Những “bông hồng thép”…
Y tế Thủ đô trong cuộc chiến chống "giặc" Covid-19: Lửa thử vàng, gian nan thử sức Tận tâm với Y tế Thủ đô |
Những ngày đầu tháng 3, tiết trời âm u, mưa phùn, nồm ẩm. Hà Nội đang phải trải qua những chuỗi ngày thời tiết khó chịu nhất trong năm. Tại các khu cách ly, trạm y tế xã, phường, bệnh viện… các cán bộ, nhân viên y tế vẫn miệt mài làm công tác phòng, chống dịch Covid-19 và bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Chị Nguyễn Thị Mỹ - Trưởng Trạm Y tế phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm) vừa phải lên kế hoạch điều trị cho các bệnh nhân và vừa tự điều trị cho chính bản thân mình. |
Rời xa gia đình từ những ngày cuối tháng 2, cho đến hôm nay bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Trưởng Trạm y tế phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm) vẫn chưa thể quay trở về nhà. Dịch bệnh phức tạp đã làm cho đôi vai của nữ cán bộ sinh năm 1973 cùng các đồng nghiệp y tế cơ sở có thêm gánh nặng. Trạm y tế phường Phú Diễn có tổng cộng 7 cán bộ, nhân viên y tế, phần lớn là nữ và tất cả đều đang bị nhiễm Covid-19. Bác sĩ Mỹ và nhân viên y tế ở đây vừa phải lên kế hoạch điều trị cho các bệnh nhân và vừa tự điều trị cho chính bản thân mình. Không ít ngày, lực lượng y tế phải làm việc qua 12h đêm mới được nghỉ, mệt mỏi, áp lực nhưng tất cả vẫn đều trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu chống dịch.
“Những ngày qua, khi số ca nhiễm Covid-19 trong Thành phố tăng mạnh. Mỗi ngày, phường Phú Diễn có khoảng 400-500 người mắc Covid-19, số lượng bệnh nhân cần tư vấn lên đến 4.500 ca, chúng tôi phải làm việc liên tục, không ngừng nghỉ. Thậm chí ngay cả việc ăn uống, sinh hoạt cá nhân cũng diễn ra tại Trạm y tế, không thể đi đâu vì chính chúng tôi cũng đang mắc Covid-19”, bác sĩ Mỹ tâm sự.
Tương tự, tại Trạm y tế phường Đức Thắng (quận Bắc Từ Liêm), có những thời điểm trong tổng số 11 cán bộ, nhân viên y tế của Trạm có đến 3 “thai phụ” và 1 người mới nghỉ sinh. Những nhân viên y tế tại Trạm như chị Lê Thị Hà, Nguyễn Thị Phương Thanh, Nguyễn Bích Ngọc… dù đang mang thai, con nhỏ nhưng vẫn bằng cách này hay cách khác đang góp sức vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Điển hình như chị Nguyễn Thị Bích Ngọc, thời điểm tháng 8/2021, chị đang mang thai ở tháng thứ 9, thế nhưng hàng ngày vẫn nhiệt tình tham gia công tác rà soát lại đối tượng ho, sốt, gọi điện thoại kiểm tra, xác minh đối tượng nghi nhiễm trên địa bàn, xếp lịch tiêm chủng, phân luồng bệnh nhân. Chị Ngọc chia sẻ: “Dù mệt nhưng tinh thần chúng tôi vẫn đặt trên cao nhất để cố gắng làm sao càng nhanh càng tốt, góp sức vào công tác phòng, chống dịch. Những ngày này, khối lượng công việc khá nhiều nên chúng tôi mỗi người cố gắng một chút để làm sao ngăn chặn dịch, chúng tôi luôn đặt tinh thần lên đầu, luôn chú tâm vào công việc”.
Gác lại những việc riêng, gần 2 năm qua, những nữ cán bộ, nhân viên y tế đã phát huy sức mạnh “bông hồng thép” vì sức khỏe của nhân dân. Được coi là một trong những “nữ tướng” trên chiến tuyến đầu diệt “giặc” Covid-19 của Thủ đô, Tiến sĩ, bác sĩ Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cũng đã có nhiều cống hiến, góp phần đem lại bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Ngay từ những ngày đầu bùng phát dịch Covid 19, bác sĩ Lã Thị Lan đã trực tiếp làm việc tại các khu cách ly tập trung để hướng dẫn vận hành; đồng thời thu thập các vấn đề thực tế để có những đóng góp trong việc xây dựng nội dung hướng dẫn vận hành khu cách ly tập trung và tại nơi cư trú. Song song với đó, bác sĩ cũng là Chủ trì nhóm chuyên môn của Hà Nội, chuyên xây dựng tài liệu và hướng dẫn các cơ sở sử dụng phòng hộ cá nhân ngay từ những ngày đầu có dịch.
