Những chuyển biến tích cực trong hoạt động lễ hội, tín ngưỡng đầu năm

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thay vì cúng dâng sao giải hạn đầu năm hay đốt hình nhân thế mạng, năm nay nhiều đền, chùa ở thành phố Hà Nội thay đổi bằng hình thức cầu an...
Nâng cao hiểu biết về tôn giáo cho cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động Tuyệt đối không để biến tướng tín ngưỡng tại lễ hội thành dịch vụ mang tính trục lợi Thực hiện nghiêm nếp sống văn minh tại nơi thờ tự

Để không còn những hủ tục

Ngày 30/1/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội Xuân 2024. Thực hiện công điện, nhiều đền, chùa trên địa bàn Hà Nội đã nói “không” với dâng sao giải hạn, đốt vàng mã tràn lan, qua đó góp phần xây dựng nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Ghi nhận tại chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa) chiều ngày 22/2, nhà chùa thông báo chỉ làm lễ cầu an, cầu tài lộc đầu năm. Nhiều người dân hỏi về hình thức cúng dâng sao giải hạn bằng hình nhân thế mạng thì nhận được câu trả lời là nhà chùa chỉ thực hiện nghi lễ cầu an. Người dân đến lễ cũng thực hiện nghiêm việc không hóa vàng mã, giữ gìn sự tôn nghiêm chốn linh thiêng.

Hạn chế những biến tướng trong hoạt động tín ngưỡng đầu năm
Chùa Phúc Khánh thông báo chỉ làm lễ cầu an... đầu năm.

Bà Lê Thị Lương (quận Cầu Giấy), người dân đến lễ tại đây cho biết, bà rất đồng tình với việc bỏ dâng sao giải hạn, cúng hình nhân thế mạng, vừa lãng phí tiền của, vừa là hủ tục lạc hậu. “Lễ hội cầu an đầu năm là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Lễ cầu an giúp cho người dân năm mới thoải mái về tư tưởng, yên tâm làm việc công tác. Tôi hi vọng rằng, các nhà chùa đảm bảo an ninh trật tự trong khi làm lễ, đảm bảo an toàn, văn minh, tiết kiệm”, bà Lương bày tỏ.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, sư thầy Thích Minh Đức - người phụ trách các công việc tại chùa Phúc Khánh cho biết, hàng năm, đến Tết Nguyên tiêu, chùa Phúc Khánh thường cử hành khóa lễ cầu an cả năm cho tất cả các gia đình, cũng như cầu nguyện cho quốc thái dân an.

“Năm nay, nhà chùa vẫn làm lễ cầu an, bắt đầu từ tối ngày mùng 6 tháng Giêng đến trước rằm tháng Giêng, cử hành nghi thức lễ cầu an cho tất cả các gia đình có nguyện vọng để đăng ký. Kể cả các gia đình có hỏi về vấn đề lễ “giải sao” thì nhà chùa cũng hướng dẫn rằng, trong tháng Giêng sẽ làm lễ cầu bình an cho tất cả phật tử, tụng kinh niệm phật, hồi hướng cho tất cả được bình an. Chùa Phúc Khánh cũng không đốt vàng mã, không giải tiền xu…”, sư thầy Thích Minh Đức chia sẻ.

Hạn chế những biến tướng trong hoạt động tín ngưỡng đầu năm
Người dân đến lễ tại chùa Phúc Khánh thực hiện nghiêm việc không hóa vàng mã, giữ gìn sự tôn nghiêm chốn linh thiêng.

Cũng theo sư thầy Thích Minh Đức, trên thực tế, có rất nhiều phật tử khi đến chùa cũng quen với cách gọi về việc cúng “sao giải hạn”. Bởi theo sư thầy, hiện nay là thời đại công nghệ 4.0, mọi người mở mạng ra là thấy năm nay là sao này, sao khác nên cũng tâm lý lo lắng, đến chùa với mong muốn “giải hạn”.

Nhà chùa cũng cố gắng giải thích cho phật tử về việc dù là sao gì thì cũng là cầu bình an. Tuy nhiên, thời gian qua, có một số bác phật tử khi đến hỗ trợ chùa trong các hoạt động cũng chưa hiểu hết được, do vậy có lúc còn trả lời sai ý nhà chùa đã đưa ra.

