Nhiều quyết sách đáng nhớ của ngành Tài chính

(LĐTĐ) Trong hơn 3 năm qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Tài chính đã có nhiều quyết sách đáng nhớ, nhất là trong điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, ứng phó kịp thời, hiệu quả trước những tác động của dịch bệnh, thiên tai và những diễn biến phức tạp trong khu vực, thế giới.
Siết chặt khâu đào tạo kiểm toán viên Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống! Thúc đẩy quan hệ đầu tư - thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Bộ Tài chính không đồng ý điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh

Trong đó phải kể đến ngành Tài chính đã đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19; đẩy mạnh điện tử hóa chống thất thu thuế; đưa tỷ lệ nợ công giảm liên tục; tăng cường quản lý giá, kiểm soát lạm phát; củng cố thị trường tài chính;...

Trước tác động nghiêm trọng của đợt dịch Covid-19 và khó khăn về kinh tế, trong 3 năm qua, Bộ Tài chính đã khẩn trương trình cấp có thẩm quyền thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí với tổng giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được miễn giảm, gia hạn năm 2021- 2022 khoảng 377,5 nghìn tỷ đồng. Năm 2023 tiếp tục miễn, giảm, gia hạn các khoản thu ngân sách Nhà nước khoảng 191,5 nghìn tỷ đồng.

Nhiều quyết sách đáng nhớ của ngành Tài chính
(Ảnh minh họa)

Đặc biệt, Bộ Tài chính đã đề xuất cấp có thẩm quyền nhiều chế độ, chính sách chi ngân sách Nhà nước cho phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo nguồn kinh phí đẩy nhanh tiến độ mua vắc xin tiêm phòng Covid-19 cho nhân dân; chủ động đề xuất, tham mưu cho Chính phủ thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 và trực tiếp chỉ đạo, quản lý điều hành quỹ. Đến hết ngày 30/6/2024 đã huy động được 10.912,8 tỷ đồng từ các tổ chức cá nhân ủng hộ.

Với các giải pháp chính sách tài khóa nêu trên, kết hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác, cùng với kiểm soát được dịch Covid-19, sản xuất kinh doanh đã từng bước hồi phục, đời sống người dân đã trở lại bình thường, đà tăng trưởng kinh tế phát triển trở lại.

Có thể nói, trong hơn 3 năm qua, các giải pháp chống thất thu thuế được ngành Tài chính thúc đẩy một cách mạnh mẽ, nhất là đối với các lĩnh vực thương mại điện tử, bất động sản, thu thuế của nhà cung cấp nước ngoài; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế; đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế.

Điện tử hóa, hiện đại hóa quản lý thu được đẩy mạnh triển khai ở tất cả các khâu như quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử. Việc cung cấp dịch vụ thuế điện tử cũng được triển khai trên phạm vi toàn quốc, đến hết năm 2023 đã có 99,95% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử; 99,16% doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử; 99% doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử. Triển khai hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc từ ngày 21/4/2022 tổng số lượng hóa đơn điện tử đã tiếp nhận và xử lý từ khi triển khai đến hết năm 2023 là hơn 6,1 tỷ hóa đơn.

Cũng trong 3 năm qua, Bộ Tài chính đã đưa tỷ lệ nợ công giảm liên tục từ mức 55,9% GDP cuối năm 2020 xuống còn 42,7%GDP cuối năm 2021; khoảng 37,4% GDP năm 2022 và từ cuối năm 2023 còn khoảng 37% GDP. Năm 2022, Việt Nam được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, “triển vọng ổn định”; Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ mức Ba3 lên mức Ba2, “triển vọng ổn định”.

Đặc biệt, giai đoạn 2022 - 2023 trước biến động tăng giá mạnh của các mặt hàng chiến lược như dầu, than… trên thị trường thế giới, gây áp lực lên lạm phát trong nước, Bộ Tài chính với vai trò thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá đã thường xuyên đánh giá, chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động tính toán và dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát; xây dựng các kịch bản, kiến nghị các giải pháp điều hành giá cả thị trường, phù hợp với từng mặt hàng, nhất là đối với các mặt hàng xăng, dầu và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu Nhà nước quản lý điều hành giá.

Thường xuyên cập nhật diễn biến theo sát tình hình thực tế báo cáo Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá; đẩy mạnh kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, xử lý các sai phạm trong quản lý, điều hành giá; tránh việc lợi dụng giá xăng dầu tăng để kết cấu thêm các khoản chi phí, tăng giá hàng hóa bất hợp lý .

