Những kiến nghị thấu tình, đạt lý về lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập

(LĐTĐ) Một trong những nội dung được các đại biểu đại diện cho cử tri cả nước kiến nghị tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, miễn trừ gia cảnh, Thuế Thu nhập cá nhân, được người dân đánh giá cao và mong muốn các cơ quan chức năng sớm triển khai, giải quyết.
Đề nghị nên cho hoán đổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không bị trừ 2% lương hưu Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa năm 2024 được tính như thế nào?
Những kiến nghị thấu tình, đạt lý về lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập
Toàn cảnh kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV.

Sống “thắt lưng buộc bụng” nhưng phải đóng TTNCN

Phát biểu thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp) phản ánh, cử tri cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người/tháng là quá lạc hậu, cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm, không nên chờ đến hai năm nữa - năm 2026 mới xem xét sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân (TTNCN) như đã đề xuất.

Theo đại biểu Thủy, nhiều chuyên gia và cử tri cho rằng, Luật TTNCN hiện hành lấy tiêu chí là biến động CPI 20%, tức là phải dựa trên "rổ" hàng hóa 720 mặt hàng là bất hợp lý, trong khi đó, các mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân chỉ khoảng trên 20%, nhưng phải chờ tính mức giá trung bình của 720 mặt hàng sẽ rất lâu, thậm chí phải đến 6 - 7 năm. Thời gian này là quá dài, không phản ánh được biến động trong chi tiêu của người dân và các hộ gia đình, gây thiệt thòi cho người dân. Cạnh đó, quy định mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phù hợp với quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam. Phần lớn thu nhập của người dân sẽ dành cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu, ví dụ thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì chi cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu phải chiếm 70%.

Những kiến nghị thấu tình, đạt lý về lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị cần sớm xem xét để sửa đổi Luật TTNCN.

Theo khảo sát của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, với các quốc gia có thu nhập cao, ví dụ khoảng 100 triệu đồng/tháng, thì mức chi cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu cũng chỉ chiếm 30%. Do đó, quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức chi cho dịch vụ thiết yếu của người dân. Vì vậy, đại biểu kiến nghị, Chính phủ sớm trình Luật TTNCN vào tháng 10 năm nay và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025.

Nên cho hoán đổi thời gian đóng BHXH để không bị trừ 2% lương hưu

Thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) đề nghị, cho phép người lao động nghỉ hưu sớm tối đa là 5 năm so với tuổi nghỉ hưu, cho phép hoán đổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không bị trừ 2% lương hưu mỗi năm do nghỉ hưu sớm.

Cụ thể, về giảm trừ tiền lương hưu do nghỉ hưu sớm, đại biểu cho biết, qua thực tế tìm hiểu nguyện vọng của người lao động và ý kiến của nhiều hiệp hội ngành nghề, trong quá trình tham gia đóng góp ý kiến dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đề nghị nghiên cứu, kế thừa quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm được nghỉ hưu sớm và mỗi năm nghỉ hưu sớm chỉ bị trừ 1%. Do đó, dự thảo Luật (sửa đổi) lần này cần bổ sung quy định cho phép người lao động nghỉ hưu sớm, và thời gian nghỉ sớm tối đa là 5 năm so với tuổi nghỉ hưu theo lộ trình quy định tại Bộ luật Lao động. Theo đó, nam đạt 62 tuổi vào năm 2028, và nữ đạt 60 tuổi vào năm 2035, và đã đóng đủ 30 năm bảo hiểm xã hội đối với nữ và 32 năm đối với nam thì được nghỉ hưu, hưởng mức tối đa 75% và bổ sung quy định hoán đổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu sớm, không bị trừ 2% lương hưu mỗi năm do nghỉ hưu sớm.

Những kiến nghị thấu tình, đạt lý về lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh kiến nghị nên cho hoán đổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội để không bị trừ 2% tiền hưu/năm.

Theo đại biểu, việc điều chỉnh linh hoạt như vậy mới khuyến khích được người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần ở những người đã có đóng từ 20 đến 25 năm đóng bảo hiểm xã hội. Do thời gian chờ đợi hưởng lương hưu quá dài, như hiện nay, đa số công nhân lao động khó có thể tham gia bảo hiểm xã hội cho đến khi độ tuổi nghỉ hưu là 62 đối với nam và 60 đối với nữ.

