Những “anh hùng” mặc blouse trắng…

(LĐTĐ) Năm 2020 trong lĩnh vực Y tế, Việt Nam đã làm nên kỳ tích, là quốc gia hiếm hoi trên thế giới duy trì được trạng thái “bình thường” trong bối cảnh cả thế giới căng mình đối phó với đại dịch Covid-19. Để có được điều đó, những “chiến binh” khoác áo blouse đã nỗ lực, hi sinh quên mình để điều trị những ca bệnh nặng, hạn chế đến mức thấp nhất ca mắc mới. Họ chính là những “người hùng” góp phần tô thắm thêm mùa Xuân của đất nước.
Tăng cường phòng, chống Covid-19, bảo đảm nhân dân đón Tết an toàn Lan tỏa những giá trị nhân văn Chú trọng nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Một “năm đáng nhớ"

Tết đến Xuân về là dịp để mọi người tạm gác lại những công việc, bộn bề lo toan trong cuộc sống, để mỗi người có cơ hội về đoàn tụ, sum họp, quây quần bên gia đình, người thân, cùng nhau đón chào những điều may mắn của năm mới. Thế nhưng, đối với các y bác sĩ, từ lâu, ngày Tết đã không còn là của “riêng” mình nữa.

Tết cũng như ngày thường, nếu có nhiệm vụ, các y bác sĩ đều sẵn sàng “trực chiến”. Đặc biệt, năm nay trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lực lượng y tế luôn trong tâm thế sẵn sàng “vào cuộc” để đảm bảo cho người dân cả nước đón một cái Tết an toàn.

Những “anh hùng” mặc blouse trắng…
Lực lượng cán bộ, nhân viên y tế là người trực tiếp, xung phong nơi tuyến đầu chống dịch. Ảnh: K.Tiến

Còn nhớ, cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam bắt đầu từ những ngày cuối cùng của năm Âm lịch 2019. Đúng ngày 28 Tết (Âm lịch), ngày làm việc chính thức cuối cùng của năm, các nhân viên y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy ai nấy đều háo hức bởi phía trước là một cái Tết Nguyên đán, mọi người được sum vầy bên gia đình.

Thế nhưng từ 16h30 mọi sự háo hức nhanh chóng đổi chiều. Khoa cấp cứu của bệnh viện bất ngờ tiếp nhận hai bệnh nhân người Trung Quốc, đeo khẩu trang đến xin được thăm khám. Họ là hai cha con, tên Li Ding (66 tuổi) và Li Zichao (28 tuổi). Cả hai đến bệnh viện đều có chung triệu chứng sốt lâu ngày không giảm, đau cơ, mệt mỏi.

Đặc biệt, có một chi tiết khiến cả ca trực giật mình là người cha đến từ Vũ Hán (Trung Quốc), nơi đang là tâm điểm của vùng dịch viêm phổi cấp. Và ngay trong chiều 28 Tết, tình huống khẩn cấp đã được kích hoạt trong toàn bệnh viện.

Trong đêm 29 Tết, Bộ Y tế đã xác nhận 2 ca bệnh viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (sau này gọi là Covid-19) là hai cha con người Trung Quốc đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đồng thời thông báo cuộc họp khẩn về phòng chống dịch diễn ra sáng 24/1, tức sáng 30 Tết.

Ngay từ thời điểm đó, Bộ Y tế đã xác định chống dịch xuyên Tết. Liên tục những ngày sau đó, Chính phủ, Bộ Y tế tiếp tục họp bàn nắm diễn biến của dịch, cùng với đó là hàng loạt mệnh lệnh được đưa ra từ những cuộc họp bất kể thời gian, được triển khai thần tốc đến từng địa phương.

Khi tình hình dịch bệnh bước vào giai đoạn cam go, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, chung sức, đồng lòng chống dịch. Thực hiện lời “hiệu triệu” của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thống nhất một lòng quyết tâm phòng chống dịch, với tâm thế “mỗi khu phố là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”.

Trên mặt trận “không tiếng súng” tất cả các cán bộ, nhân viên ngành y tế đã nỗ lực, hi sinh quên mình chống dịch. Đặc biệt, kể từ khi có bệnh nhân đầu tiên của giai đoạn 2 vào viện ngày 6/3, cường độ làm việc của những người nơi tuyến đầu chống dịch cũng tăng lên và áp lực cũng hơn nhiều.

