Nhiều bất cập trong tổ chức giao thông ở Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Tại phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 14 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, ngày 7/12, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã thông tin kết quả giám sát về tình trạng giao thông đô thị trên địa bàn. Trong đó, còn chậm triển khai quy hoạch giao thông, thiếu bãi đỗ xe; tổ chức giao thông còn nhiều bất cập; công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm chưa hiệu quả.
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Huyện Chanthabuly HĐND Thành phố nắm bắt đúng, trúng vấn đề quan trọng, cấp thiết để giám sát, chất vấn

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị phải đạt từ 20%-26%. Nhưng thực tế hiện nay tỷ lệ này mới đạt khoảng trên 12,1%. Quy hoạch mục tiêu diện tích đất dành cho giao thông tĩnh đạt 3%-4%, nhưng tỷ lệ này hiện chưa đến 1%. Quy hoạch tỷ lệ vận tải hành khách công cộng phải đạt từ 50%-55%, hiện nay mới đạt khoảng 19%.

Nhiều bất cập trong tổ chức giao thông ở Thủ đô Hà Nội
Phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 14 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Đường sắt đô thị quy hoạch 10 tuyến với 413km, hiện nay kết quả mới thực hiện được 2 đoạn tuyến với 27km, đạt khoảng 6,5% quy hoạch. Hệ thống xe buýt nhanh quy hoạch 11 tuyến với 316km, hiện nay mới thực hiện được 1 tuyến Cát Linh - Yên Nghĩa với 14km, đạt 4,4% quy hoạch.

Theo ghi nhận thực tế của HĐND Thành phố, nhiều dự án giao thông, tuyến vành đai, đường xuyên tâm trên địa bàn Thành phố chậm triển khai theo quy hoạch. Cụ thể, Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1) được triển khai từ năm 2018 với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự án là 7.211 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5.818 tỷ đồng. Đến nay, dự án mới chỉ giải ngân 19,5% kế hoạch vốn.

Dự án cải tạo Quốc lộ 1A thời gian qua triển khai rất khó khăn, nhiều thời điểm buộc phải tạm ngừng và đầu tư thiếu đồng bộ. Ba đoạn tuyến triển khai dở dang đã lâu gồm: 3,8 km trên địa bàn huyện Thanh Trì; 1,6 km trên địa bàn huyện Thường Tín; 1km trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Còn lại 4 đoạn tuyến với 18,5km đi qua hai huyện: Thường Tín, Phú Xuyên vẫn chưa có dự án đầu tư. Thực trạng này khiến cửa ngõ phía Nam trở thành một trong những khu vực chịu áp lực giao thông lớn nhất của Hà Nội. Đặc biệt, trong những kỳ lễ, tết, ùn tắc kéo dài cả trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lẫn quốc lộ 1A.

Dự án đường vành đai 2,5, đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1A được Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch từ năm 2002, quyết định giải phóng mặt bằng từ năm 2010. Đến nay, sau 13 năm, công tác giải phóng mặt bằng của dự án vẫn còn nhiều vướng mắc. Đây được xem là nút thắt lớn nhất cản tiến độ dự án khiến 9 đoạn tuyến đang trong giai đoạn đầu tư và chờ đầu tư.

Nhiều bất cập trong tổ chức giao thông ở Thủ đô Hà Nội
Đường sắt đô thị mới thực hiện được 27km, đạt khoảng 6,5% quy hoạch

Dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm có chiều dài 3,7km, nguồn vốn 815 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau gần 4 năm triển khai, dự án vẫn ngổn ngang, hiện đã chậm tiến độ 2 năm so với dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Giao thông qua khu vực này thường xuyên ùn tắc. Các hộ dân xung quanh sống trong cảnh bụi bẩn, ô nhiễm tiếng ồn.

Cũng theo ghi nhận của HĐND Thành phố, sau nhiều “chiến dịch” giành lại vỉa hè cho người đi bộ, tình trạng hàng quán chiếm dụng vỉa hè cũng thường xuyên diễn ra tại các quận như: Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình… Tình trạng này do sự thiếu quyết liệt, đôn đốc của các quận, huyện, thị xã. Các địa phương đều chưa có phương án bố trí, sắp xếp một cách phù hợp cho các hộ kinh doanh trên hè phố để đảm bảo hài hòa giữa giữ gìn trật tự, văn minh đô thị với việc mưu sinh của người dân; lực lượng chức năng mỏng, chưa đảm bảo nhân lực để tổ chức tuần tra khép kín, nhắc nhở người dân thường xuyên, liên tục... Tình trạng xe ô tô đỗ tràn lòng đường vỉa hè vẫn thường xuyên diễn ra.

Vấn nạn xe bắt khách dọc đường hiện lại xuất hiện khắp nơi, không chỉ xung quanh các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm mà còn len lỏi vào tận các ngõ ngách, khu đô thị, bệnh viện. “Bến cóc” được lập khắp nơi, làm mất trật tự, mỹ quan đô thị và gây ùn tắc giao thông. Các xe kinh doanh vận tải khách liên tỉnh luôn tìm cách đi vào trung tâm hoặc chạy xuyên tâm Thành phố để gom khách.

Nhiều bất cập trong tổ chức giao thông ở Thủ đô Hà Nội
Công tác tổ chức giao thông tại một số tuyến và nút giao thông chưa khoa học, chưa phù hợp thực tế

Bên cạnh đó, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội nêu rõ, công tác tổ chức giao thông tại một số tuyến và nút giao thông chưa khoa học, chưa phù hợp thực tế. Đơn cử như cầu vượt chữ C đầu tiên ở Hà Nội đi qua Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch. Đến nay, sau gần 5 tháng, do công tác tổ chức giao thông nhiều điểm còn chưa hợp lý, xung đột với hạ tầng giao thông hiện có, cây cầu vượt này chưa giải quyết được tình trạng ùn tắc như mong đợi.

Việc phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham giao thông cũng còn nhiều bất cập. Đường Nguyễn Trãi (đoạn từ hầm chui Thanh Xuân tới cầu vượt Ngã Tư Sở) được Sở Giao thông vận tải Hà Nội thí điểm phân làn xe máy và ôtô bằng dải phân cách cứng. Tuy nhiên, do việc phân làn không hợp lý, dẫn tới người tham gia giao thông khó tiếp cận lề đường, việc có nhiều đường ngang ngõ tắt dẫn tới việc nhập làn khó khăn, đi lại lộn xộn, không tuân thủ theo biển báo, hướng dẫn.

Tuyến đường Lê Đức Thọ - Nguyễn Hoàng - Hàm Nghi vốn là điểm đen giao thông, khi lượng phương tiện đổ về khu vực này rất lớn, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm, tuyến đường này thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc nghiêm trọng. Sở Giao thông Vận tải cùng các đơn vị có liên quan đã thống nhất phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao trong 3 tháng, bắt đầu từ 7/10 đến 31/12/2023. Sau nhiều ngày thực hiện thí điểm lắp biển cấm rẽ trái, cấm quay đầu xe và thay đổi tín hiệu đèn giao thông, cảnh hỗn loạn vẫn không hề thuyên giảm.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động