“Vừa qua, nhà chùa cũng đã quán triệt với tất cả tăng ni, phật tử trong chùa nhằm đảm bảo thực hiện các nghi thức, tín ngưỡng đảm bảo an toàn, tiết kiệm, đúng pháp luật. Đồng thời, để đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, nhà chùa cũng đã bố trí lượng phật tử đến cầu an vừa với khuôn viên”, sư thầy Thích Minh Đức cho biết.

Nhà chùa cũng đã có thông bạch công khai về các chương trình lễ hội cầu an Xuân Giáp Thìn. Khắc phục tình trạng hàng vạn người đổ về trong một ngày như trước năm 2019, nhà chùa cũng đã chia nhỏ lễ vào các ngày từ mùng 6 tháng Giêng cho đến 14 tháng Giêng. Mỗi ngày cầu an cho khoảng 2.000 - 3.000 người, không tập trung vào một ngày như trước đây, nhằm đảm bảo an ninh trật tự.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Bà Vũ Mai Khanh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) phường Thịnh Quang (quận Đống Đa) cho biết, trong những năm qua, các hoạt động lễ hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán thực sự đã có sự điều chỉnh, thay đổi rất lớn. Trước khi có Công điện số 11/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quận Đống Đa cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo các phường có đình, chùa, đền, cơ sở tôn giáo đều phải có chỉ đạo, định hướng hoạt động lễ hội làm sao đảm bảo an toàn, tuyệt đối không có hoạt động mê tín dị đoan.

Các cấp chính quyền từ quận, phường đều đã thể hiện rõ quan điểm và có những động thái, triển khai các phương án, giúp các nhà chùa cũng như quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức về vấn đề này. Đặc biệt, UBND phường Thịnh Quang đã yêu cầu các tổ dân phố tuyên truyền, vận động người dân không đốt vàng mã, đồng thời tiến hành rà soát các cơ sở thờ tự.

Trong đó, chùa Phúc Khánh là nơi được người dân đến xin lộc đầu năm đông, được phường đặc biệt quan tâm, chú trọng tuyên truyền, vận động. Đến nay, chùa Phúc Khánh chỉ làm lễ cầu an, dâng sớ cho các tăng, ni, phật tử, chứ không dâng sao giải hạn, đốt hình nhân thế mạng…

Hạn chế những biến tướng trong hoạt động tín ngưỡng đầu năm
Lễ cầu an giúp cho người dân năm mới thoải mái về tư tưởng, yên tâm làm việc, công tác.

“Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng trong các ngày lễ tại chùa Phúc Khánh dịp đầu năm 2024, UBND phường đã xây dựng kế hoạch, triển khai nhiệm vụ cụ thể. UBND phường đã yêu cầu nhà chùa thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tổ chức hoạt động tôn giáo, nghiêm cấm việc phát hành, tuyên truyền các loại hình văn hóa phẩm liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo không được cấp phép và các hoạt động mê tín dị đoan. Phường cũng phối hợp với chùa Phúc Khánh tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, khách thập phương khi tham gia các buổi lễ nâng cao tinh thần tự giác, đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự”, Chủ tịch UBND phường Thịnh Quang nhấn mạnh.

Được biết, trước đó, tại cuộc kiểm tra công tác tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại chùa Phúc Khánh, đồng chí Nguyễn Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa đã đề nghị chùa Phúc Khánh tổ chức lễ cầu an và các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại chùa căn cứ số lượng tín đồ, phật tử, du khách thập phương đăng ký lễ tại chùa để sắp xếp, bố trí các khóa lễ phù hợp trong khuôn viên chùa; tổ chức các khóa lễ đầu năm bảo đảm trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan, không đốt vàng mã, tránh những nội dung không phù hợp với truyền thống của Phật giáo; phối hợp với chính quyền 2 phường (Thịnh Quang, Ngã Tư Sở) và các đơn vị liên quan đảm bảo an ninh, trật tự công cộng, giao thông, vệ sinh môi trường đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, văn bản chỉ đạo của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn phật tử tích cực thực hiện nội dung chỉ đạo Công điện số 11/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 6/12/2023 của Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức phục vụ Tết Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 15/1/2024 của UBND Thành phố về việc Quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2024; hướng dẫn của Ban Tôn giáo Thành phố tại văn bản số 20/BTG-NV2 ngày 16/1/2024 về triển khai công tác quản lý đối với hoạt động tôn giáo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội tôn giáo năm 2024; văn bản số 207/UBND-NV ngày 25/1/2024 của UBND quận về việc triển khai công tác quản lý đối với hoạt động tôn giáo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội tôn giáo năm 2024 trên địa bàn quận Đống Đa…

