Nhiều bất cập về khám, chữa bệnh cần phải sửa đổi!
Nhà nước thống nhất quản lý về giá khám bệnh, chữa bệnh
Sửa đổi toàn diện Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế - cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất từ năm 2019, nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập sau 11 năm thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 hiện hành. Đồng thời, bổ sung, hoàn thiện các quy định đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh khi phát sinh tình huống đặc biệt chưa có tiền lệ như đại dịch Covid-19 và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
Cần thiết sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh để tạo hành lang pháp lý phù hợp cho công tác khám, chữa bệnh. |
Trong đó, Dự thảo quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh là số tiền phải trả cho mỗi dịch vụ khám, chữa bệnh hoặc theo trường hợp bệnh, bao gồm nhóm yếu tố chi phí trực tiếp, tiền lương, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định. Việc xây dựng, quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Thẩm tra Dự luật, Ủy ban Xã hội, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan đều nhất trí với sự cần thiết Nhà nước phải thống nhất quản lý về giá đối với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả đối với giá dịch vụ xét nghiệm bằng máy do tư nhân đặt trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật cho rằng việc áp dụng một mức giá khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc như đề xuất có thể không phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương khác nhau.
Hơn nữa, việc thay đổi từ chỗ quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước định khung giá và mức giá cụ thể (điểm c khoản 3 Điều 19 của Luật Giá) sang quy định Nhà nước định mức giá cụ thể (điểm a khoản 3 Điều 19 của Luật Giá) dẫn đến phải sửa đổi Luật Giá để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, liên quan đến chính sách này, Ủy ban Xã hội đề nghị cần nghiên cứu, tổng kết đánh giá kỹ nội dung "cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được quyền quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh" để có cơ sở xem xét tiếp tục kế thừa trong Luật (sửa đổi).
Sửa đổi quy định để được cấp phép hành nghề
Về chức danh chuyên môn và giấy phép hành nghề, Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành quy định đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề gồm: Bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên, lương y, người có bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền. Việc cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện trên cơ sở xem xét văn bằng chuyên môn và thực hành; chứng chỉ hành nghề không có thời hạn.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, thực tiễn cho thấy, việc xét cấp chứng chỉ hành nghề theo hồ sơ không đánh giá được năng lực thực tế. Chưa kể, việc cấp theo văn bằng bỏ sót nhiều đối tượng tham gia khám chữa bệnh mà không được cấp chứng chỉ hành nghề và không quản lý được quá trình thực hành nghề nghiệp sau cấp phép.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, quy định về đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 chưa bao phủ hết các đối tượng tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thực tế như cán bộ khối y tế dự phòng, kỹ sư xạ trị, kỹ sư vật lý y học, người đang làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng nhưng có tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Vì vậy, Dự thảo sửa đổi quy định để được cấp phép hành nghề, ngoài đáp ứng điều kiện về sức khỏe, lý lịch tư pháp, người đề nghị cấp phép phải hoàn thành chương trình thực hành sau tốt nghiệp, đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề. Đồng thời, Dự thảo tiếp tục quy định cấp phép hành nghề không có thời hạn với lương y, người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền và theo hình thức xét hồ sơ...
Phải thành thạo sử dụng tiếng Việt?
Theo quy định hiện hành, người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo, nếu không biết thì được sử dụng phiên dịch. Tuy nhiên, theo cơ quan soạn thảo, việc sử dụng phiên dịch dẫn đến nhiều hạn chế do người phiên dịch không có chuyên môn y tế, người phiên dịch lợi dụng vị trí để hành nghề trái phép, khó xác định trách nhiệm pháp lý khi xảy ra sự cố y khoa do chỉ định của người hành nghề hay lỗi tại người phiên dịch.
Theo TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, cần sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Bảo hiểm y tế, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, thiết kế lại cho phù hợp để thu nhập của cán bộ, nhân viên y tế đảm bảo được giá trị sức lao động, tạo đòn bẩy thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả công tác y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân. Ông Lợi phân tích, cơ chế, chính sách của ngành Y tế có 3 nút thắt lớn về thể chế cần phải tập trung tháp gỡ để cán bộ ngành Y tế được hưởng thù lao thoả đáng. Thứ nhất là ngành Y tế được đào tạo dài hơn các ngành khác nên cần thiết phải thiết kế bảng lương phù hợp với quá trình đào tạo. Thứ hai, là ngành chăm lo cho sức khoẻ của người dân, bảo vệ tính mạng con người như lực lượng vũ trang bảo vệ nhân dân, tại sao ngành Y tế không cho áp dụng phụ cấp 1,8 như lực lượng vũ trang? Thứ ba, khi dịch bệnh lực lượng y tế phải đương đầu chống dịch, nên cần có phụ cấp đặc biệt để khi biến cố xảy ra thì áp dụng ngay. |
Vì vậy, Dự thảo quy định người nước ngoài hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám, chữa bệnh cho người Việt Nam phải thành thạo sử dụng tiếng Việt trong khám chữa bệnh, trừ một số trường hợp cho phép sử dụng phiên dịch. Những người nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề có lộ trình 5 năm để chuyển đổi sang sử dụng tiếng Việt trong khám, chữa bệnh, hoặc để cơ sở khám chữa bệnh đang sử dụng nhân lực là người nước ngoài sắp xếp, bố trí, tuyển dụng nhân lực thay thế.
Tuy nhiên, thẩm tra Dự luật, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Đối ngoại cho rằng, đề xuất này chưa phù hợp, không thu hút được các bác sĩ nước ngoài có trình độ cao đến làm việc, hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam, nhất là đối với một số lĩnh vực khám chữa bệnh mà nước ta còn yếu, cần tranh thủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn của các chuyên gia nước ngoài trong điều kiện nước ta ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng.
Những năm qua, Bộ Y tế đã triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí do Bộ Y tế ban hành và bước đầu cho thấy hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Vì vậy, Dự thảo bổ sung quy định việc đánh giá chất lượng là bắt buộc theo bộ tiêu chuẩn chất lượng do Bộ Y tế ban hành, được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận chất lượng độc lập, với lộ trình thực hiện dự kiến từ 1/1/2026 (2 năm sau khi Luật có hiệu lực thi hành).
Cũng theo Dự thảo, người hành nghề khám, chữa bệnh được từ chối khám, chữa bệnh khi: Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hành nghề của mình, nhưng phải giới thiệu đến cơ sở khám, chữa bệnh khác để giải quyết; việc khám, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp; người bệnh, thân nhân có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người hành nghề đang thực hiện nhiệm vụ…/.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00