Những điều ít biết về ngôi đình cổ hàng nghìn năm trong lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Tọa lạc trên khuôn viên đất thoáng đãng, đình Chèm (xã Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được coi là ngôi đình cổ nhất Việt Nam với niên đại hơn 2.000 năm, có nhiều nét kiến trúc văn hoá đặc biệt và độc đáo.
nhung dieu it biet ve ngoi dinh co hang nghin nam trong long ha noi Độc đáo ngôi đình cổ xứ Đoài có tuổi đời 350 năm

Đình Chèm thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội – được coi là một trong số ít những ngôi đình cổ nhất Việt Nam, nơi thờ đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng – nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc và là người có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.

Không chỉ là một vị tướng quân giỏi, Đức Thánh chèm Lý Ông Trọng còn là người có rất nhiều công lao trong việc diệt trừ thủy quái, khuyến khích người dân làm ruộng, trồng dâu, làm điều lợi, bỏ điều hại, khiến người dân được sống ấm no, hạnh phúc. Sau khi mất, ngài được nhà vua ban là Thượng Đẳng Phúc Thần Duệ hiệu là Hy Khang Thiên Vương, được nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Chèm và dựng đền thờ ngay tại làng Chèm – nơi ông sinh ra và lớn lên.

nhung dieu it biet ve ngoi dinh co hang nghin nam trong long ha noi

Theo đại diện Tiểu Ban quản lý di tích đình Chèm, đình Chèm có nhiều nét kiến trúc văn hoá đặc biệt. Đình được chia làm 2 cụm chính. Mỗi cụm gắn kết với nhau bằng 6 đơn nguyên, tạo thành thế trùng điệp, thâm nghiêm phục vụ cho việc tế lễ Thánh.

Đình có kiến trúc đặc biệt, tinh xảo thể hiện ở hai nhà Đại Bái gồm 5 gian, 2 dĩ, được gắn kết với nhau không bằng các cột phụ mà gắn kết với nhau bằng hệ thống xà nách. Trên hệ thống xà nách có hệ thống thoát nước bằng máng đồng ở giữa cao và thoải ra hai phía đầu hồi. Hệ thống này được làm từ năm 1748 và năm 1756 cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Nét đặc sắc của chạm khắc Đình Chèm là con Phượng ngậm bài thơ, Tứ linh thi.

Ngoài ra còn có chạm kênh, chạm bong, chạm thủng, các hình chủ yếu mang chủ đề Tứ linh đan xen với huyền thoại cá chép vượt vũ môn làm cho nét trang trí của Đình rất đặc biệt và sinh động, không có chạm khắc tượng, chạm khắc người trên xà, trên cột.

Làng Chèm nằm sát mép nước sông Hồng nên thường xuyên bị lũ lụt, sạt lở đe dọa. Đình đã được trùng tu nhiều lần và đặc biệt nhất là sự kiện năm 1902, cả ngôi đình nặng hàng trăm tấn toàn bằng gỗ quý đã được dân sở tại kiệu lên cao thêm 2,4m, ngang với mặt đê sông Hồng, chỉ bằng các dụng cụ của nhà nông như đinh bừa, quang gánh.

Trong lịch sử dân tộc Việt, Đức Thánh Chèm đứng hàng thứ ba sau Thánh Tản và Thánh Gióng. Theo thần tích tại đình Chèm, sau khi ngài mất, vua Thục Phán An Dương Vương đã lệnh cho nhân dân xã Thụy Phương lập đền thờ để hương hỏa. Có thể khẳng định rằng, ngôi đình Chèm thờ đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng đã có niên đại lịch sử trên 2.300 năm.

Vào ngày 14 - 16/5 âm lịch hàng năm, đình Chèm có lễ hội lớn, với sự tham gia của người dân 3 làng: Làng Chèm – phường Thụy Phương; làng Hoàng Liên, Hoàng Xá – Phường Liên Mạc. Đặc biệt nhất là lễ “rước nước”. Có một câu ca dao đã ghi sâu vào tâm trí bao thế hệ những người Hà Nội: Thứ nhất là hội Cổ Loa/Thứ hai hội Gióng, thứ ba hội Chèm.

Lễ hội được tổ chức ngoài phần lễ còn có phần hội, với những hội thi và các trò chơi truyền thống được diễn ra trong cả 3 ngày như: Thi làm chè kho, thi bơi, thi vật, thi bắt vịt nước, chơi cờ người, tổ tôm điếm, đấu vật…Ngoài các chương trình vui chơi còn có giao lưu văn nghệ hát quan họ giữa các làng để lại nhiều ấn tượng với du khách thập phương.

Ngày nay, việc tổ chức lễ hội truyền thống đình Chèm nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của miền quê ngàn năm văn hiến. Qua đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng và tình yêu quê hương đất nước đối với các tầng lớp nhân dân dặc biệt là thế hệ trẻ.

Năm 2017, đình Chèm được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, là sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng của Thủ đô Hà Nội nói chung và quận Bắc Từ Liêm nói riêng.

Bắc Từ Liêm nằm ở cửa ngõ phía tây bắc Hà Nội, gắn với vùng hữu ngạn sông Hồng và sông Nhuệ. Là vùng đất có bề dày lịch sử hình thành và phát triển hàng nghìn năm, nơi sinh thành của nhiều danh nhân có tài, có đức và có nhiều cống hiến lớn cho sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, nơi có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều tập tục, lễ hội mang tính đặc trưng của một vùng đã từng nổi tiếng của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm hiện có tổng số 133 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 59 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Ngoài ra trên địa bàn quận có 27 lễ hội truyền thống, 27 di tích Cách mạng kháng chiến và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó 11 di tích đã gắn biển. Đồng thời, nơi đây còn lưu giữ nhiều loại hình nghệ thuật dân tộc cổ truyền đặc sắc.

