Những món ăn “đi nhớ, ở mê”

(LĐTĐ) Người Hà Nội vốn nổi tiếng thanh lịch trong lối sống nên ẩm thực Hà Nội vì thế cũng mang nét đặc trưng riêng. Nhắc đến ẩm thực Hà Nội là nói đến sự tinh tế bởi nó hội tụ tinh hoa của đất Kinh Kỳ ngàn năm văn hiến.
Phở Việt Nam lọt top những trải nghiệm món ăn tuyệt vời nhất thế giới Những món ngon giải ngấy ngày tết

Nhà văn Vũ Bằng từng viết: “Miếng ngon Hà Nội, nhiều khi làm cho người ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội ê chề… Một bát phở khói bốc lên nghi ngút, một mẹt bún chả thơm ngào thơm ngạt, hay một đĩa bánh cuốn Thanh Trì, để bên cạnh một đĩa đậu rán phồng nóng rẫy lên, tự nhiên làm cho ta nhớ ra rằng những cái đó đã tạo nên một phần nào linh hồn của Hà Nội; sở dĩ ta thấy không thể quên được Hà Nội cũng vì những thức ăn đặc biệt Hà Nội đó”.

Những món ăn “đi nhớ, ở mê”
Phở Thìn.

Thật vậy, ẩm thực Hà Nội với đặc trưng riêng cứ thế lưu vào ký ức, tâm khảm của những người đã từng thưởng thức. Và khi nói tới món ngon Hà Nội, phở là cái tên được người ta nhắc tới đầu tiên.

Phở Hà Nội không chỉ là một món ăn đặc trưng mà nó còn mang trong mình “hồn quốc túy”, là “tinh hoa ẩm thực Việt” trong lòng nhiều du khách. Trước đây, có khá nhiều ý kiến tranh cãi về nguồn gốc của phở. Thế nhưng, dù bắt nguồn từ đâu đi chăng nữa, không thể phủ nhận rằng, phở đã nhanh chóng đi theo bước chân người Tràng An, trở thành món ăn nổi tiếng khắp dải đất hình chữ S. Phở xuất hiện trong từ nhà hàng sang trọng đến hàng quán vỉa hè. Trong bất cứ thời điểm nào trong ngày, phở đều là lựa chọn phù hợp để cho thực khách vừa no bụng, vừa ấm lòng.

Trải nghiệm thưởng thức “lạ lẫm” nhất phải kể đến phở gánh trên phố Hàng Chiếu, chỉ bán từ 3h - 6h. Khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, hầu như đêm nào thực khách cũng kiên nhẫn xếp hàng kín góc phố để được “xì xụp” một bát phở nghi ngút khói.

Một hàng phở độc đáo khác là phở cụ Chiêu ở phố Hàng Đồng. Hàng phở bò gia truyền này có một quy tắc “bất di bất dịch” là không sử dụng một chút chanh hay bột gia vị nào. Nếu muốn mặn, thực khách hãy cho nước mắm, còn muốn chua hãy dùng giấm tỏi.

Những món ăn “đi nhớ, ở mê”
Bánh cuốn Thanh Trì.

Hay như phở Thìn trên phố Đinh Tiên Hoàng với với công thức nấu gia truyền 60 năm không đổi. Bao năm nay phở Thìn chỉ có vài lựa chọn gồm phở tái, chín, nạm, gầu. Chỉ riêng phở tái thôi đã đủ nói lên cái tâm của người nấu phở. Để có được bát phở ngon, ngoài nước dùng chế biến cầu kỳ thì thịt bò phải tươi. Khách đến ăn, gia chủ mới lấy một lượng thịt vừa phải đặt lên thớt, nhẹ tay dần mỏng và thêm chút nước mắm cốt để thịt ngon, mềm. Sau khi xếp phần thịt lên trên bánh phở cùng một ít hành lá xanh mướt, chủ quán nhanh tay chan nước dùng nóng hổi lên bát. Nước thịt sẽ từ từ chảy ra, hòa quyện cùng bánh phở và nước dùng tạo thành vị ngọt thơm khó quên.

Cùng với phở, một món ngon của Hà Nội cũng được đưa vào thơ ca là bánh cuốn Thanh Trì: “Thanh Trì có bánh cuốn ngon/ Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng”. Xưa nay, bánh cuốn là món ăn quen thuộc của nhiều vùng miền, thế nhưng theo nhiều người, không đâu làm bánh cuốn ngon bằng người làng Thanh Trì.

Trải nghiệm mọi khía cạnh của ẩm thực Hà Nội không chỉ là để thưởng thức mà còn là để nhớ về những hồi ức ngọt ngào, thi vị, những nét đẹp, tinh hoa văn hóa từ nghìn đời nay. Nó góp phần làm đẹp, tôn vinh nét văn hóa lâu đời của người Việt, ẩm thực Hà Nội còn đóng vai trò quan trọng trong việc kích cầu du lịch, thu hút khách nước ngoài tới Việt Nam.

