Những ngày không quên của “chiến sĩ áo xanh” trong “vùng đỏ” Thanh Xuân

Nửa tháng qua, 23 bạn trẻ đã tình nguyện lao vào tâm dịch ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội để hỗ trợ các cấp chính quyền, người dân vượt qua khó khăn. Bên cạnh các y bác sĩ, quân đội và công an đang ngày đêm làm nhiệm vụ, họ đã tạo lập thành một “phòng tuyến thứ ba” mang màu áo xanh tình nguyện.
Người dân phường Thanh Xuân Trung hài lòng vì được chăm lo từng bữa ăn đến y tế tại khu cách ly Phường Thanh Xuân Trung: Đảm bảo phương án tốt nhất cho 169 cháu học trực tuyến khi đi cách ly

“Sức nóng” tại tâm dịch

Những ngày gần cuối tháng 8, phường Thanh Xuân Trung trở nên ồn ào. Thông tin về các ca bệnh liên tiếp xuất hiện trên địa bàn phường khiến người dân thấp thỏm không yên. Hơn 12 rưỡi đêm ngày 24/8, Nguyễn Huy Kỳ (28 tuổi, phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung) giật mình bởi tiếng chuông điện thoại reo vang. Cuộc gọi ngắn gọn với câu hỏi của đồng chí Bí thư Đoàn phường Thanh Xuân Trung “Em có đồng ý tham gia hỗ trợ tại tâm dịch của phường không?”.

Chưa hết 5 giây suy nghĩ, Kỳ nhanh chóng nhận lời và chuẩn bị đồ dùng cần thiết để sáng sớm ngày hôm sau lên đường. Nhiệm vụ lần này của Kỳ là vào hỗ trợ trong khu cách ly ngõ 328 và ngõ 330 (đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung), nơi xuất hiện cả trăm ca F0 chưa rõ nguồn lây. “Lúc ấy, tôi chỉ có ý nghĩ rất đơn giản, mong muốn góp một phần nhỏ bé để Thành phố khống chế, kiểm soát được dịch bệnh. Và hơn hết, vì trách nhiệm của tuổi trẻ, mình không làm thì ai sẽ làm?”, Kỳ tâm sự.

Những ngày không quên của “chiến sĩ áo xanh” trong “vùng đỏ” Thanh Xuân
Nguyễn Huy Kỳ xung phong vào tâm dịch ngay từ những ngày đầu tiên phong tỏa 2 ngõ tại phường Thanh Xuân Trung

Trước khi tham gia tình nguyện tại tâm dịch, công việc của Kỳ liên quan đến nấu ăn. Kể từ khi Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, Kỳ nghỉ làm ở nhà. Để biến những ngày nghỉ dịch trở nên có ích, Kỳ đã đăng ký tham gia tình nguyện ngay tại khu dân cư. Nói về những ngày làm việc tại tâm dịch Thanh Xuân Trung, Kỳ cho biết chưa bao giờ thấy sợ hãi hay lo lắng quá nhiều. “Thời gian qua, tôi cùng anh em tham gia các chốt kiểm soát, tiếp sức các khu cách ly cũng quen rồi, chuyến đi lần này vất vả hơn tí, nguy hiểm hơn tí. Nhưng mình là người trẻ, không ngại khó, ngại khổ”, Kỳ tâm sự.

Những ngày mới vào tâm dịch Thanh Xuân Trung, ngày làm việc của "chiến sĩ áo xanh" bắt đầu từ 7 giờ sáng. Họ giúp người dân thu dọn rác, sau đó nhận đồ tiếp tế từ bên ngoài để đưa vào trong. Có những hôm, hơn 100 chuyến hàng gồm đủ thứ lỉnh kỉnh từ đồ cứu trợ, quà của phường, quận, các nhà hảo tâm, đồ đặt ship online của người dân được nhóm chuyển đến tận cửa từng nhà. Thậm chí, có thời điểm, việc ăn uống, sinh hoạt của hơn 800 hộ khẩu trong khu cách ly phần lớn là do các tình nguyện viên trẻ đảm nhiệm. Cả nhóm có 23 người nhưng đã làm tốt nhiệm vụ cung ứng, phục vụ nhu cầu sống đầy đủ cho cả khu.

