Nhiều thành tựu trong Y tế - Giáo dục
Y tế - Giáo dục phối hợp chặt chẽ nhằm phòng chống dịch bệnh hiệu quả Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin cho trẻ em |
Xứng đáng lá cờ đầu
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, đến nay, ngành GD&ĐT Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm học 2023 - 2024, toàn Thành phố có 2.876 trường học, gần 2,3 triệu học sinh và 124 nghìn giáo viên ở các cấp học. Mạng lưới trường, lớp được mở rộng; cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại và đạt chuẩn với nhiều loại hình trường, lớp, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới.
Hà Nội luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn quốc về giáo dục. |
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tăng cường, đảm bảo chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm. Vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức công khai, minh bạch, đúng quy định kỳ tuyển dụng viên chức với 608 chỉ tiêu làm việc tại các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở. Công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá không ngừng được đổi mới. Nền nếp, kỷ cương được duy trì. Các hoạt động, phong trào thi đua trong nhà trường được tổ chức sôi nổi, thiết thực, có ý nghĩa. Việc xây dựng xã hội học tập, khuyến học, khuyến tài được triển khai sâu rộng. Hiện tại, Hà Nội là một trong bốn địa phương đầu tiên trên cả nước được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
Chất lượng giáo dục đại trà được quan tâm. Chất lượng giáo dục mũi nhọn có sự chuyển biến. Tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông năm học 2023 - 2024 do Bộ GD&ĐT tổ chức vào ngày 5 - 6/1 vừa qua, thành phố Hà Nội có 184 học sinh đạt giải (nhiều hơn năm học 2022 - 2023 43 giải), gồm 14 giải Nhất, 61 giải Nhì, 54 giải Ba và 55 giải Khuyến khích. Đây là kỳ thi có số lượng giải Nhất nhiều nhất từ trước tới nay của đội tuyển học sinh Thành phố trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông.
Đáng chú ý, trong số các học sinh đạt giải, có những nhân tố mới đến từ các trường còn nhiều khó khăn. Đây là minh chứng về thành quả của những nỗ lực của thành phố Hà Nội trong việc nâng cao chất lượng, giảm chênh lệch giữa các trường học ở các địa bàn.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được tập trung thực hiện. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) của Đảng bộ thành phố Hà Nội đặt chỉ tiêu đến năm 2025, tỷ lệ trường công lập (bao gồm các cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia từ 80 - 85%. Ghi nhận thực tế cho thấy, các địa phương, các trường học trên địa bàn Thành phố đã cụ thể hóa mục tiêu của Nghị quyết bằng nhiều giải pháp. Việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở và toàn ngành GD&ĐT xác định là nhiệm vụ chung, trọng tâm và kiên trì triển khai nhằm tạo nên các điều kiện dạy - học đạt chuẩn, với mục đích cao nhất là tạo ra “sản phẩm” đạt chuẩn, góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực cho Thủ đô và đất nước.
Để đạt được những kết quả này, không thể không kể đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã khẳng định một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2020 - 2025 là đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo đó, thời gian tới, ngành GD&ĐT Thủ đô cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản. Đó là, triển khai đầy đủ nội dung theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; xây dựng các đề án, chương trình nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ, triển khai hiệu quả chương trình Giáo dục phổ thông 2018; đổi mới dạy học trong nhà trường…
Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng hệ thống y tế thông minh
Song hành với sự phát triển của ngành Giáo dục, thời gian qua Y tế Thủ đô cũng gặt hái được nhiều thành tựu. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng thời gian qua ngành Y tế Thủ đô đã nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Khu vực đăng ký, khám chữa bệnh tự động tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa. |
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặt chỉ tiêu đến năm 2025, số giường bệnh/vạn dân từ 30 - 35; số bác sĩ/vạn dân là 15; duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến năm 2023, chỉ tiêu giường bệnh/vạn dân đạt 36,44 giường bệnh/vạn dân (gồm 40,2% số giường bệnh của bệnh viện Bộ, ngành trên địa bàn Hà Nội); tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 16,6 bác sĩ/vạn dân (gồm 40,2% số bác sĩ của bệnh viện Bộ, ngành trên địa bàn Thành phố). Đối với chỉ tiêu xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, Sở Y tế Hà Nội đã hướng dẫn các đơn vị, đồng thời tổ chức xét công nhận xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, kết quả hiện đã xét được 488/579 (84,2%) xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
Theo Chủ tịch Công đoàn Y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm: Trong những năm qua, nhân dân trên địa bàn Thủ đô đã được chăm sóc sức khỏe tốt hơn; tốc độ phát triển dân số được kiểm soát, chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch liên quan y tế đã được quan tâm, đầu tư và đã phát huy hiệu quả tích cực trong đời sống xã hội.
