Nhiều hoạt động phong phú tại lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2023
Đình Trương Thị đón nhận Bằng di tích Kiến trúc - Nghệ thuật của Thành phố Đình Kim Ngân – Điểm nhấn khi tham quan phố cổ Hà Nội Đình làng chốn thị thành |
Đây là hoạt động nhằm triển khai Đề án “Nghiên cứu tổ chức lễ hội truyền thống trong khu Phố cổ Hà Nội và khu vực Hồ Hoàn Kiếm”, phát huy các giá trị di sản.
Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2023 với nhiều hoạt động đa dạng như: Đoàn rước lễ hội truyền thống quy mô lớn, thu hút được đông đảo quần chúng trong và ngoài quận Hoàn Kiếm tham gia; Trang trí không gian nghệ thuật sắp đặt trưng bày bằng hệ thống đèn lồng trong và ngoài khu vực đình tạo điểm nhấn cho hoạt động của lễ hội; giới thiệu tổ chức trình diễn các công đoạn, kỹ thuật nghề truyền thống kim hoàn, các sản phẩm kim hoàn của các địa phương; các chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống được tổ chức phục vụ nhân dân trong những ngày diễn ra hoạt động lễ hội.
Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2023 được Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm tổ chức từ ngày 22/4 - 7/5. (Ảnh K.Tiến) |
Tại lễ hội, để tăng cường sự tham gia của chính cộng đồng trong tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2023 có sự hỗ trợ từ các cá nhân, đơn vị nghề kim hoàn như: Nghệ nhân và nhân dân quận Hoàng Mai (nghề đậu Bạc phường Định Công), xã Thúc Kháng (làng nghề kim hoàn Châu Khê - tỉnh Hải Dương); xã Hồng Thái (làng nghề chạm bạc Đồng Xâm - tỉnh Thái Bình), xã Đại Bái (làng nghề đúc đồng - Đại Bái, tỉnh Bắc Ninh), xã Kiêu Kỵ (làng nghề dát vàng bạc Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm), phường Trúc Bạch (nghề đúc đồng Ngũ Xá - quận Ba Đình) và Nhóm Câu lạc bộ đình làng việt, Ban quản lý Di tích đình - đền Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì), Nhà hát kịch Việt Nam…
Trong thời gian diễn ra hoạt động, tại đình Kim Ngân sẽ tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề về nghề kim hoàn truyền thống với mục đích để các nghệ nhân làng nghề - phố nghề có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác phát triển nghề tại địa phương, đồng thời giới thiệu các sản phẩm và quảng bá các giá trị di sản làng nghề gắn với phố nghề nhằm thu hút khách du lịch để phát triển kinh tế.
Hoạt động tổ chức lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2023 là dấu ấn văn hóa hết sức sinh động, có ý nghĩa thiết thực góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về truyền thống yêu nước, tôn vinh những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, giá trị văn hóa lịch sử quốc gia khu Phố cổ Hà Nội, hướng mọi người về với cội nguồn dân tộc, bày tỏ tấm lòng thành kính đối với công đức của các vị tổ nghề.
Qua đó, tiếp thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta trong lao động sản xuất, công tác, học tập để chung tay xây dựng Thủ đô Hà Nội, quận Hoàn Kiếm ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Di tích quốc gia đình Kim Ngân (phố Hàng Bạc, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm) thờ ông tổ bách nghệ và tổ nghề kim hoàn. Theo các tài liệu còn lưu tới ngày nay, từ Thời Lê Thánh Tông (1160 - 1497), Quan Thượng thư Bộ Lại Lưu Xuân Tín được vua cho phép lập xưởng đúc bạc nén ở Kinh thành. Ông đã đưa người dân làng Châu Khê ra làm nghề này. Dần dần, người dân Châu Khê lên Thăng Long làm nghề đúc bạc ngày càng đông, thành phường hội rồi trở nên phố nghề Hàng Bạc ngày nay. Đình Kim Ngân được người Châu Khê khởi dựng và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Năm 2013, đình được xếp hạng là di tích kiến trúc, nghệ thuật cấp Quốc gia do Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp. Thường vào dịp xuân tế và thu tế, thợ Châu Khê tế lễ Thành hoàng và Tổ sư nghề nghiệp tại đình, đền ở quê và phố Hàng Bạc (Hà Nội). Ngoài mục đích thường có của một ngôi đình làng của người Việt là nơi tổ chức sinh hoạt của cộng đồng làng xã, thực hành tín ngưỡng thờ Thành Hoàng và tổ nghề, đình Kim Ngân còn đóng vai trò quan trọng đối với việc kết nối các cộng đồng thợ nghề kim hoàn từ bốn phương quanh đất Kinh Kỳ. Những người thợ kim hoàn tụ hội về Kẻ Chợ phát triển ngành nghề truyền thống của quê hương với những sản phẩm đặc trưng riêng, góp phần vào sự phong phú của “36 phố phường” Thăng Long - Hà Nội. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Arsenal 3-0 Nottingham: Chấm dứt chuỗi 4 trận không biết mùi chiến thắng
Giá xăng dầu hôm nay (24/11): Giá dầu thế giới tuần bật tăng gần 6%
Giá vàng hôm nay 24/11: Vàng nhẫn tiếp đà tăng, tiến sát mốc 87 triệu đồng/lượng
Hỗ trợ tối đa cho người nộp thuế và các sàn thương mại điện tử
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57