Đầu tháng 9, các ca bệnh Covid-19 tại 2 ngõ 328 và 330 vẫn trở nên phức tạp. Trong khu vực có mật độ dân cư cao như vậy nên không khó hiểu khi ca F0 liên tục phát sinh, biến Thanh Xuân Trung thành ổ dịch lớn nhất Hà Nội. Để ngăn chặn nguồn lây, đảm bảo môi trường sống an toàn cho người dân, chính quyền địa phương đã lên phương án di chuyển gần 1.200 dân ra ngoài khu cách ly tại Ký túc xá Trường Đại học FPT (Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội). Lúc này, công việc của những thanh niên tình nguyện lại tăng lên gấp nhiều lần.

Những ngày không quên của “chiến sĩ áo xanh” trong “vùng đỏ” Thanh Xuân
Mỗi sáng sớm thức dậy, việc đầu tiên các bạn thanh niên tình nguyện làm là dọn dẹp vệ sinh, thu gọn rác thải cho người dân trong khu vực

Ngay khi có phương án di dân, các nhóm chat, Zalo của cư dân trong khu vực trở nên nhốn nháo. Lúc này, cơ quan chức năng, thanh niên tình nguyện đã phải động viên người dân bình tĩnh, an tâm đi cách ly. “Chúng tôi vừa hỗ trợ lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện các công việc thường ngày như: tại các điểm xét nghiệm, vận chuyển đồ cứu trợ, lo việc ăn uống của người dân. Bên cạnh đó, hỗ trợ cơ quan chức năng lên danh sách, rà soát, tuyên truyền, vận động người dân di chuyển đến nơi cách ly mới. Có những hôm, 10h -11h đêm chúng tôi mới hoàn thành công việc”, Nguyễn Huy Kỳ tâm sự.

Nhớ lại những ngày vừa qua, Kỳ nói rằng đó thực sự là “những ngày không quên” trong cuộc đời. Sống trong tâm dịch các bạn trẻ cảm nhận rõ nhất “sức nóng” của dịch bệnh, những điều mà trước đây chỉ nghe qua tivi, điện thoại. Đó là những ngày cách ly, phong tỏa trên diện rộng; là những em nhỏ đang tuổi ăn, tuổi chơi mặc bảo hộ kín mít để đi theo bố mẹ vào khu cách ly tập trung ngay trước ngày tựu trường, là những cuộc di dân ngay trong đêm…

Những người “trông nhà” miễn phí

“Sức nóng” ở tâm dịch khiến Kỳ cùng đồng đội nhanh chóng chạy theo guồng quay công việc, thậm chí không có thời gian nhớ rằng ngày hôm nay là thứ mấy. Ngày nắng cũng như ngày mưa, họ luôn trong tâm thế sẵn sàng đi đến nơi cần sự hỗ trợ. “Có lẽ, điều ám ảnh nhất là chúng tôi phải mặc trang phục bảo hộ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày. Mưa còn mát mát chút, nắng thì không khác gì được cho vào lò hấp. Tuy nhiên, càng khó khăn, chúng tôi càng thấm thía những hi sinh, vất vả của y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch và cùng động viên nhau vượt qua tất cả khó khăn”, Kỳ cho biết.

Nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19, các bạn trẻ trong tâm dịch Thanh Xuân Trung luôn tích cực “chia lửa” cho các lực lượng. Họ là 1 đội thanh niên tình nguyện gồm 23 bạn trẻ độ tuổi từ 20-30, có người đang là sinh viên, người đã đi làm, thậm chí có người đã có vợ, con... Nhưng khi bước vào cuộc chiến, họ chấp nhận xa gia đình, xa vợ con với tâm nguyện: “Mong Thành phố, quận Thanh Xuân nhanh chóng khống chế, kiểm soát được dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người dân”.

