Nhiều nam giới trở thành nạn nhân mua bán người vì tin “việc nhẹ, lương cao”
Trang bị kiến thức phòng, chống mua bán người tới hội viên phụ nữ Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình dự Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) |
Ngày 24/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi), với nhiều đề xuất sửa đổi quan trọng.
Đại biểu Phạm Đình Thanh (Đoàn tỉnh Kon Tum) cho rằng, thời gian trước đây hoạt động mua bán người chủ yếu xảy ra ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn có phần hạn chế.
Tuy nhiên những năm gần đây ở nhiều vùng khác, tuy không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhưng tình hình mua bán người cũng xảy ra rất nghiêm trọng và phức tạp.
Đại biểu Phạm Đình Thanh (Đoàn tỉnh Kon Tum). (Ảnh: Quốc hội) |
Đáng quan tâm, nạn nhân của mua bán người trước đây chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, những năm gần đây có rất nhiều nạn nhân là nam giới trong độ tuổi thanh thiếu niên.
“Với thủ đoạn lừa việc nhẹ, lương cao, đối tượng mua bán người đã đưa nhiều nạn nhân là nam giới trong độ tuổi thanh thiếu niên qua biên giới, nhất là sang Campuchia để cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản”, đại biểu nói.
Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Đình Thanh cũng cho biết, ngoài số nạn nhân thuộc lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng thì người khuyết tật cũng có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của các hành vi này.
Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn tỉnh Thái Bình) dẫn số liệu báo cáo của Bộ Công an cho biết, nếu như trong giai đoạn trước đây, giai đoạn 2012 đến năm 2020 thì mua bán người chủ yếu là mua bán người ra nước ngoài chiếm đến 80% số vụ, thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều vụ mua bán người ở trong nước, với riêng năm 2022 số vụ mua bán người trong nước chiếm đến trên 45% số vụ.
Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn tỉnh Thái Bình). (Ảnh: Quốc hội) |
Trước đây, các đối tượng tội phạm mua bán người thì phải trực tiếp về các vùng, các địa điểm để tiếp cận, tìm các nạn nhân thì ngày nay công nghệ phát triển, các đối tượng chỉ cần ngồi tại một vị trí sử dụng mạng Zalo, Facebook để có thể kết nối, dụ dỗ đưa người ra nước ngoài hoặc trao đổi, mua bán nạn nhân ngay trong nội địa.
Chính vì vậy, việc để tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, việc sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người là hết sức cần thiết.
“Đặc biệt, thời gian vừa qua đã xuất hiện tình trạng mua bán thai nhi, mua bán nam giới để cưỡng bức lao động trên tàu cá; một số nơi nổi lên tình trạng mua bán trẻ sơ sinh núp bóng tinh vi các tổ chức mang danh thiện nguyện tự phát”, đại biểu cho biết.
Vì vậy, đại biểu đồng tình với quan điểm mua bán thai nhi trong bụng mẹ là hành vi nguy hiểm cho xã hội và vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục và chưa có quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này. “Do đó, cần bổ sung truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp mua bán thai nhi”, nữ đại biểu đề nghị.
Bên cạnh đó, đại biểu Trần Khánh Thu cho rằng, còn khoảng trống nhất định trong việc bảo đảm quyền tiếp nhận dịch vụ hỗ trợ giữa nạn nhân nam và nữ. Các dịch vụ hỗ trợ mới chỉ tập trung vào nạn nhân nữ bị mua bán qua biên giới, làm vợ hoặc làm mại dâm, có những nhóm nguy cơ khác như nam công nhân làm việc tại các công trường xây dựng, các dịch vụ đánh bắt hải sản hoặc những người bị mua bán trong nội địa thường chưa nhận được sự quan tâm.
“Các quy định mới mới chỉ chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân nữ hơn nạn nhân nam dẫn đến tình trạng chỉ có các cơ sở hỗ trợ chuyên biệt cho nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái mà chưa có các cơ sở đối với các nạn nhân nam.
Nhu cầu, quyền lợi chính đáng của nạn nhân nam dường như còn đang bị bỏ ngỏ. Vì vậy, để bảo đảm đầy đủ quyền của nạn nhân bị mua bán, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung những quy định cụ thể về việc thành lập, quản lý, vận hành những cơ sở tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân trên cơ sở đáp ứng nhu cầu giới, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ”, đại biểu đoàn Thái Bình đề nghị.
Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (Đoàn tỉnh Bạc Liêu). (Ảnh: Quốc hội) |
Đại biểu Lê Thị Ngọc Linh (Đoàn tỉnh Bạc Liêu) lại đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí ngân sách cho những vùng có tình hình mua bán người xảy ra nghiêm trọng, phức tạp, vùng biên giới, hải đảo nhằm tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho các vùng này thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác phòng, chống mua bán người.
Bên cạnh đó, đại biểu đề cập đến trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia phòng ngừa mua bán người và bảy tỏ thống nhất với ý kiến đề nghị quy định trách nhiệm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng ngừa mua bán người vào dự thảo Luật.
“Hiện nay nạn nhân của mua bán người không chỉ là phụ nữ và trẻ em gái như trước đây, mà nạn nhân còn là nam giới trong độ tuổi thanh, thiếu niên. Việc bổ sung trách nhiệm Đoàn Thanh niên tham gia vào việc phòng ngừa mua bán người vào dự thảo Luật lần này là cần thiết, phù hợp và cũng làm tăng thêm nguồn lực, tạo thêm sức mạnh của các tổ chức trong việc thực hiện công tác phòng, chống mua bán người như hiện nay và những năm tiếp theo”, lời đại biểu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Honda Việt Nam công bố kết quả kinh doanh tháng 12 và cả năm 2024
Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch
LĐLĐ huyện Chương Mỹ nhận Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ Việt Nam
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Công bố quyết định thành lập và công tác cán bộ UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố Vinh
Bộ Giao thông vận tải cam kết không để xảy ra trường hợp tương tự như cầu Phong Châu
Tin khác
Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí
Tin mới 10/01/2025 13:49
TP.HCM: Ra quân thực hiện năm an toàn giao thông 2025
Tin mới 10/01/2025 12:08
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm, tặng quà Tết tại Đồng Nai
Tin mới 09/01/2025 18:13
Bình Dương: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Tin mới 09/01/2025 16:42
Quy định cụ thể với thủ tục hành chính đang được xử lý khi thực hiện sắp xếp
Tin mới 09/01/2025 16:12
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin mới 08/01/2025 19:18
Thống nhất nhận thức và hành động tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế
Tin mới 08/01/2025 16:48
Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025
Tin mới 08/01/2025 16:28
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương
Tin mới 08/01/2025 11:28
Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật
Tin mới 07/01/2025 21:41