“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn còn tiếp nối

Mặc dù Chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã bế mạc vào đêm 25/8,nhưng để người dân Thành phố Hồ Chí Minh có thêm thời gian để tìm hiểu về các nét đặc trưng về di sản văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội, chuỗi hoạt động triển lãm vẫn tiếp tục duy trì cho đến hết ngày 31/10.
Quần thể di sản Hà Nội "hội ngộ" người dân Thành phố Hồ Chí Minh Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” để lại nhiều ấn tượng

Cụ thể, tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, không gian trưng bày với chủ đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan.

Khoảng 150 tài liệu, hình ảnh, hiện vật đã được trưng bày để giới thiệu về những dấu mốc quan trọng trong hành trình trở thành di sản thế giới vào năm 2010 của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Cùng với đó là những giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO vinh danh.

“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn chưa kết thúc
Triển lãm “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” với 150 tài liệu, hình ảnh được trưng bày.

Khu triển lãm cũng giới thiệu hệ thống các di tích và hiện vật tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long trải qua hơn 1.000 năm lịch sử như Kỳ Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu,… Đặc biệt tại đây làm nổi bật bộ sưu tập hiện vật rồng, phượng; bộ sưu tập qua các triều đại Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Cũng tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Tinh hoa đạo học Việt Nam” giới thiệu quá trình hình thành, phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cũng như vị thế lịch sử của nơi được mệnh danh là trường đại học đầu tiên của nước ta. Cùng với đó, hành trình học tập của một Nho sinh theo chế độ giáo dục khoa cử xưa, từ khi chập chững học những con chữ đầu tiên đến khi đỗ đạt thành tài, đem tài năng phụng sự đất nước cũng được tái hiện rõ nét.

“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn chưa kết thúc
Nhiều mẫu kiến trúc của các triều đại phong kiến được trưng bày.

Bên cạnh đó, những tư liệu khoa học và tranh ảnh, trưng bày còn đan xen hài hòa với các giải pháp công nghệ hiện đại như, trình chiếu 3D mappping, công nghệ thực tế ảo, Trí tuệ Nhân tạo (AI),… cũng được sử dụng để giới thiệu về những bậc vĩ nhân của dân tộc, góp phần đóng vào nền văn hóa lâu đời.

Khách tham quan sẽ hiểu rõ hơn về Vua Lý Thánh Tông (1023 - 1072) - người khơi nguồn đạo học bằng việc cho xây dựng Văn Miếu vào năm 1070; hay Vua Lý Nhân Tông (1066 - 1128) - người khởi đầu cho giáo dục khoa cử và dùng hiền tài.

“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn chưa kết thúc
Những mẫu vật liệu tại di tích Hoàng thành Thăng Long.

Đặc biệt là Chu Văn An (1292 - 1370) - vị danh sĩ muôn đời, người cống hiến cả cuộc đời cho việc dạy học, bất kể thân phận học trò là con quan hay thường dân. Khi trở thành Tư nghiệp (người đứng đầu) của Quốc Tử Giám, ông dành mọi tâm sức cho sự nghiệp “trồng người” và là nhà nho Việt Nam đầu tiên được thờ tại Văn Miếu.

Theo thống kê sơ bộ của Ban tổ chức, trong 2 ngày 23/8 và 24/8, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh đã đón 1.983 lượt khách. Trong đó, ngày 23/8 đón 826 lượt, ngày 24/8 đón 1.157 lượt.

Đặc biệt, hoạt động trưng bày tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh thu hút rất đông các bạn học sinh đến tham quan và tìm hiểu. Phần trưng bày trên đã mang đến những thông tin mới, trực quan hơn về Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội cũng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến du khách Thành phố.

“Mặc dù đã biết đến di sản Hoàng thành Thăng Long và di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua sách báo cũng như các chương trình truyền hình, nhưng đây là lần đầu tiên em được tìm hiểu kỹ hơn về các công trình kiến trúc cũng như văn hóa của các triều đại phong kiến xưa. Điều này làm em rất hứng thú, đặc biệt em ấn tượng với bộ sưu tập kiến trúc được trưng bày”, bạn Nguyễn Thị Hường (sinh viên năm 4 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ.

“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn chưa kết thúc
Triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Tinh hoa đạo học Việt Nam” cũng sẽ kéo dài đến ngày 31/10.

Ngoài ra, một hoạt động triển lãm khác với chủ đề “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ươm mầm khát vọng hiền tài” cũng được tổ chức tại Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) cho đến ngày 31/10.

Triển lãm sẽ giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu - Quốc Tử Giám với các giá trị tiêu biểu giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo và tinh thần học tập suốt đời của dân tộc Việt Nam.