Đặt hành lý gọn gàng vào một góc, ngả lưng xuống nơi nghỉ ngơi được chuẩn bị trong khu vực phong tỏa, Hồ Thị Phượng (20 tuổi, sinh viên năm 3, Học viện Công nghệ Bưu Chính viễn thông) thở phào nhẹ nhõm sau 3 ngày vất vả hỗ trợ lực lượng chức năng di chuyển người dân ở Thanh Xuân Trung di chuyển lên khu cách ly mới an toàn. Gần nửa tháng qua là những ngày Phượng cảm nhận rõ nét nhất sự khác biệt giữa “vùng xanh” và “vùng đỏ” là như thế nào. Mỗi khi bất chợt nghe tiếng xe cứu thương, Phượng vẫn giật mình nhưng không còn luống cuống mà đã định hình được trong đầu những việc phải làm tiếp theo để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như khu dân cư.

Những ngày không quên của “chiến sĩ áo xanh” trong “vùng đỏ” Thanh Xuân
Các bạn trẻ tại tâm dịch Thanh Xuân Trung mỗi ngày làm rất nhiều việc để hỗ trợ người dân trong khu phong tỏa

“Tham gia vào cuộc chiến tại đây, những người trong nhóm thanh niên tình nguyện luôn lấy nụ cười và sự an toàn của người dân là niềm vui, động lực để bản thân cố gắng. Thời điểm này, khi người dân tại ngõ phong tỏa đi cách ly, chúng tôi còn hỗ trợ người dân chăm sóc vật nuôi, thậm chí sân chơi biến thành “vườn thú” với hơn 20 vật nuôi”, Phượng chia sẻ.

Còn Lò Văn Quý (21 tuổi, Lai Châu) do ảnh hưởng của Covid-19, nghỉ học ở nhà, Quý có nhiều thời gian cập nhật thông tin về dịch bệnh và nhận thấy bản thân cần đóng góp sức mình để hỗ trợ cho quê hương. Chàng trai sinh năm 2001 chia sẻ: “Là đoàn viên, thanh niên lại theo học ngành điều dưỡng, do vậy tôi nghĩ mình cần có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Khi các cấp chính quyền kêu gọi người để hỗ trợ phòng, chống dịch, tôi đã viết đơn tình nguyện tham gia”.

Quý cho biết, bản thân không lo lắng khi tham gia hỗ trợ vì đã được trang bị kiến thức và những kỹ năng phòng, chống Covid-19. Hơn nữa, nếu ai cũng mang tâm lý sợ hãi mà không dám tham gia hỗ trợ thì dịch bệnh không thể đẩy lùi. Trong khi làm nhiệm vụ, chứng kiến nhiều hành động đẹp của người dân, sự quan tâm của người dân, Quý càng thấy ấm lòng và còn vận động thêm những bạn trẻ khác tham gia vào công tác phòng, chống Covid-19 của Thành phố.

Có thể thấy, với nhiệt huyết “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” của các bạn đoàn viên, thanh niên không chỉ có ý nghĩa tích cực trong việc tham gia cùng tuyến đầu đẩy lùi dịch bệnh mà còn góp phần khẳng định vai trò của tuổi trẻ đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đây cũng là kỷ niệm đẹp về thời tuổi trẻ sôi nổi khi đóng góp sức trẻ cho quê hương, đất nước.

Bí thư Đoàn phường Thanh Xuân Trung Nguyễn Thị Kim Thoa cho biết: Từ khi thực hiện phong tỏa tại 2 ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, có 23 bạn thanh niên tình nguyện đã đăng ký vào hỗ trợ cho tâm dịch. Bên cạnh việc hỗ trợ lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, thời điểm này, các thanh niên tình nguyện còn hỗ trợ người dân đi cách ly trông nhà, giữ vật nuôi. Trong những giai đoạn khó khăn như thế này, tinh thần xung kích của tuổi trẻ, thanh niên đã được phát huy, tuổi trẻ đã đồng lòng, hợp sức, chung tay và góp một phần không nhỏ trong công cuộc chiến đấu chống dịch Covid-19 của Thành phố.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động