Quy định các khoản thu, mức thu tại cơ sở giáo dục công lập:

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Kiên quyết không để xảy ra việc lạm thu và dạy, học thêm không đúng quy định Hà Nội: Xem xét mức trần học phí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao

Dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) của thành phố Hà Nội, sẽ quy định cụ thể mức thu đối với 6 nhóm dịch vụ, gồm: Dịch vụ bán trú; dịch vụ học 2 buổi/ngày; dịch vụ nước uống học sinh; dịch vụ giáo dục ngoài giờ; dịch vụ đưa đón trẻ, học sinh; dịch vụ tiền ở của học sinh nội trú tại một số trường có khu nội trú (không bao gồm Trường Phổ thông dân tộc nội trú).

Những góp ý thấu tình, đạt lý
Theo dự thảo Nghị quyết, dịch vụ học 2 buổi/ngày (đối với cấp học Trung học cơ sở): 235.000 đồng/học sinh/tháng. (Ảnh minh họa).

Về việc tổ chức thu, Nghị quyết nêu rõ, căn cứ mức trần (mức cao nhất) tại Nghị quyết, các cơ sở giáo dục xây dựng dự toán chi phí để xác định mức thu cụ thể, phải được thỏa thuận bằng văn bản với cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của Ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên (Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý) trước khi ban hành, bảo đảm không vượt mức trần quy định. Trường hợp học trực tuyến (học online), các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập không triển khai thực hiện các khoản thu quy định tại Nghị quyết.

Phản biện vào dự thảo Nghị quyết sẽ được đưa ra trình tại kỳ họp thứ 15 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI xem xét, ban hành. Ông Vũ Thành Vĩnh - nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Hoàn Kiếm cho rằng, về nguyên tắc, việc xây dựng danh mục các khoản thu và mức thu, cần phải bảo đảm hài hòa danh mục và mức thu các khoản dịch vụ, hỗ trợ tăng thêm phù hợp khả năng chi trả của phụ huynh học sinh trong điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống người dân còn khó khăn. Theo ông Vĩnh, Ban soạn thảo (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) nên xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc chế độ miễn giảm đối với học sinh thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, chú trọng nguyên tắc dân chủ trong việc thỏa thuận tự nguyện giữa cơ sở giáo dục với phụ huynh học sinh cũng như làm tốt công tác tuyên truyền vận động, công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi để từ đó tạo đồng thuận xã hội trong tổ chức thực hiện.

Cùng quan điểm với ông Vĩnh, bà Đặng Huyền Thái - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn tổng hợp và phân tích dư luận xã hội (Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội) cho rằng, Ban soạn thảo cần cân nhắc thêm các nội dung trong dự thảo Nghị quyết, cần có chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp khi tăng thu. Theo bà Thái, nhìn chung, đời sống của một bộ phận nhân dân Thủ đô có tốt hơn trước đây, song vẫn còn một bộ phận nhân dân lao động đời sống còn khó khăn, do đó, việc tăng các khoản thu này là rất đáng kể. “Ví dụ như mức thu tiền ăn trưa là 35.000 đồng/học sinh/ngày, cần xem xét đến các vùng khác nhau như nội thành và ngoại thành, vì với nội thành là bình thường nhưng với ngoại thành thì mức giá này khá cao. Đặc biệt, cần có sự thống nhất giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh học sinh”, bà Thái góp ý.

Cũng bày tỏ đồng tình cao với việc ban hành Nghị quyết sẽ góp phần tránh được việc lạm thu, và những ý kiến trái chiều về các khoản thu mỗi dịp đầu năm học mới, bà Nguyễn Hiền Phương - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng góp ý thêm: Để tạo được sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân, cần quy định rõ mức giá trần theo khu vực, cho phù hợp với mức sống với thành thị và vùng nông thôn, chứ không nên đưa một mức áp dụng chung như trong Nghị quyết.

Từ thực tiễn hiện nay, để hạn chế những tồn tại trong thu - chi hỗ trợ giáo dục, bà Nguyễn Minh Hà - nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, thành viên Hội đồng tư vấn Văn hóa xã hội (Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội) cho rằng: Ngành Giáo dục cần làm tốt công tác tuyên truyền, cần công khai, minh bạch, đảm bảo thu đúng - chi đủ để tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Công tác quản lý thu - chi, cũng như các loại quỹ trong trường học cần được kiểm soát, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng lạm thu. Đi liền với việc tăng thu, ngành cần giám sát chất lượng dịch vụ như: Ăn, ở, đi lại, hoạt động ngoài giờ, các khoản thu khác…

Phụ lục 02 của Dự thảo Nghị quyết, mức thu, các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, gồm:

1. Dịch vụ phục vụ bán trú (Dịch vụ tiền ăn của học sinh: 35.000 đồng/học sinh/ngày đối với bữa trưa; 20.000 đồng/học sinh/ngày đối với bữa sáng); Dịch vụ chăm sóc bán trú: 235.000 đồng/học sinh/tháng; Dịch vụ trang thiết bị phục vụ bán trú (Mầm non: 200.000 đồng/học sinh/năm học; Tiểu học, Trung học cơ sở: 133.000 đồng/học sinh/năm học).