Ngành Y tế Thủ đô đã và đang nỗ lực tiên phong đi tắt, đón đầu trong nhiều chuyên khoa mũi nhọn, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc khám chữa bệnh. Thành công trong việc triển khai các kỹ thuật cao, kỹ thuật mới hiện đại ngang tầm các bệnh viện trung ương và khu vực Đông Nam Á, tập trung ở các lĩnh vực như: Tim mạch, điều trị ung thư, chấn đoán hình ảnh, ngoại khoa, sản phụ khoa, phẫu thuật tạo hình, ghép thận... Đặc biệt, ngành Y tế Thủ đô đã có 1 cơ sở y tế chất lượng quốc tế là Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, giúp người bệnh được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng quốc tế ngay tại Việt Nam”.
Ông Trịnh Tố Tâm cũng cho biết, không chỉ tập trung phát triển chuyên môn, ngành Y tế Thủ đô còn đẩy mạnh việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế. Đến nay, 100% cơ sở khám chữa bệnh của Thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai “Đối mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, góp phần giảm phiền hà, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.
Với phương châm “Lấy người bệnh là trung tâm”, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng hệ thống y tế thông minh. Theo đó, trong thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu được lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến và sử dụng các nền tảng số, công nghệ số trong cuộc sống hằng ngày và tăng cường sử dụng các dịch vụ, tiện ích của chuyển đổi số.
Thanh toán không dùng tiền mặt tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. |
Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục triển khai mở rộng mô hình “Bệnh viện chị - em” nhằm tăng cường hỗ trợ chuyên môn giữa các bệnh viện tuyến trên và tuyến y tế cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đặt lịch khám; tư vấn, chăm sóc sức khỏe người bệnh tại các cơ sở y tế; sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo hỗ trợ công tác khám chữa bệnh, vật lý trị liệu, điều trị tâm lý, phẫu thuật... giúp người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế ngay tại cơ sở.
Từ những thành tích điển hình của ngành Y tế và Giáo dục, có thể thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, hai ngành mũi nhọn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Qua đó góp phần quan trọng cùng các lĩnh vực khác xây dựng, kiến tạo mô hình thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại.
Hiện nay, ngành Y tế Hà Nội đang quản lý 42 bệnh viện, trong đó có 8 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa hạng I; 22 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa hạng II và 12 bệnh viện đa khoa tuyến huyện; 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; 8 đơn vị quản lý nhà nước và trung tâm chuyên khoa với tổng số có 27.155 người. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp đáng kể vào thành tựu chung và là niềm tự hào của ngành Y tế Thủ đô. Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội còn có hàng nghìn cơ sở y tế tư nhân là các bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa tham gia hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Xây dựng Quốc hội số: Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trên môi trường số
Đoàn đại biểu cán bộ công đoàn, đoàn viên tiêu biểu quận Hoàn Kiếm báo công dâng Bác
Hà Nội: Hai ngày liên tiếp không xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng
Những điểm nổi bật trong hoạt động Công đoàn quận Hai Bà Trưng năm 2024
Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động
Làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên tất bật vào vụ, phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân
Chi tiết hệ thống trạm bơm 550 tỷ đồng hồi sinh sông Tô Lịch
Tin khác
Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025
Y tế 08/01/2025 18:13
Người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn vì tự ý sử dụng kháng sinh điều trị
Y tế 07/01/2025 21:05
Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bim bim Đức Vinh vì không đảm bảo an toàn thực phẩm
Y tế 07/01/2025 16:52
Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu
Y tế 06/01/2025 20:46
BHYT sẽ chi trả 50% khi khám ngoại trú trái tuyến
Y tế 06/01/2025 19:03
Ngừng tim do dùng phải “hạt sang rởm” chữa viêm dạ dày
Y tế 06/01/2025 06:20
Bộ Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Y tế 05/01/2025 19:37
Không chủ quan trước những biến chứng nguy hiểm của cúm A
Y tế 04/01/2025 19:50
Hà Nội ghi nhận thêm 101 trường hợp mắc sởi
Y tế 04/01/2025 16:12
Bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương bị tạm dừng hoạt động
Y tế 02/01/2025 19:25