Những lễ hội đặc sắc sắp diễn ra trong Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”
Đặc sắc các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam Tình cảm gắn bó keo sơn của các dân tộc trong Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" |
Ngày hội sẽ có sự tham gia của hơn 200 đồng bào của 28 cộng đồng dân tộc đến từ 16 tỉnh, thành trong cả nước. Trong khuôn khổ Ngày hội, cộng đồng các dân tộc sẽ tham gia các hoạt động: Chương trình Bài ca mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân đất nước; Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ; chương trình “Du xuân” giới thiệu trò chơi dân gian, tri thức dân gian, ẩm thực truyền thống ngày Tết.
Đặc biệt là tái hiện các lễ hội: Lễ Trỉa lúa của dân tộc B’ru Vân Kiều tỉnh Quảng Bình; lễ hội Nàng Hai của dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng; lễ mùa đầu năm của dân tộc Chăm Bà-la-môn; giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể “Trò Xuân Phả” tỉnh Thanh Hóa…
Ngày hội cũng là dịp cộng đồng các dân tộc cùng nhau gặp gỡ, giao lưu và giới thiệu bản sắc dân tộc trong những ngày đầu Xuân tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. |
Ngày hội cũng là dịp cộng đồng các dân tộc cùng nhau gặp gỡ, giao lưu và giới thiệu bản sắc dân tộc trong những ngày đầu Xuân tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Trong đó, sự kiện tái hiện Lễ Trỉa lúa (Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) của dân tộc B’ru Vân Kiều diễn ra vào sáng ngày 24/2 (tức thứ Bảy, ngày 15 tháng Giêng) tại Khu các làng dân tộc.
Đồng bào B’ru Vân Kiều chủ yếu sinh sống tại các bản làng trên dãy Trường Sơn ở miền tây Quảng Bình, nơi có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, hạn hán, mưa lũ, thiên tai triền miên. Chính vì thế, đồng bào người B'ru-Vân Kiều luôn phải du canh du cư, sống dựa vào tự nhiên, núi rừng, sông suối. Hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân là làm nương rẫy và trồng lúa. Hằng ngày họ phát, đốt, cốt, trỉa để có thể sinh tồn. Trỉa lúa (lấp lỗ) là công đoạn cuối cùng của quy trình làm nương rẫy đã được người dân nâng lên thành lễ hội nhằm cầu mong các vị thần linh bảo hộ cho hạt giống được sinh sôi nảy nở, chắc hạt nặng bông khi đến mùa thu hoạch.
Lễ hội Nàng Hai - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của dân tộc Tày được trình diễn vào 10 giờ sáng thứ Bảy ngày 24/2 tại Khu các làng dân tộc. Đây là lễ hội tiêu biểu của dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng, thể hiện đầy đủ giá trị tâm linh truyền thống, cũng như các loại hình văn hóa dân gian của dân tộc Tày tại địa phương. Lễ hội Nàng Hai hay còn gọi là Mẹ Trăng của người Tày ở Cao Bằng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ. Lễ hội này được sáng tạo từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người nông dân miền núi.
Còn lễ hội múa đầu năm – Rija Nagar của dân tộc Chăm được tái hiện vào 10 giờ sáng Chủ nhật ngày 25/2 (tức ngày 16 tháng Giêng) tại làng dân tộc Chăm và quần thể tháp Chăm, Khu các làng dân tộc III. Lễ hội diễn ra trong thời điểm chuyển giao giữa mùa khô với mùa mưa như một hình thức cầu mưa. Lễ hội Rija Nagar là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Chăm kết hợp với nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc, làm cho không khí năm mới tràn đầy phấn khởi và vui vẻ, góp phần quan trọng bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của người Chăm.
Cùng với đó, Trò Xuân phả được trình diễn vào 9 giờ sáng Chủ nhật ngày 25/2 tại sân lễ hội làng III, Khu các làng dân tộc. Trò Xuân Phả được xem không chỉ độc đáo, đặc sắc mà còn “độc nhất vô nhị” ở Thanh Hóa. Tháng 9/2016, trò Xuân Phả được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc trưng ở trò Xuân Phả là các vũ công nam có những động tác phóng khoáng, tay chân mở rộng, khỏe, thể hiện “trong nhu có cương, trong cương có nhu” với nhiều động tác múa, đội hình múa, làm tôn nên sắc thái văn hóa lúa nước, vẻ duyên dáng, tinh tế, kín đáo nhưng cũng rất mạnh mẽ của người Việt.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhận định kết quả trận đấu giữa Singapore và Việt Nam: 3 điểm cho các "chiến binh sao Vàng"?
Cổ phiếu của nhà sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai" nằm sàn sau chuỗi ngày tăng kịch trần
Đêm nay, không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc
Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?
LOTTE Finance, Alliex và VNPT EPAY ký kết hợp tác ba bên
Giá vàng bật tăng sau nghỉ lễ Giáng sinh
Grand Marina, Saigon – sống tinh hoa trên nền di sản
Tin khác
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Văn hóa 25/12/2024 16:40
Sôi nổi Ngày hội văn hóa - thể thao quận Tây Hồ năm 2024
Xã hội 25/12/2024 15:12
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17