Những chiến sĩ y tế “sống vội” trong mùa dịch

(LĐTĐ) Khi cả Thành phố đang “sống chậm” trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, thì đội ngũ nhân viên y tế dự phòng càng phải gấp gáp, tranh thủ tận dụng “thời gian vàng” ngày đêm lấy mẫu, truy vết, khoanh vùng, dập dịch... Vượt trên những khó khăn đặc thù, nguy cơ lây nhiễm cao, những chiến sĩ y tế dự phòng vẫn ngày đêm lặng thầm cống hiến. Họ chỉ mong sao, với những nỗ lực của mình, dịch bệnh sớm được đẩy lùi và cuộc sống trở lại bình thường.
Thấm đậm tình người từ những căn phòng trọ 0 đồng giữa Thủ đô Trên 156 tỷ đồng chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động Thủ đô bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Tặng quà cho các lực lượng trực chốt kiểm soát dịch

Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương

Những ngày này, số ca dương tính Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục xuất hiện, đồng nghĩa với các hoạt động lấy mẫu, truy vết, khoanh vùng, dập dịch… cũng phải tăng cường và khẩn trương hơn. Đặc biệt thời gian qua, Hà Nội đang triển khai lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng đối với khu vực có nguy cơ và đối tượng nguy cơ. Hoạt động nhằm mục tiêu phát hiện sớm các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 để kịp thời khoanh vùng, xử lý ổ dịch, hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, nên công việc của nhân viên y tế dự phòng càng thêm gấp gáp hơn bao giờ hết.

Những chiến sĩ áo trắng “sống vội” trong mùa dịch
Anh Nguyễn Công Bình lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân

Trải qua nhiều đợt dịch, nhưng chưa bao giờ anh Nguyễn Công Bình, thành viên trong đội cơ động phản ứng nhanh thuộc Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm cảm thấy công việc lại áp lực như trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư này.

“Ngày, đêm cuốn vào guồng quay của công việc, không ai ngơi tay. Mọi việc riêng đều phải gác lại để tập trung cho công tác phòng, chống dịch. Có những hôm chúng tôi xuyên ngày, xuyên đêm làm việc từ 7h30 sáng hôm trước đến 4h sáng hôm sau. Trở về cơ quan, tranh thủ chợp mắt vài tiếng là lại tiếp tục công việc ngày mới như bình thường. Vất vả nhất các nữ đồng nghiệp, có đợt ban ngày thực hiện tiêm phòng cho người dân, tối bổ sung vào đội điều tra lấy mẫu xét nghiệm, nên đã có nhiều người ngất xỉu vì quá sức”, anh Bình chia sẻ.

Anh Bình hiện đang làm việc tại Khoa Kiểm soát Bệnh tật - Khoa chủ đạo của Trung tâm trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Bởi vậy, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, từ điều tra dịch tễ, truy vết, kể cả hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm anh đều tham gia… nên chưa có một ngày nghỉ. Nhất là trong công tác lấy mẫu xét nghiệm, anh Bình cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, anh không thể thống kê, hay nhớ nổi mình đã lấy bao nhiêu mẫu, vì con số quá nhiều.

“Điển hình tại chợ Phùng Khoang (phường Trung Văn) ngay khi có ca mắc, tôi và các đồng nghiệp tại Trung tâm đã tham gia lấy 600-700 mẫu/ngày, trong đó có 2-3 trường hợp dương tính. Ngoài ra, chúng tôi còn thường xuyên lấy mẫu cho những đối tượng ho, sốt trên địa bàn toàn quận… nên con số mẫu lấy không thể đếm nổi”, anh Bình chia sẻ.

Công việc vất vả, nhân lực mỏng trong khi địa bàn rộng, nên những nhân viên y tế dự phòng như anh Bình luôn trong tình trạng “trực chiến” nhận nhiệm vụ. Hễ nhận được thông báo từ lãnh đạo dù trên zalo, điện thoại, hay face book… là xách đồ nghề lên đường bất kể giờ giấc. “Thậm chí, có hôm về nhà, vừa phụ vợ bế con chưa ấm tay, lại phải lên đường làm nhiệm vụ vì điện thoại thông báo có ca mắc mới, cần điều tra, truy vết dịch tễ ca bệnh. Vợ tôi mới sinh con chưa đầy 2 tháng, nhưng do công việc nên tôi đành phó mặc việc chăm con cho vợ. May mắn, vợ tôi cũng làm trong ngành Y nên hiểu và cảm thông với công việc của chồng”, anh Bình chia sẻ.

Những chiến sĩ áo trắng “sống vội” trong mùa dịch
Anh Lê Huỳnh tại chốt kiểm soát dịch

Dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường, bởi vậy, song song với công tác chuyên môn, nhiều nhân viên y tế dự phòng còn được điều động hỗ trợ trực chốt kiểm soát dịch. Là một trong những nhân viên y tế chuyên trách Dịch tễ - Sốt rét tại Trung tâm Y tế phường Bạch Đằng (Hai Bà Trưng) anh Lê Huỳnh cho biết: Từ khi xuất hiện dịch Covid-19, tôi vừa đảm nhận nhiệm vụ điều tra khoanh vùng và truy vết các F, vừa tham gia lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trên địa bàn quận. Đồng thời nằm trong đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của quận, bởi vậy cứ có lệnh là anh Lê Huỳnh lên đường.

