Nhìn lại diễn biến giá cả, lạm phát năm 2022

Bắt đầu từ các nền kinh tế phát triển, lạm phát trở thành câu chuyện chung của không ít các quốc gia. Tuy nhiên, với Việt Nam, lạm phát trong năm 2022 vừa qua đã được kiểm soát tốt nhờ chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt của Chính phủ.
Kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng Áp lực lạm phát trong năm 2023 sẽ không quá lớn Dự báo lạm phát thấp, nhưng không thể chủ quan

Theo Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2022 và triển vọng 2023” được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố, lạm phát cơ bản bình quân cả năm 2022 tăng 2,59%, thấp hơn mức lạm phát tổng thể. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản liên tục tăng cao từ quý III/2022, đặc biệt trong quý IV/2022. Lạm phát cơ bản thậm chí còn đạt các mức kỷ lục 4,47%, 4,81% và 4,99% trong các tháng 10, 11 và 12/2022 so với cùng kỳ năm 2021.

Diễn biến lạm phát cơ bản trong những tháng cuối năm đã vượt “thông lệ” khoảng 2% mà Việt Nam cố gắng giữ kể từ năm 2015 đến nay, cao hơn cả mức lạm phát cơ bản cuối năm 2019 - nửa đầu năm 2020 (đạt mức đỉnh 3,25% vào tháng 1/2020; trung bình năm 2020 là 2,31%).

Tuy nhiên, so sánh quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm nền kinh tế có tốc độ tăng CPI thấp. Nhiều quốc gia hiện đáng đối mặt với những mức lạm phát cao kỷ lục, tập trung ở châu Âu, châu Phi và Nam Mỹ, như Khu vực châu Âu (10%), Đức (10%), Anh (10,7%), Italy (11,8%), Argentina (83%); Venezuela (hơn 80%). Lạm phát tại Mỹ cũng đã đạt cao nhất kể từ năm 1980, lên tới 9,1% trong tháng 6 trước khi giảm còn 7,1% vào tháng 11/2022 nhờ động thái thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh và mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Theo Báo cáo, CPI tăng nhanh trong nửa cuối năm 2022 chịu tác động từ cả yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy. Giá hàng hóa thế giới nhiều nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, lương thực thực phẩm giữ xu hướng tăng mạnh so với năm 2021 đã tạo áp lực lớn đối với giá cả trong nước, nhất là nhóm hàng xăng dầu, phân bón, sắt thép...

Nhìn lại diễn biến giá cả, lạm phát năm 2022
Dịch Covid-19 được kiểm soát khiến nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại (Ảnh minh họa: BT)

Cụ thể, chỉ số giá nhập khẩu bình quân cả năm 2022 tăng 8,56%18. Tính chung cả năm 2022, giá xăng dầu trong nước tăng 28,01% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,01 điểm phần trăm; giá gas tăng 11,49%, làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,11% do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,59 điểm phần trăm. Chỉ số giá vận tải và kho bãi cũng liên tục tăng cao, phản ánh giá đầu vào đã tăng, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu chuyển hàng hóa.

Việc gián đoạn nguồn cung cục bộ đối với một số mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là xăng dầu, tại một số thời điểm (tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía Nam, sau đó đã lan ra các địa phương phía Bắc, chủ yếu trong quý III, IV) đã tác động tới thời gian và chi phí tiếp cận các mặt hàng này.

Cùng với đó, việc điều chỉnh giá một số nhóm hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý giá trong trong nửa cuối năm (giá dịch vụ giáo dục quý IV tăng 12,09% so với cùng kỳ năm trước do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí năm học 2022-2023, thời hạn áp dụng miễn, giảm học phí do tác động của Covid-19 ở một số nơi đã kết thúc), điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 gây áp lực tới CPI trong quý III, IV.

Tổng cầu trong nước gia tăng cũng tạo áp lực nhất định tới lạm phát trong nửa cuối năm 2022. Dịch Covid-19 được kiểm soát khiến nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại; tích lũy tài sản tăng; nhiều dịp lễ lớn… làm gia tăng mạnh nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ, gây sức ép với mặt bằng giá chung.

Tăng trưởng thực tế cao hơn so với mức tiềm năng trong quý II-III/2022 cũng làm tăng áp lực đối với giá cả hàng hóa trong nước. Trong đó chỉ số giá nhập khẩu 3 nhóm hàng xăng dầu, phân bón, sắt thép tăng lần lượt 43,66%; 33,27% và 20,92%.

Trong năm 2022, giá xăng dầu được điều chỉnh 34 đợt, làm cho giá xăng A95 giảm 2.590 đồng/lít so với cuối năm 2021; xăng E5 tăng 2.580 đồng/lít; giá dầu diezen tăng 4.030 đồng/lít. Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất tăng 6,79% so với cùng kỳ năm 2021; cao hơn gấp 2,4 lần so với mức tăng 2,82% của năm 2021; trong đó quý I tăng 5,7%; quý II tăng 6,38%; quý III tăng 5,92% và quý IV tăng 9,41%. Chỉ số giá vận tải, kho bãi quý I tăng 3,08% so với cùng kỳ năm 2021; quý II tăng 8,17%, quý III tăng 12,4% và quý IV tăng 9,41%.

Áp lực lạm phát phần nào được kiềm chế bởi những nỗ lực điều hành quyết liệt, linh hoạt và có trọng tâm của Chính phủ. Công tác tháo gỡ khó khăn đối với nguồn cung xăng dầu trong nước được đẩy nhanh. Nỗ lực ổn định tỷ giá đã giúp giảm áp lực lạm phát và kỳ vọng lạm phát.