Có thể thấy, thời gian qua, với sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp đầu xuân đã dần trở nên lành mạnh, an toàn và tiết kiệm hơn. Trong thời gian tới, cần tiếp tục duy trì các giải pháp trên để bảo đảm nếp sống văn minh trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp rằm tháng Giêng và lễ hội sau Tết...

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Techcombank tiếp tục ra mắt chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục khai trương chi nhánh thế hệ mới tại Bình Dương - từng bước hoàn thiện chiến lược mở rộng quy mô và nâng tầm trải nghiệm khách hàng tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Câu chuyện thiêng liêng cột mốc chủ quyền

Câu chuyện thiêng liêng cột mốc chủ quyền

Ấn tượng đẹp về những cột mốc biên giới luôn sống mãi trong tôi, nhất là khi đặt chân tới những cột mốc chủ quyền biên giới. Dẫu biết rằng, phía sau mỗi tấm đá hoa cương khắc ghi chủ quyền ấy là câu chuyện bằng lời kể về những hy sinh của người lính, máu nhuộm đỏ từng tấc đất biên thùy. Điều này cũng không ngoại lệ với Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Ngọc Hồi, Kon Tum.
Thân thương vị tuổi thơ

Thân thương vị tuổi thơ

Hà Nội đang những ngày đầu Hạ! Cái nắng chưa chói chang, gắt gỏng như những ngày tháng Năm, tháng Sáu, nhưng âm hưởng đầu Hạ lúc nào cũng mang lại cho tôi những cảm xúc rất đỗi thân quen. Bởi chứa đựng trong miền ký ức tuổi thơ ấy là những mùa Hạ đong đầy kỷ niệm thân thương, trìu mến với chúng bạn.
Cảnh giác tội phạm cướp tài sản

Cảnh giác tội phạm cướp tài sản

Tội phạm cướp tài sản vẫn đang là thách thức nhức nhối, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của mỗi người dân và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh một đô thị văn minh, an toàn. Dù lực lượng công an liên tục ra quân trấn áp, triệt phá các ổ nhóm, bắt giữ các đối tượng gây án, thì loại tội phạm này vẫn âm ỉ tồn tại và xuất hiện bất cứ lúc nào.
Saliba mắc lỗi, Arsenal đánh rơi chiến thắng trước Crystal Palace ngay tại Emirates

Saliba mắc lỗi, Arsenal đánh rơi chiến thắng trước Crystal Palace ngay tại Emirates

Một lần nữa, Arsenal khiến người hâm mộ phải ôm tiếc nuối khi đánh rơi chiến thắng ngay trên sân nhà. Dù hai lần vươn lên dẫn trước, "Pháo thủ" vẫn bị Crystal Palace cầm hòa 2-2 trong trận đấu thuộc vòng 34 Ngoại hạng Anh, với sai lầm nặng nề của trung vệ William Saliba trở thành bước của cả trận.
Nam Từ Liêm: Chăm lo toàn diện cho người lao động trong Tháng Công nhân năm 2025

Nam Từ Liêm: Chăm lo toàn diện cho người lao động trong Tháng Công nhân năm 2025

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và 96 năm ngày thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã lên kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tháng Công nhân 2025.
Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Chương trình “Huyền thoại Trường Sơn” gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử gồm: Đại đội nữ lái xe Trường Sơn và vợ thương binh nặng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Tin khác

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Quận Tây Hồ: Phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ngày 23/4, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ phát động và kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” với tinh thần “Tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” là góp phần xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Lễ khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố được tổ chức với mục đích để phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, công bố Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Tác nghiệp báo chí Thành phố.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Xem thêm
Phiên bản di động