Các di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng kháng chiến và các lễ hội truyền thống của địa phương thực sự gắn bó với cuộc sống và người dân nơi đây, đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần, một phong tục đẹp, góp phần vào việc giữ gìn tinh hoa văn hoá dân tộc và truyền thống văn hoá của nhân dân quận Bắc Từ Liêm nói riêng và nhân dân Thủ đô Hà Nội nói chung.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Đông: Chỉ đạo thành công Đại hội thành lập Công đoàn Công ty Doza Illumination

Hà Đông: Chỉ đạo thành công Đại hội thành lập Công đoàn Công ty Doza Illumination

(LĐTĐ) Sáng ngày 21/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng, kỹ thuật và Thương mại dịch vụ Doza Illumination (Doza Illumination) Khóa I, nhiệm kỳ 2024 - 2029 theo phương thức mới. Dự Đại hội có đồng chí Lại Hà Phương - Chủ tịch LĐLĐ quận, đại diện lãnh đạo, cùng toàn thể đại biểu, người lao động Công ty.
Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

Tuyển sinh lớp 10 vượt chỉ tiêu, 5 cơ sở giáo dục ở Hà Nội bị xử phạt

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Thông báo số 3205/TB-SGDĐT về việc tuyển sinh vào lớp 10 đối với một số cơ sở giáo dục năm học 2024 - 2025.
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

(LĐTĐ) Sáng ngày 21/9, đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, bà Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến (tỉnh Quảng Bình).
Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khánh thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.

Tin khác

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

Mở cung đường du lịch từ… “cây di sản”

(LĐTĐ) Cây Bàng cổ thụ được công nhận là cây di sản, niềm vui mừng, phấn khởi của người dân xứ đảo Bích Đầm là đương nhiên. Vậy còn với những người làm du lịch của tỉnh nhà thì sao? Phải chăng đã đến lúc, ngành Du lịch Khánh Hòa cần tìm hiểu, xây dựng tuyến đường từ cây di sản thành câu chuyện bài bản, khai thác đúng cách, từ đó có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo cho địa phương.
Du lịch Hà Nội dần khẳng định vị thế

Du lịch Hà Nội dần khẳng định vị thế

(LĐTĐ) Trong bối cảnh ngành Du lịch toàn cầu đang dần hồi phục sau đại dịch, Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam - đã và đang khẳng định vị thế của mình như một điểm đến hàng đầu châu Á. Điều này được minh chứng rõ nét qua việc Hà Nội đã xuất sắc giành được ba giải thưởng danh giá tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới 2024.
Festival Thu Hà Nội 2024 lùi thời gian tổ chức do mưa lũ

Festival Thu Hà Nội 2024 lùi thời gian tổ chức do mưa lũ

(LĐTĐ) Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội (HPA) vừa thông báo về việc tạm hoãn tổ chức Festival Thu Hà Nội 2024 do tình hình mưa lũ phức tạp ở miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Theo đó, sự kiện dự kiến diễn ra từ ngày 12 đến 15/9 sẽ được dời sang ngày 19 - 22/9 tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.
Hà Nội vươn tầm châu lục với ba giải thưởng du lịch danh giá

Hà Nội vươn tầm châu lục với ba giải thưởng du lịch danh giá

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Thủ đô Manila, Philippines, Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31 đã diễn ra trong sự chú ý của cộng đồng du lịch quốc tế. Tại sự kiện này, Hà Nội - Thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam - một lần nữa khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch khu vực với ba giải thưởng danh giá.
Nghệ An: Doanh thu du lịch ước đạt 635 tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

Nghệ An: Doanh thu du lịch ước đạt 635 tỷ đồng trong dịp lễ 2/9

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Sở Du lịch Nghệ An, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tỉnh Nghệ An đón và phục vụ khoảng 320.000 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt trên 635 tỷ đồng.
Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

Cả nước đón 3 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 vừa khép lại với những kết quả đáng khích lệ cho ngành Du lịch Việt Nam. Trong 4 ngày nghỉ (31/8 đến 3/9), cả nước đã đón tiếp khoảng 3 triệu lượt khách du lịch, đánh dấu mức tăng trưởng ấn tượng 20% so với cùng kỳ năm 2023. Đây được coi là cao điểm cuối cùng trong mùa du lịch hè 2024, mở ra triển vọng tươi sáng cho ngành Du lịch trong những tháng cuối năm.
Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

Việt Nam lần thứ 6 được bình chọn là "Điểm đến hàng đầu châu Á"

(LĐTĐ) Tối ngày 3/9, tại thủ đô Manila, Philippines đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) khu vực châu Á và châu Đại Dương lần thứ 31. Tại sự kiện được mệnh danh là "Oscar của Du lịch thế giới" năm nay, Việt Nam một lần nữa khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch quốc tế.
Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội: Đón 673.000 du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hà Nội đã đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước. Tổng thu từ du lịch ước đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, ngành du lịch Thủ đô đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút khách cũng như xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến an toàn, chất lượng, hấp dẫn.
Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

Hà Nội đón gần 673.000 lượt khách, thu hơn 2,18 nghìn tỷ đồng trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 31/8 đến 3/9/2024), Thủ đô Hà Nội đã chào đón 672,9 nghìn lượt khách du lịch, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đạt 58,9 nghìn lượt, tăng 35,8% so với năm trước, với các thị trường chính đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước phương Tây.
Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 65 tỷ đồng trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đạt gần 65 tỷ đồng trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 được nghỉ 4 ngày liên tục, từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9, nên lượng hành khách đổ về điểm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu tăng cao. Trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9, doanh thu du lịch của địa phương này đạt gần 65 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động