Triển lãm đem tới những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn như: In mộc bản họa tiết bia Tiến sĩ lên giấy dó; Tô màu di sản, ứng dụng công nghệ Thực tại ảo kính (VR), Trí tuệ nhân tạo AI hỏi đáp cùng cụ Rùa, cùng các mô hình Lều chõng, Khuê Văn Các - điểm check-in, khám phá thú vị thu hút hàng chục nghìn học sinh, giáo viên, phụ huynh và công chúng Thành phố Hồ Chí Minh đến trải nghiệm và tìm hiểu.

“Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” vẫn chưa kết thúc
Những thông tin về trường đại học đầu tiên của Việt Nam được giới thiệu đến khách tham quan.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 2 di tích quan trọng, đại diện tiêu biểu trong dòng chảy lịch sử nghìn năm của Hà Nội.

Trưng bày nhằm giới thiệu tới đông đảo người dân và du khách tham quan tại Thành phố Hồ Chí Minh những giá trị văn hóa độc đáo của Thủ đô Hà Nội.

“Ngày nay, Thăng Long - Hà Nội vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, những di tích lịch sử văn hóa quý giá, tạo nên bản sắc và nguồn lực sáng tạo cho sự phát triển bền vững của Thủ đô. Chặng đường lịch sử vẻ vang của Thăng Long - Hà Nội là quá trình tiếp nối truyền thống, tạo nên những dấu ấn lịch sử của thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo, qua 70 năm xây dựng và phát triển”, ông Đỗ Đình Hồng nhận định.

Tân Nguyên

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và trao Công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá.
Du lịch hè 2025: Nhu cầu tăng cao, du khách lên kế hoạch từ sớm

Du lịch hè 2025: Nhu cầu tăng cao, du khách lên kế hoạch từ sớm

Thị trường du lịch hè 2025 đang bước vào giai đoạn sôi động khi nhu cầu nghỉ mát tăng mạnh. Từ giữa tháng 4, nhiều du khách đã bắt đầu tìm hiểu các tour du lịch hè. Thời điểm được xác định là cao điểm du lịch hè là khoảng tháng 6, khi học sinh bắt đầu nghỉ hè.
Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Đông đảo phật tử, người dân tiếp tục về chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Những ngày vừa qua, chùa Quán Sứ linh thiêng - Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã chứng kiến sự kiện chưa từng có khi hàng vạn tăng ni, phật tử và nhân dân từ mọi miền đất nước thành kính, trang nghiêm chiêm bái Xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ lần đầu tiên được tôn thỉnh về Việt Nam.
Thái Lan ngược dòng nghẹt thở trước Trung Quốc: Tấm vé xứng đáng đến World Cup futsal nữ 2025

Thái Lan ngược dòng nghẹt thở trước Trung Quốc: Tấm vé xứng đáng đến World Cup futsal nữ 2025

Thua thiệt về nhân sự, bị dẫn bàn và đối mặt với sức ép khủng khiếp từ hàng ngàn khán giả chủ nhà Trung Quốc, nhưng đội tuyển futsal nữ Thái Lan đã thể hiện bản lĩnh của một ông lớn châu Á khi lội ngược dòng ngoạn mục để giành chiến thắng 3-2. Qua đó, thẳng tiến đến chung kết futsal nữ châu Á 2025 và giành vé dự World Cup futsal nữ lần thứ 2 liên tiếp.
Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Hào quang xuất hiện ở Đại lễ Phật đản tại Hà Nội dưới góc nhìn khoa học

Khoảng 11h30 ngày 15/5, tại khu vực chùa Quán Sứ (Hà Nội), nơi đang diễn ra Đại lễ Phật đản 2025 hàng ngàn Tăng ni, Phật tử và người dân đã có cơ duyên chứng kiến một vòng hào quang sáng chói bao quanh mặt trời. Hiện tượng này đã khiến nhiều người không khỏi hiếu kỳ...
Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 12/5 liên quan đến đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Công ty CP Vinspeed đăng ký đầu tư.
Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân

Chiều 15/5, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945-19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005-19/8/2025) của Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về các hoạt động kỷ niệm.

Tin khác

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết số 68-NQ/TW, Chính phủ đề xuất 5 nhóm chính sách lớn phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ  máy

Chuyển tiếp thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi sắp xếp bộ máy

Ngày 15/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 15/5, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thống nhất với việc cần hoàn thiện cơ sở pháp lý về năng lượng nguyên tử để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập, hạn chế của luật hiện hành.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 15/5, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo cho học sinh

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, hệ thống giáo dục phải được đổi mới sâu rộng, tập trung phát triển các kỹ năng sáng tạo, STEM, ngoại ngữ, kỹ năng số và công nghệ hiện đại. Giáo dục trí tuệ cần đi đôi với giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, sức khỏe để hình thành những cá nhân toàn diện.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường sáp nhập, việc bố trí công chức chuyên môn chỉ xem xét giữ lại ở các xã không phải sáp nhập.
Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Việc ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của tổ chức này.
Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 14/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự án Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) sửa đổi.
Xem thêm
Phiên bản di động