2. Dịch vụ học 2 buổi/ngày (đối với cấp học Trung học cơ sở): 235.000 đồng/học sinh/tháng

3. Dịch vụ nước uống học sinh: 16.000 đồng/học sinh/tháng

4. Dịch vụ giáo dục ngoài giờ (chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục ngoài giờ chính khóa theo quy định của pháp luật), gồm: Dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trước và sau giờ học chính khóa): 12.000 đồng/học sinh/giờ; dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ): 96.000 đồng/học sinh/ngày; dịch vụ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa (do các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trực tiếp thực hiện): 15.000 đồng/học sinh/giờ dạy.

5. Dịch vụ đưa đón trẻ, học sinh: 10.000 đồng/học sinh/km.

6. Dịch vụ tiền ở của học sinh nội trú tại một số trường có khu nội trú (không bao gồm Trường Phổ thông dân tộc Nội trú): 400.000 đồng/học sinh/tháng.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội góp ý về phương án nghỉ Tết Ất Tỵ, nghỉ lễ Quốc khánh và một số ngày nghỉ lễ, Tết khác trong năm 2025.
CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

CDC châu Phi: Dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu lục chưa thể kiểm soát

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và tử vong ở châu Phi đã tăng lần lượt là 177% và 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

Kết quả Cúp C1 châu Âu: Barca trắng tay, Arsenal may mắn có điểm

(LĐTĐ) Rạng sáng nay (20/9), các sân cỏ châu Âu tiếp tục sôi động với những trận đấu của Cúp C1 châu Âu 2024/2025.
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án, không phải đặc xá

(LĐTĐ) Việc bà Nguyễn Phương Hằng ra tù là kết quả của quá trình xét duyệt giảm án, dựa trên các đề xuất từ trại giam về quá trình chấp hành án và cải tạo tốt của phạm nhân.
Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay (20/9): Đồng USD trong nước tăng, thế giới giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 20/9, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.167 VND - tăng 16 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 100,64 - giảm 0,38 điểm.
Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"

(LĐTĐ) Ảnh hưởng của mưa, lũ từ hoàn lưu cơn bão số 3, cùng với nước sông Hồng dâng cao, vùng trồng hoa đào hàng trăm ha của người dân 2 phường Nhật Tân, Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gần như mất trắng.

Tin khác

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

Cần xem xét mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) theo quy trình tại một kỳ họp. Tán thành việc cần thiết sửa đổi luật, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, các nhóm chính sách đề xuất cần phải bao trùm đầy đủ, toàn diện và giải quyết được một cách căn cơ, triệt để các vấn đề vướng mắc đã được chỉ ra.
Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

Quy định chặt chẽ về an toàn khai thác khoáng sản

(LĐTĐ) Chuẩn bị cho việc trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 sắp tới, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Các vấn đề đảm bảo an toàn, tiền cấp quyền, chống ô nhiễm môi trường... khi khai thác khoáng sản được nhiều đại biểu thảo luận, góp ý.
Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Với quy mô gần 1/4 dân số Việt Nam, nhóm học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm khi xây dựng và thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế (BHYT). Việc tham gia BHYT không chỉ đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe toàn diện cho HSSV, mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực khỏe mạnh, chất lượng cho đất nước trong tương lai.
Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

Doanh nghiệp Nhà nước áp dụng bảng lương, phụ cấp mới từ 15/9

(LĐTĐ) Từ ngày 15/9, người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước sẽ áp dụng bảng lương, phụ cấp mới. Theo đó, mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do công ty quyết định; quỹ tiền lương không được vượt quá kế hoạch của người lao động.
Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

Sẽ tiếp tục tăng lương hưu vào 1/7/2025

(LĐTĐ) Ngày 1/7/2024, một số đối tượng đã được điều chỉnh tăng thêm 15% mức lương hưu, tuy nhiên theo quy định mới, từ 1/7/2025 sẽ tiếp tục điều chỉnh lương hưu và một số đối tượng sẽ tiếp tục được tăng lương hưu.
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên cũng sẽ có sự thay đổi.
Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký xác thực Văn bản hợp nhất số 7/VBHN-BNV, hợp nhất Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Trình Chính phủ hàng loạt nghị định liên quan đến tiền lương, các loại trợ cấp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới đây đã ký ban hành Quyết định số 918/QĐ-TTg thực hiện Kết luận số 83-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

Yếu tố quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh

(LĐTĐ) Là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển Đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, Thủ đô Hà Nội đã từng bước triển khai bài bản, hiệu quả, đưa Nghị quyết thấm sâu vào cuộc sống, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, đồng thời góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

(LĐTĐ) Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Xem thêm
Phiên bản di động