lớp 1 chuyển sang hình thức học online sau khi đã hoàn thành chương trình học kỳ 1 thì năm nay, trường Tiểu học Sentia đang lên kế hoạch cho học sinh học online ngay trong tháng 8; điều này đồng nghĩa với việc trẻ lớp 1 học online khi đa số chưa đọc - viết trôi chảy. Đây là vấn đề không hề đơn giản đối với giáo viên”.

Thu hút trẻ bằng chất lượng bài giảng

Khẳng định việc luôn chủ động trước mọi tình huống nên Hiệu trưởng trường Tiểu học Sentia Trần Thị Kim Chi nêu rõ: Năm học mới này trường tuyển sinh hơn 60 trẻ lớp 1 và chia làm 3 lớp. Để đảm bảo chất lượng tối ưu cho tiết học online, đặc biệt với khối lớp 1, trường chọn giải pháp chia thành các nhóm nhỏ để học. Học hình thức online có độ phân hóa học sinh rất cao nên với lớp trên 20 học sinh, tiết học Toán và tiếng Việt sẽ chia làm 2 nhóm; với môn tiếng Anh sẽ chia làm 3 nhóm và xếp theo trình độ của học sinh. Bên cạnh đó, trường cũng xây dựng kế hoạch bài giảng, chương trình linh hoạt, có điều chỉnh tiến độ dạy và học theo từng nội dung để đảm bảo khả năng tiếp nhận kiến thức cơ bản của các con.

Nhiều băn khoăn khi trẻ lớp 1 học online, làm gì để lôi cuốn học sinh?
Lớp 1 học online thường có ít nhất 2 giáo viên

Mặt khác, theo cô Kim Chi, trẻ em hiện nay, trong đó bao gồm cả trẻ lớp 1 đều có khả năng tự học qua youtube, video… rất khá do được tiếp xúc nhiều với công nghệ, với các chương trình tự học từ sớm; vì vậy khi học online, khả năng tiếp nhận bài giảng của các con sẽ tốt. Bằng kinh nghiệm năm trước và công tác tập huấn kỹ lưỡng, nhà trường sẽ cố gắng khắc phục những khó khăn gặp phải trong thời gian học online.

Tâm sự về việc dạy online cho trẻ lớp 1, cô Đỗ Thùy Linh- Hiệu trưởng Tiểu học Alpha (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nói : “Trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, khó khăn là hiện hữu của tất cả mọi người nhưng ai cũng phải học cách để thích nghi. Trẻ học lớp 1 cũng vậy. Với khung chương trình học của trường, trẻ lớp 1 sẽ học chính vào buổi sáng và thực hành, hướng dẫn làm bài tập vào buổi chiều. Ở các tiết học chính, các con học trên Team, mỗi lớp có 2 cô (1 cô chính, 1 cô trợ giảng). Buổi chiều, các cô chia lớp thành các nhóm nhỏ tùy theo năng lực học sinh để tiến hành trợ giúp (có thể 1 cô -1 trò). Để học sinh không căng thẳng, trường thiết kế chương trình buổi chiều chủ yếu học qua Megaschool- 1 phương pháp học tập mới với nhiều màu sắc, âm thanh sinh động để thu hút các con. Tiết học cũng có nhiều chương trình lồng ghép video, hướng dẫn mát- xa mắt, tập thể dục, sân chơi… Học online, các con sẽ ít phải làm bài tập trên giấy nên dù thời lượng 35 phút/tiết nhưng với nhiều nội dung phong phú sẽ không học sinh nào cảm thấy căng thẳng.

Phụ huynh cần tin tưởng vào các giải pháp công nghệ

Băn khoăn của nhiều phụ huynh lớp 1 nhất, đó là việc sắp xếp thời gian học online như thế nào cho hợp lý. Về việc này, cô Đỗ Thùy Linh chia sẻ: “Vì là học chính thức nên thời gian học vẫn sắp xếp trong giờ hành chính. Việc này khá khó khăn vì phụ huynh còn đi làm hoặc bận việc. Tuy nhiên, với phương châm giáo dục “Học đam mê, sống tự chủ”, mỗi học sinh đều phải có sự tự chủ, tự lập, tự giác trong học tập nên học sinh lớp 1 sẽ phải làm quen dần với thời khóa biểu.

Để hình thành thói quen cho trẻ sẽ cần ít nhất 21 ngày nên nhà trường đã trao đổi, mong muốn nhận được sự đồng hành của phụ huynh trong việc rèn luyện nề nếp cho các con. Hàng ngày, thầy cô sẽ hướng dẫn các con mở máy, đăng nhập Team. Để các con học tập trung, các lớp học đều phổ biến nội quy rõ ràng như phải bật camera suốt buổi học, chỉ được mở mic khi có yêu cầu. Qua camera, các cô quan sát được bao quát học sinh và kịp thời nhắc nhở, thưởng- phạt đối về thái độ học tập của các con. Với sự khích lệ, động viên và quan trọng hơn là tạo nên những tiết học sinh động, lôi cuốn, các cô sẽ kéo được các con vào nội dung bài học, tiết học từ đó sẽ hiệu quả và đầy hứng thú.

Nhiều băn khoăn khi trẻ lớp 1 học online, làm gì để lôi cuốn học sinh?
Sự hấp dẫn của tiết học là yếu tố giữ chân học sinh lớp 1 khi học online

Chia sẻ về việc xây dựng các tiết học chủ động, TS. Lê Thanh Quân- Hiệu trưởng trường Tiểu học & THCS Newton 5 – ngôi trường dự kiến bắt đầu năm học mới vào ngày 16/8 cho biết: “Thời gian vừa qua nhà trường đã tổ chức tập huấn các giải pháp mới trong việc triển khai dạy online cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1. Với giải pháp chia lớp thành các nhóm từ 10-15 học sinh và có từ 2 giáo viên sẽ giúp việc quản lí và hỗ trợ các con tốt hơn, tất cả các con được tương tác với giáo viên và bạn bè trong suốt tiết học.

Ngoài ra nhà trường đã xây dựng hệ thống bài giảng sinh động trên nền nảng Microsoft Team và các phần mềm ứng dụng khác để mỗi tiết học các con được hoạt động nhiều với các thao tác đơn giản như kéo- thả- nối hình….. Nhà trường cũng tiến hành cho học sinh khối 1 trải nghiệm 1 tuần trước năm học để con làm quen với các nội quy học tập, cách sử dụng máy tính và các thao tác. Các tiết học trong giai đoạn online đối với lớp 1 tập trung cho Tiếng Anh, Toán tư duy, Tập đọc….; riêng phần luyện viết sẽ ưu tiên cho giai đoạn học trực tiếp. Thời lượng số tiết sẽ tăng dần theo tuần (giai đoạn đầu sẽ học với số lượng vừa phải và tăng dần khi các con quen).

“Trong quá trình chuyển đổi số, các thầy cô nhận ra rằng học online rất hay ở chỗ chúng ta có nhiều nền tảng, nhiều nguồn thông tin để chia sẻ và nhiều công cụ để khai thác; học sinh được thực hành trên các nền tảng đó sẽ nhớ rất nhanh và hứng thú. Chính vì vậy, các thầy cô luôn mong muốn phụ huynh ủng hộ và tin tưởng các giải pháp học online, nhất là ở giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay”- TS. Lê Thanh Quân bày tỏ.

Theo Điệp Quyên/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/nhieu-ban-khoan-khi-hoc-sinh-lop-1-hoc-online-lam-gi-de-loi-cuon-hoc-sinh-429965.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động