Cần thông tin thang bảng lương chính thức khi thời điểm 1/7 đang đến gần

Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội… đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, tại cuộc tiếp xúc cử tri gần đây nhất, cử tri phản ánh để thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7, việc dự thảo bảng lương, cũng như chính sách khi thực hiện Nghị quyết 29, cử tri chưa thấy có bất kỳ thông tin chính thống nào được đưa ra, nhưng trên mạng xã hội lan truyền bảng dự thảo Tờ trình của Chính phủ về việc xây dựng chế độ tiền lương mới.

Qua tham khảo thông tin trên mạng, thì việc đưa ra phân cấp theo nhóm trong bảng lương tại vị trí việc làm chức danh lãnh đạo còn chưa thật sự tương xứng với công việc mà các đối tượng đang thực hiện. Việc tăng lương cũng chưa được thể hiện rõ trong bảng lương dự kiến mới.

Những kiến nghị thấu tình, đạt lý về lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập
Đại biểu Dương Minh Ánh kiến nghị sớm công bố các văn bản hướng dẫn về lộ trình thực hiện thang bảng lương mới có hiệu lực từ 1/7 tới.

Theo các thông tin trên mạng, đối tượng được tăng lương nhiều nhất lần này là ngành Y tế và Giáo dục. Do đó các chi phí dành cho việc này sẽ tăng cao. Cử tri nêu, việc nâng lương cho đội ngũ cán bộ y tế và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và chất lượng giáo dục phổ thông công lập là đáng mừng. Nhưng việc nâng lương cho 2 ngành này là từ ngân sách Nhà nước hay nguồn thu tự chủ? Nếu là nguồn thu tự chủ với ngành Y tế thì người bệnh sẽ phải đóng thêm số tiền lớn, với người không có bảo hiểm y tế sẽ càng khó khăn, thậm chí, chờ chết chứ không có tiền đi bệnh viện, chất lượng giáo dục có nâng lên hay không.

Với ngành Giáo dục, chi phí tự chủ nghĩa là học sinh phải đóng học phí theo quy định của các trường công lập, sẽ gây khó khăn cho phụ huynh, bởi hầu hết là con em cán bộ, công chức, viên chức có lương, phụ cấp thấp. Với bậc đại học, tự chủ như hiện tại, có thể sẽ khiến nhiều cháu cũng phải bỏ giấc mơ vào đại học để đi kiếm sống vì gia đình không có điều kiện...

Theo đại biểu Dương Minh Ánh, cử tri kiến nghị cơ quan có thẩm quyền, trước khi ban hành bảng lương chính thức, cần thông tin cho các đối tượng được hưởng lương biết một cách rõ ràng, chính xác quan điểm, thấy được việc cải cách tiền lương là đúng đắn, tránh việc gây hoang mang và không yên tâm công tác...

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp cùng LĐLĐ quận Hoàng Mai đã tới thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại xã Xuân Sơn.
Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn xác lập kỷ lục mới ở mức trên 80 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn chiều nay (20/9) đã tăng 700 nghìn đồng mỗi lượng, lên từ 79,10 - 80,20 triệu đồng/lượng, đây là mức cao nhất từ trước đến nay.
Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Hà Nội: Tiếp nhận thêm hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ.
Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn tại Đà Nẵng: Sự chuyển dịch chiến lược hướng đến khách hàng doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thành phố biển miền Trung không chỉ là một điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn đang trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng, thu hút lượng lớn doanh nhân và chuyên gia tới làm việc. Điều này đã khiến các chuỗi khách sạn, đặc biệt là những chuỗi nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp (business), bắt đầu đưa Đà Nẵng vào danh sách ưu tiên đầu tư.
SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian tháng 9 - 12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, Ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh sau bão, lãi suất chỉ 4,5%/năm.
Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

Vinamilk và FPT hợp tác chiến lược nâng tầm quản trị tài chính

(LĐTĐ) Vinamilk và FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất nhiều chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Tin khác

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Theo Báo Nhân dân, ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.
Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã gặp và làm việc với Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thủ đô Viêng Chăn Anouphap Tounalom và Ủy viên Trung ương Đảng, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Athsaphangthong Siphandone.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã tới Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, từ ngày 10 - 13/9/2024.
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và sẽ tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
Xem thêm
Phiên bản di động