Bánh cuốn Thanh Trì làm từ gạo ngon được chọn kỹ, sau đó ngâm rồi xay nhỏ mịn. Lá bánh cuốn được các bà, các cô tráng như múa trên khuôn vải căng trên miệng nồi nước đang sôi. Lá bánh mịn như tấm lụa, mỏng tang mà dẻo dai không rách. Mỗi lá bánh thoa thêm chút mỡ, rắc hành khô phi thơm với bát nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, thơm dịu cùng vị cà cuống đặc trưng đã làm nên phong vị đặc sắc của bánh cuốn Thanh Trì, để một lần ăn là nhớ mãi.

Còn cốm lại là một thức quà độc đáo làm từ gạo và trở thành “biểu tượng” của mùa thu Hà Nội. Cốm quý, hiếm vì chỉ có thể làm từ lúa non thu hoạch trước vụ lúa mùa cuối hè, đầu thu. Hạt gạo non phải trải qua nhiều công đoạn như: Tuốt hạt, đãi qua nước, rang đều, để nguội, xát qua vỏ, giã rồi sàng bằng tay từ 5 đến 7 lần mới cho ra được thành phẩm như ý.

Ngay cả cách cốm đến tay thực khách cũng phải cầu kỳ. Gói cốm phải dùng hai lớp lá. Lớp bên trong là lá ráy tươi giữ cốm không bị khô, ngoài cùng là lớp lá sen, buộc bằng rơm. Cốm ngon nhất khi ăn với chuối tiêu, mà phải là chuối tiêu “trứng cuốc”, chín tới độ trên vỏ chuối vàng loang lổ những đốm nâu. Cốm dẻo thơm hòa quyện với chuối ngọt sắc tạo cho người thưởng thức có cảm tưởng như vừa đi qua cánh đồng, hồ sen, vườn cây, trung tâm của nền văn hóa lúa nước Bắc Bộ.

Cô Lê Thị Hồng (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, gần 50 năm gắn bó với mảnh đất Hà Thành, mỗi độ Thu đến, cô phải tìm mua cho mình 1 ít cốm làng Vòng về để thưởng thức. “Cùng với thời gian, ngày nay Hà Nội đã phát triển và thay đổi rất nhiều từ cách ăn mặc, đi đứng, ứng xử cho tới ẩm thực. Tuy nhiên, với tôi, cốm vẫn là thức quà tuyệt vời gợi nhiều kỷ niệm xưa cũ về Hà Nội. Không có gì nhã bằng trong một ngày thu ta thảnh thơi pha ấm trà, ngồi nhâm nhi chút cốm cùng với chuối tiêu và nghĩ về ngày cũ”, cô Hồng cho hay…

Trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian, tuy nhiên, khi nhắc tới các tên phố, tên làng của Hà Nội người ta vẫn dễ dàng liên tưởng tới những món ăn đặc trưng của nơi đây. Và từ những thức quà ngon của Hà Nội cũng khiến người ta khắc ghi hơn về những ngôi nhà, con phố đất Tràng An. Như nhà văn Vũ Bằng đã từng viết trong tác phẩm ký của mình: “Miếng ngon Hà Nội, nhiều khi làm cho ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội ê chề và làm cho ta cảm giác ta là người Hà Nội hơn...”.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024

UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024

(LĐTĐ) Tối 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024. UDIC vinh dự đón nhận Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển

(LĐTĐ) Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

(LĐTĐ) Ngày 25/12, tại Hà Nội, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập (10/10/1969 - 10/10/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã đến chúc mừng cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, viên chức của Nhà hát trước buổi lễ.
Giá xăng dầu ngày 26/12, có thể giảm gần 400 đồng/lít

Giá xăng dầu ngày 26/12, có thể giảm gần 400 đồng/lít

(LĐTĐ) Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày mai (26/12), theo giới phân tích, giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm nhẹ. Trong đó, nếu cơ quan quản lý không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng dầu có thể được điều chỉnh giảm từ 350 - 385 đồng/lít.
Khẩn trương triển khai hiệu quả các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV

Khẩn trương triển khai hiệu quả các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV

(LĐTĐ) Chiều 25/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.
Dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh

Dâng hương tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn đại biểu Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội do đồng chí Nguyễn Đình Thắng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội làm Trưởng đoàn đã tới dâng hương lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tại khu lăng mộ của đồng chí tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Tin khác

Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

(LĐTĐ) Ngày 25/12, tại Hà Nội, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập (10/10/1969 - 10/10/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã đến chúc mừng cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên, viên chức của Nhà hát trước buổi lễ.
Sôi nổi Ngày hội văn hóa - thể thao quận Tây Hồ năm 2024

Sôi nổi Ngày hội văn hóa - thể thao quận Tây Hồ năm 2024

(LĐTĐ) Từ ngày 21 - 25/12, UBND quận Tây Hồ tổ chức Ngày hội văn hóa - thể thao, tổng kết công tác triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao" năm 2024.
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

(LĐTĐ) Ngày 24/12, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Xem thêm
Phiên bản di động