Đặc biệt, từ đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trở lại, ngoài việc truy vết, lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân, anh Lê Huỳnh còn phụ trách trực chốt kiểm soát dịch. “Cùng với các lực lượng như công an khu vực, tổ trưởng tổ dân phố tại các chốt kiểm soát dịch, chúng tôi vừa để kiểm soát người ra, vào; kiểm soát sự di biến động của người dân. Đồng thời, chúng tôi sẽ tuyên truyền và xử lý các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch; các vi phạm chỉ thị của Chính phủ và Thành phố…”, anh Lê Huỳnh chia sẻ. Được biết, chốt kiểm soát dịch anh Lê Huỳnh phụ trách, cũng là một trong những điểm trực duy trì 24/24 trên địa bàn, bất kể mưa nắng.

Không chỉ riêng trường hợp anh Lê Huỳnh, anh Bình mà lực lượng cán bộ, nhân viên y tế còn lại cũng trải qua nhiều đêm dài không ngủ, miệt mài, thầm lặng chiến đấu với SARS-CoV-2. Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc, thì việc ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương với đội ngũ nhân viên y tế dự phòng là những câu chuyện trở lên quá đỗi bình thường. Hình ảnh những nhân viên y tế tranh thủ chợp mắt trên xe cứu thương, tại khu xét nghiệm trong bộ đồ bảo hộ lỉnh kỉnh, bức bí sau nhiều giờ làm việc liên tục khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Làm việc không có khái niệm thời gian

Thực sự, chưa có dịch công việc của nhân viên y tế dự phòng đã vất vả, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, công việc của họ càng vất vả gấp bội phần. Hai năm xuất hiện dịch Covid-19, cũng là từng đó thời gian các nhân viên y tế dự phòng quay cuồng trong công việc. Công việc gần như chiếm trọn thời gian trong ngày, bởi vậy, thời gian cho gia đình không trọn vẹn, còn khái niệm nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ Tết… cũng trở lên xa xỉ.

Những chiến sĩ áo trắng “sống vội” trong mùa dịch
Nhân viên y tế dự phòng luôn phải làm việc trong bộ đồ bảo hộ lỉnh kỉnh và bức bí

Như anh Bình, mặc dù quê ở ngay Vĩnh Phúc, mà hai năm trở lại đây anh chỉ về quê được đôi ba lần. Mà lần nào cũng về tranh thủ sáng đi, chiều về. Và lúc nào cũng trong tâm thế “trực chiến” điện thoại cơ quan gọi lúc nào là lên đường lúc đó. “Thực sự gần 2 năm nay, những cán bộ y tế dự phòng như chúng tôi không biết cuối tuần là gì, thậm chí mùng 3 Tết đã xuống họp, trực Covid-19. Đi làm nhiều khi không còn khái niệm thời gian, không biết và không quan tâm hôm nay là thứ mấy, vì ngày nào cũng đi làm như nhau cả”, anh Bình chia sẻ.

Tương tự, anh Ngô Hùng Sơn, Khoa Kiểm soát dịch thuộc Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng tâm sự, công việc phòng, chống dịch Covid-19 gần như chiếm cạn thời gian của bản thân, nên không có thời gian cho gia đình. “Nhiều lúc đang trong ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm, vợ con gọi tôi cũng không thể nghe. Đến khi xong việc thì nhà đã đi ngủ. Cũng có khi vợ dỗi, nhưng giận rồi lại thôi, bỏ qua vì hiểu công việc của chồng; còn con thì lúc nào gặp qua chát video trên zalo cũng nói: "Bố bắt con Covid, xong về cho con đi chơi”…” - anh Sơn bỏ ngang câu nói.

Có thể nói, những khó khăn, vất vả và sự hy sinh cống hiến của hàng nghìn cán bộ, nhân viên y tế dự phòng đang ngày đêm làm nhiệm vụ thật khó để diễn tả hết bằng lời. Nhiều người vẫn nói, nghề này vinh quang thì ít mà khó khăn thì nhiều. Dù vậy, phía sau những lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức phải mặc trong nhiều giờ liền vẫn là những nụ cười, vẫn là nhiệt huyết, sự tận tâm của họ với công việc đã lựa chọn. Chính nhờ lòng nhiệt huyết với nghề, lấy công việc làm niềm vui, coi khó khăn là động lực của những nhân viên y tế dự phòng, đã góp phần không nhỏ cùng ngành Y tế trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, cũng như nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm.