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và nhiệt huyệt luôn thường trực, bác sĩ Lan không chỉ lên phương án tham mưu tốt mà còn trực tiếp hành động một cách quyết liệt, đầy trách nhiệm để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả. Trong hai năm 2020 và 2021, mỗi khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cũng là lúc bác sĩ Lan luôn sâu sát, có mặt tại các ổ dịch để cùng làm và “cầm tay chỉ việc”, tập huấn cho cơ sở về công tác phòng, chống dịch.
Đặc biệt, Phó Giám đốc CDC Hà Nội còn phụ trách 5 đội cơ động và 10 quận huyện trong công tác phòng, chống dịch. Bởi vậy, bất kể ngày hay đêm, khi có tin báo ổ dịch mới là chị lập tức có mặt tại địa bàn, điều tra sơ bộ, xử lý nhanh sau đó làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương về hướng điều tra, xử lý tiếp theo; kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các khu cách ly, điểm chốt. Chị còn nghiên cứu tài liệu hướng dẫn trong và ngoài nước; họp chỉ đạo chống dịch; tập huấn; đọc phân tích diễn biến từng ca nhiễm, từng ổ dịch để ra hướng xử trí tiếp theo…
Những nữ cán bộ, nhân viên y tế Thủ đô luôn làm tốt công tác phòng, chống dịch trong 2 năm qua. |
Những nữ cán bộ, nhân viên y tế mà chúng tôi khắc họa trên đây chỉ là một trong số rất ít chân dung về sự hy sinh thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch. Và ở đâu đó, vẫn còn những nữ cán bộ, nhân viên y tế, những người bước qua tuổi thanh xuân nhưng chưa yên bề gia thất, có những người hy sinh hạnh phúc riêng, có người gửi con hàng năm để yên tâm, vững vàng trên tuyến đầu. Họ là những hình mẫu tiêu biểu cho hàng nghìn nữ chiến sĩ áo trắng Thủ đô trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 gần 2 năm qua.
Và trong suốt hành trình hơn 2 năm chống dịch ở tuyến đầu, không thể ước lượng được bao nhiêu những đau thương chồng chất mà các nữ nhân viên y tế phải đối mặt khi chứng kiến những cuộc ra đi trong cô quạnh của người bệnh. Có những thời điểm, các nhân viên y tế không về nhà, lấy sự hồi phục của bệnh nhân làm động lực để vực dậy bản thân.
Trong các cơ sở cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19, đội ngũ y, bác sĩ nữ chiếm đông đảo, họ mang trong mình lời thề Hippocrates thiêng liêng, tận tâm thăm khám, chăm sóc, chữa trị hàng nghìn bệnh nhân. Dù công tác phòng, chống dịch Covid-19 còn nhiều gian nan, khó khăn phía trước, song bằng nhìn ánh mắt cương nghị của những nữ cán bộ, chiến sĩ, y, bác sĩ, tình nguyện viên... nơi tuyến đầu chống dịch đủ cho chúng ta vững tin đẩy lùi thành công đại dịch Covid-19.
Nhân dịp 8/3, xin gửi lời chúc mừng và lời cảm ơn sâu sắc đến các nữ cán bộ, nhân viên cũng như những nữ nhân viên y tế, tình nguyện viên… của Thủ đô cũng như mọi miền đất nước đã âm thầm cống hiến cho công cuộc phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân. Các chị xứng đáng là những bông hoa xinh đẹp nhất, tươi thắm nhất và kiên cường nhất trong những ngày tháng gian khó, hiểm nguy và đầy áp lực này - nét đẹp của sự nữ tính, nét đẹp của tình người và của đức hy sinh. Các chị mãi là những “bông hồng thép” với bản lĩnh kiên cường, ý chí, vững tin trước những khó khăn. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tin khác
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tiêu dùng 22/11/2024 23:33
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 22/11/2024 21:40
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57