Quốc hội, Chính phủ đã quyết liệt đối với việc cắt giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong năm 2022 theo quy trình pháp luật cho phép, và sớm đánh giá, cân nhắc điều chỉnh sắc thuế này cho năm 2023.

Việc chú trọng thực hiện công tác truyền thông chính sách một cách thường xuyên, bài bản và chủ động cũng là một nhân tố góp phần ổn định kỳ vọng lạm phát. Công tác truyền thông về các nỗ lực, giải pháp xử lý kịp thời tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ xăng dầu trong nhất là trong quý II-III, đã giúp làm dịu quan ngại về rủi ro lạm phát tăng cao trong những tháng cuối năm. Bên cạnh đó là một loạt các nỗ lực truyền thông, giải trình về số liệu CPI đã được xây dựng theo phương pháp và thông lệ quốc tế.

Theo CIEM, diễn biến giá cả trong thời gian tới có khả năng chịu tác động cả trực tiếp và gián tiếp từ một số yếu tố. Thứ nhất, xu hướng tăng giá nguyên nhiên vật liệu, lương thực thực phẩm thế giới vẫn diễn biễn phức tạp, rủi ro gián đoạn/đứt gãy chuỗi cung ứng còn hiện hữu, trong khi Việt Nam chưa tự chủ được nhiều nguồn đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất, xuất khẩu.

Thứ hai, nhiều quốc gia/khu vực vẫn đang đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao. Thứ ba, chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ có khả năng còn kéo dài tới hết năm 2023 để kiểm soát lạm phát, đồng USD tiếp tục có áp lực lên giá so với VNĐ và các đồng tiền chủ chốt khác, tạo áp lực với điều hành tỷ giá, lãi suất, tín dụng, và lạm phát ở Việt Nam.

Thứ tư, áp lực từ độ trễ của các chính sách kích thích kinh tế triển khai trong năm 2021-2022, nhất là Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nếu không lưu tâm đúng mức tới các cải cách thể chế nhằm mở rộng không gian kinh tế và tổng cung của nền kinh tế. Thứ năm, khả năng điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng, tăng lương cho công chức, viên chức và lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá trong năm 2023 có thể gây thêm áp lực đối với lạm phát.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết

Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết

(LĐTĐ) Trận Việt Nam vs Myanmar diễn ra lúc 20h00 ngày 21/12 ở lượt thứ 5 bảng B của AFF Cup 2024 (ASEAN Cup 2024).
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng 21/12, giá vàng thế giới bật tăng trở lại sau phiên giảm sâu. Giá vàng trong nước phục hồi nhẹ sau 2 ngày giảm mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 20 đồng, hiện ở mức 24.324 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, hiện ở mức 107,82.
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số

(LĐTĐ) Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), Ủy ban nhân dân (UBND) quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác Dân số và đánh giá kết quả thực hiện công tác Dân số và Phát triển năm 2024 trên địa bàn quận.
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Dương lịch 2025, thành phố Hà Nội bắn pháo hoa tại 5 điểm (6 trận địa) gồm các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông, Nam Từ Liêm, thị xã Sơn Tây và huyện Đông Anh từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2025.

Tin khác

Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

(LĐTĐ) Bất động sản, chứng khoán, tiền số, nông nghiệp hữu cơ, ngành công nghệ cao, bán dẫn,… là những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ là cơ hội đầu tư trong năm 2025.
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm

(LĐTĐ) Tối ngày 18/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 31 năm Ngày Thị trường Bảo hiểm Việt Nam và 25 năm Ngày thành lập Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công

100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công

(LĐTĐ) Tính đến ngày 18/12/2024, có 44/45 Bộ, cơ quan trung ương, 63/63 địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê. 100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê tài sản công.
Gần 4 triệu cổ phiếu KWA giao dịch trên UPCoM ngày 19/12

Gần 4 triệu cổ phiếu KWA giao dịch trên UPCoM ngày 19/12

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 19/12 tới, sẽ chính thức đưa 3,8 triệu cổ phiếu KWA của CTCP Cấp thoát nước và môi trường Kiến Tường vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.600 đồng/cổ phiếu.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang "ấm" dần

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang "ấm" dần

(LĐTĐ) Hơn 342.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong 11 tháng, vượt hơn 10% so với cả năm 2023, chủ yếu đến từ các tháng cuối năm.
Một số chính sách thuế tiếp tục được thực hiện trong năm 2025

Một số chính sách thuế tiếp tục được thực hiện trong năm 2025

(LĐTĐ) Trong năm 2025, dự báo tình hình biến động của thế giới chưa thể ổn định và vẫn ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội trong nước, Quốc hội, Chính phủ dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2025.
Lấy ý kiến sửa quy định nộp thuế khi bán chứng khoán

Lấy ý kiến sửa quy định nộp thuế khi bán chứng khoán

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán vừa thông báo việc lấy ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân gửi về Bộ Tài chính, trong đó có việc sửa đổi quy định nộp thuế khi chuyển nhượng chứng khoán.
Lãi suất huy động tiếp tục tăng

Lãi suất huy động tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Theo thống kê đã có tới 10 ngân hàng tăng lãi suất huy động từ đầu tháng 12 gồm: CB, Dong A Bank, VPBank, VIB, OCB, MSB, GPBank, TPBank, ABBank, và IVB. Trong đó ABBank là ngân hàng đầu tiên tăng lãi suất hai lần trong tháng.
Vốn FDI chảy vào bất động sản tăng mạnh

Vốn FDI chảy vào bất động sản tăng mạnh

(LĐTĐ) Theo dữ liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), 11 tháng qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động