Vậy mà nhiều khi xuống địa bàn các nhân viên y tế dự phòng không khỏi bất lực và buồn lòng khi thấy một số người dân vẫn còn bàng quan, thời ơ, chủ quan với công tác phòng, chống dịch Covid-19. “Nhiều trường hợp chúng tôi đến lấy mẫu xét nghiệm vẫn còn tụ tập đầu hè, cuối ngõ, thậm chí sang nhà nhau chơi. Nhiều khi chúng tôi phát bực vì thấy sự cố gắng của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch như là vô ích. Chỉ đến khi biết mình chuẩn bị phải đi cách ly tập trung thì người dân bắt đầu mới lo lắng, sợ sệt, khóc lóc…”, anh Sơn kể lại.

Những chiến sĩ áo trắng “sống vội” trong mùa dịch
Dù vất vả nhưng đội ngũ nhân viên y tế dự phòng vẫn luôn động viên nhau cố gắng, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao

Hay, điều khiến lực lượng y tế dự phòng lo sợ, là hiện nay đã có tình trạng người dân có tâm lý xem nhẹ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhiều người không đeo khẩu trang, không khai báo y tế… dẫn đến việc khoanh vùng, truy vết gặp rất nhiều khó khăn.

Còn theo anh Lê Huỳnh, dù công việc vất vả, áp lực, nhưng điều khiến anh buồn hơn là nhiều người dân biết nhưng vẫn vi phạm các quy tắc phòng, chống dịch, hoặc thực hiện nhưng không nghiêm túc. “Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch đa số người dân đều hợp tác. Tuy nhiên, vẫn còn sốt ít trường hợp cá biệt vi phạm, thậm chí còn nhiều lần sai phạm ra đường không có lý do chính đáng, không thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội…” anh Lê Huỳnh kể lại.

Trong hành trình chiến đấu với dịch bệnh Covid-19 đang lan nhanh như hiện nay thì việc thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, cùng với quá trình truy vết F0 là một bài toán sống còn, giúp ngăn chặn dịch bệnh. Càng phát hiện sớm những người tiếp xúc gần với F0 thì càng sớm kiểm soát chuỗi lây nhiễm. Đây là một quá trình vô cùng khó khăn vì còn phụ thuộc nhiều vào sự hợp các của người dân.

Trong khi, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên y tế và cùng sức mạnh toàn dân sẽ là vũ khí quan trọng để chúng ta có thể sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Mọi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và tất cả sự hy sinh của đội ngũ nhân viên y tế nói chung, nhân viên y tế dự phòng nói riêng rất có thể sẽ trở thành vô nghĩa nếu vẫn còn những cá nhân vô trách nhiệm, không thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Chia sẻ về động lực giúp bản thân bền bỉ vượt qua mọi khó khăn, áp lực trong công việc suốt thời gian qua anh Lê Huỳnh cho biết: “Tôi từng là một người lính nghĩa vụ, một người Đảng viên, bởi vậy nếu đã nhận công việc thì tôi luôn phải gương mẫu đi đầu, xác định hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao phó. Bên cạnh đó, thì gia đình, người thân luôn bên cạnh động viên tạo điều kiện cho tôi tập trung vào công việc, đó chính là nguồn động lực to lớn, giúp tôi thêm bền bỉ và dẻo dai cùng với mọi lực lượng chức năng chiến đấu để đẩy lui dịch bệnh Covid-19, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân”.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 20/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền ủng hộ là 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động

(LĐTĐ) Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử, đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đến nay dân tộc ta đã giành được nhiều thành tựu: Giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, nâng tầm vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu và quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Trường THPT Việt Đức, Báo Hànộimới đã tổ chức buổi Gặp mặt, giao lưu trực tuyến nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội, 70 năm dựng xây và phát triển".
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ Triển lãm FBC ASEAN 2024, ngày 19/9 vừa qua, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E (Hà Nội), Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cùng các đối tác đã tổ chức cuộc thi “Con quay Đại chiến VASI 2024”. Cuộc thi được đánh giá là một sân chơi sáng tạo, thúc đẩy những bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo Việt Nam.
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.

Tin khác

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam

(LĐTĐ) Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

Triển lãm 3D đưa lịch sử Hà Nội vào không gian ảo

(LĐTĐ) Chiều 20/9, tại Nhà khách Chính phủ (số 2 Lê Thạch, Hà Nội), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Bộ Nội vụ khai mạc Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

(LĐTĐ) Trong các ngày từ 16/9 - 19/9, đoàn tình nguyện của Hội Kỹ thuật xe máy Thanh Hóa đã sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.
Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

Thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn

(LĐTĐ) Để bảo đảm duy trì việc học cho tất cả học sinh và hoàn thành chương trình năm học theo kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 19/9/2024, đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các công ty, nhà hảo tâm đã tới thăm, động viên và trao quà hỗ trợ người dân chịu thiệt hại trong cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trên địa bàn tỉnh Lào Cai với tổng trị giá hàng hóa, tiền mặt là 240 triệu đồng.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Xem thêm
Phiên bản di động