Những ngày đầu tháng 4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (xã Kim Chung, huyện Đông Anh) là cơ sở y tế tiếp nhận và điều trị người nhiễm Covid-19 nhiều nhất cả nước. Bác sĩ Thân Mạnh Hùng - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, công việc của các y, bác sĩ tại đây trong một ngày đều đặn với guồng quay, thăm khám các bệnh nhân nhiễm Covid-19, tiếp nhận những ca bệnh mới, hội chẩn để đưa ra phương án điều trị thích hợp cho từng ca bệnh...

Mỗi ca bệnh đều có điểm khó khăn riêng, các bác sĩ và điều dưỡng làm việc theo ca 12 giờ, dài hơn thời gian làm việc thông thường 4 giờ. Đặc biệt, với 5 ca bệnh nặng, các bác sĩ của bệnh viện cùng tổ chuyên gia 30 người do Bộ Y tế thành lập đã nỗ lực từng phút giây.

Đến cuối tháng 4/2020, khi tình hình dịch bệnh trong nước bước đầu được kiểm soát, cả nước chuyển sang giai đoạn chống dịch mới: nới lỏng các biện pháp hạn chế, từng bước khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội, đất nước chính thức bước vào giai đoạn “bình thường mới”. Tuy nhiên, những cán bộ y tế trên cả nước vẫn luôn trong tâm thế “sẵn sàng chiến đấu”.

Do vậy, khi Việt Nam ghi nhận thêm những đợt dịch bệnh quay trở lại cộng đồng tại Đà Nẵng vào tháng 7, lực lượng cán bộ y tế của ta đã có những kinh nghiệm nhất định trong việc xử lý, điều trị bệnh nhân. Đây cũng là giai đoạn các y, bác sĩ phải căng mình chống dịch vô cùng cam go, quyết liệt.

Thời điểm đó, ngành y tế đã tập trung tối đa lực lượng tinh nhuệ nhất để khoanh vùng, dập dịch ở Đà Nẵng. Ngoài các lực lượng của Bộ Y tế đang ở Đà Nẵng, Bộ Y tế tiếp tục cử các chuyên gia ở các bệnh viện đầu ngành đến Đà Nẵng hỗ trợ địa phương này chống dịch. Bộ Y tế cũng thành lập đội thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng.

Đặc biệt, tối 30/7, Bộ Y tế quyết định tăng cường chi viện nhân lực phòng chống dịch tới Đà Nẵng để giúp địa phương này ứng phó tốt hơn với dịch Covid-19. Thành phần chi viện bao gồm các chuyên gia từ Cục Y tế dự phòng; Cục Quản lý môi trường y tế; Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Viện Pasteur Nha Trang; Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, đoàn công tác sẽ phối hợp với 3 tổ công tác đặc biệt về giám sát dịch, xét nghiệm và điều trị mà Bộ Y tế cử đến Đà Nẵng từ ngày 25/7. Toàn bộ lực lượng này sẽ được đặt dưới sự chỉ đạo của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Những hi sinh thầm lặng

Có thể thấy, trong một năm qua, công tác chống dịch từ Trung ương đến địa phương vô cùng quyết liệt và hiệu quả. Những người đứng đầu ngành y tế là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn…họ là những người luôn theo sát, có quyết định nhanh chóng, dứt khoát, chính xác và sẵn sàng xông pha vào nơi “nguy hiểm” nhất để chống dịch. Hình ảnh đẹp của những người đứng đầu đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn hệ thống cơ sở y tế trên cả nước để thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Những “anh hùng” mặc blouse trắng…
Các y bác sĩ, nhân viên y tế sẵn sàng hi sinh vì sự bình yên của cộng đồng. (Ảnh: K.Tiến)

Đặc biệt, phải kể tới là sự chủ động, tích cực và sẵn sàng lao vào tâm dịch để hỗ trợ, chăm sóc, điều trị ca bệnh Covid-19 của các cán bộ y tế, sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, xét nghiệm… Họ thường xuyên, liên tục theo dõi sát sao từng ca bệnh tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước để cùng hội chẩn và đưa ra hướng điều trị tối ưu cho người bệnh.

Nhiều đoàn chuyên gia, bác sĩ đầu ngành của các bệnh viện: Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Ðại học Y Hà Nội, Bạch Mai, Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh), Trung ương Huế được tăng cường vào hỗ trợ “điểm nóng” Ðà Nẵng trong công tác điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh Covid-19…

Trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, những chiến sĩ áo trắng vẫn luôn hết lòng cống hiến, hy sinh với tinh thần trách nhiệm cao nhất của mình. Hơn hết, biết bao gia đình các y, bác sĩ, cán bộ nhân viên y tế đã phải gác lại cuộc sống thường nhật.