Với các giải pháp đã thực hiện, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của tác động tăng giá trên thị trường thế giới, song chỉ số giá tiêu dùng năm 2021, 2022 và 2023 chỉ tăng lần lượt 1,84% và 3,21% và 3,2% so với cùng kỳ năm trước, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Để kinh tế Việt Nam có thể trụ vững và tiếp tục tăng trưởng, doanh nghiệp được tiếp sức vượt qua khó khăn, Bộ Tài chính đã nỗ lực triển khai hàng loạt giải pháp nhằm duy trì ổn định và phát triển bền vững, đồng bộ các thị trường tài chính, tiếp tục khơi thông nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đến cuối tháng 8/2023, quy mô thị trường vốn đạt khoảng 100,1% GDP, trong đó thị trường cổ phiếu đạt khoảng 66,1% GDP, thị trường trái phiếu đạt 34% GDP, tổng tài sản các doanh nghiệp bảo hiểm đạt khoảng 9,1%GDP.

Trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước có nhiều biến động, tính tuân thủ pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa cao, hành vi thao túng giá phức tạp trên thị trường chứng khoán, việc phân phối sản phẩm bảo hiểm có bất cập trong hoạt động bán chéo qua các ngân hàng, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Đồng thời tiếp tục đa dạng hóa nhà đầu tư, hàng hóa trên thị trường; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng; nâng cao năng lực quản trị rủi ro, lành mạnh hóa thị trường chứng khoán, trái phiếu. Mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, thị trường tài chính, tiền tệ thế giới vẫn diễn biến phức tạp nhưng thị trường cổ phiếu, trái phiếu, thị trường bảo hiểm trong nước đã dần ổn định.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai công tác năm 2025.
Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

(LĐTĐ) Ngày 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã công bố quyết định kết nạp đoàn viên và thành lập Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Giang Biên.
Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

(LĐTĐ) Tối 9/1/2025 đã xảy ra cháy 5 lán tạm có diện tích khoảng 300m2, tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Hàng lọat dự án giao thông trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ khánh thành và đưa vào phục vụ người dân trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, hiện nay, khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách là rào cản cho sự phát triển.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

(LĐTĐ) Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đến nay công tác đầu tư phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt điện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo sẵn sàng cho việc khai trương.

Tin khác

Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp

Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp

(LĐTĐ) Theo quy định, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế (NNT) là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề xung quanh ngưỡng nợ thuế để đủ điều kiện thông báo hoãn xuất cảnh.
Báo chí góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính

Báo chí góp phần vào thành công chung của ngành Tài chính

(LĐTĐ) Chiều 7/1, Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý IV năm 2024.
Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên

Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên

(LĐTĐ) Chiều ngày 7/1, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Nghệ An thu hút gần 1,75 tỷ USD vốn FDI trong năm 2024

Nghệ An thu hút gần 1,75 tỷ USD vốn FDI trong năm 2024

(LĐTĐ) Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố số liệu về tình hình thu hút đầu năm nước ngoài năm 2024. Theo đó, Nghệ An thu hút gần 1,75 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành cả nước.
Thu thuế thu nhập cá nhân năm 2024 ước đạt 189.000 tỷ đồng

Thu thuế thu nhập cá nhân năm 2024 ước đạt 189.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thuế, số thu từ thuế thu nhập cá nhân năm 2024 ước đạt khoảng 189.000 tỷ đồng, vượt dự toán cả năm khoảng 30.000 tỷ đồng.
Thúc đẩy giải ngân gói 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội

Thúc đẩy giải ngân gói 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn số 55/NHNN-TD gửi 9 ngân hàng thương mại về việc triển khai Chương trình cho vay nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP.
Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

Giảm thuế giá trị gia tăng đến 30/6/2025

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025.
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Tài chính thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động khó lường, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên vẫn có nhiều chính sách hiệu quả và hoạt động nổi bật trong năm 2024.
Chính thức bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai

Chính thức bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành. Có 12 thông tư bị bãi bỏ hoàn toàn và 1 thông tư bị bãi bỏ một phần.
Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến 16%

Tăng trưởng tín dụng năm 2025 dự kiến 16%

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống năm 2025 khoảng 16% và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng đơn vị.
Xem thêm
Phiên bản di động