Họ phải tạm rời xa gia đình, người thân để chiến đấu với đại dịch, nhiều y, bác sĩ không thể có một cái ôm, một “nụ hôn” với đứa con thơ hay ở bên cạnh chăm sóc cha mẹ già đang mang trọng bệnh. Tất cả vì cuộc chiến với đại dịch vì sự an toàn tính mạng cho hơn 90 triệu người dân. Nhiều bài thơ, ca khúc, bức thư… đã viết lên những hoàn cảnh đầy cảm xúc đó, khiến bao người rơi lệ.

Từng tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19, bác sĩ Đỗ Minh Hoàng (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, một trong những khó khăn của y bác sĩ đó là phải cách ly đúng như bệnh nhân. Mỗi buổi sáng, các y bác sĩ sẽ chia nhau đi khám cho bệnh nhân Covid-19. Sau khi khám xong, các y bác sĩ cũng quay về phòng, tránh tiếp xúc, nói chuyện với nhau quá nhiều. “Thời điểm đó, các y bác sĩ cũng phải tự mình vượt qua rất nhiều khó khăn.

Từ vượt qua cảm giác khó chịu khi phải mặc áo chống dịch, đeo kính, phòng hộ, cơ thể kín mít… Hay thậm chí, do bị cách ly, không được giao tiếp với bên ngoài, tôi cùng một số đồng nghiệp còn vướng phải hội chứng sợ ngủ, tối ko ngủ được, có một số bác sĩ rơi vào trầm cảm…”, bác sĩ Hoàng chia sẻ.

Còn với những bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai, trận chiến này là những ngày tháng khó quên trong hành trình chữa bệnh, cứu người của họ. Sau khi trở thành tâm dịch Covid-19, chính thức thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, Bệnh viện Bạch Mai vẫn được Bộ Y tế cho phép tiếp nhận những ca bệnh nặng.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, dù đang áp dụng cách ly toàn bệnh viện, nhưng các nhân viên y tế vẫn vừa chiến đấu với dịch bệnh, vừa phải chăm sóc điều trị cho gần 1.000 bệnh nhân nặng không thể chuyển tuyến. Nhiều nhân viên y tế bị cách ly do tiếp xúc gần với các bệnh nhân Covid-19, nên số còn lại phải làm việc nhiều hơn. Thế nhưng, họ không hề nao núng, vẫn dốc sức chăm sóc người bệnh…

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát, ngoài sự góp sức của các bác sĩ, đội ngũ điều dưỡng viên cũng vô cùng tích cực tham gia vào công tác chăm sóc người bệnh. Chị Nguyễn Thị Mai Hương (Điều dưỡng Trưởng khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện đa khoa Đống Đa) chia sẻ: “Chúng tôi đã có những ngày tháng thực sự khó quên trong mùa dịch này”.

Những “anh hùng” mặc blouse trắng…
Các y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch.

Chị Hương và đồng nghiệp đã từng trực tiếp chăm sóc và tư vấn cho 245 người bệnh điều trị nội trú nghi ngờ nhiễm Covid-19 tại bệnh viện đa khoa Đống Đa. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, xa gia đình, người thân yêu, chị Hương xung phong nhận nhiệm vụ khi Hà Nội công bố ca dương tính đầu tiên.

Khi người bệnh và người cách ly đến quá đông, chị và đồng nghiệp hầu như làm việc suốt đêm, từ lấy mẫu bệnh phẩm, làm hồ sơ, phân loại bệnh, sắp xếp phòng ở cho mọi người. Thậm chí, điều dưỡng tại đây kiêm luôn việc phân phát đồ tiếp tế, thức ăn, động viên người bệnh yên tâm thực hiện cách ly. Làm việc liên tục, dường như cường độ cao gấp 3 lần so với những ngày thường, chị Hương hiếm có một đêm được ngủ tròn giấc.

Có tận mắt chứng kiến công việc bộn bề mới thấu hiểu hết sự hy sinh của những người ở nơi tuyến đầu chống dịch. Mặc dù, công việc vất vả, điều kiện làm việc có nguy cơ lây nhiễm bệnh, đặc biệt là việc sinh hoạt trong khu cách ly thực sự chật chội, thiếu thốn nhưng các bác sĩ, điều dưỡng đều có ý thức vì cái chung, cùng thông cảm, hỗ trợ cho nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Lại Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động