Những người bố “đặc biệt” nơi biên ải

(LĐTĐ) Kể từ khi được phát động và triển khai, mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” đã tạo điểm tựa vững chắc cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp sức cùng các cấp, các ngành, chính quyền địa phương nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh ở khu vực biên giới. Mô hình là sự cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển, nâng cao nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tự hào lá cờ Việt Nam trên hành trình chinh phục miền biên ải Chung tay xây dựng nông thôn mới vùng biên ải

Đổi thay những mảnh đời

Những năm qua, mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” đã được lực lượng Bộ đội Biên phòng cả nước nói chung và Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên nói riêng tích cực triển khai. Ngoài tính nhân văn sâu sắc, mô hình còn có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao dân trí, tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ với đồng bào các dân tộc, từ đó xây dựng nền biên phòng toàn dân.

Những người bố “đặc biệt” nơi biên ải
Cán bộ, chiến sĩ biên phòng mang tình cảm đến với trẻ em nơi biên ải xa xôi.

Từ sáng sớm, ở sân Đồn Biên phòng Si Pha Phìn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên), có hai cậu bé tham gia tập thể dục buổi sáng cùng các cán bộ, chiến sĩ. Đó là hoạt động bắt đầu ngày mới của “Con nuôi đồn biên phòng” Ly A Chùa (sinh năm 2009, học lớp 6 Trường Trung học cơ sở Tân Phong, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) và Vàng A Ngọn (sinh năm 2003, học lớp 2 Trường Tiểu học Si Pa Phìn, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên). Thiếu tá Trịnh Văn Thắng (Chính trị viên Đồn Biên phòng Si Pha Phìn) là người được tin tưởng chọn “làm bố” của Chùa và Ngọn.

“Đây là một nhiệm vụ đặc biệt vì không những cần sự nghiêm túc, chuẩn chỉ, đúng điều lệnh, nội quy của người lính mà còn cần tình cảm gia đình. “Làm bố”, nghe đơn giản vậy thôi nhưng đâu có dễ, nhất là dành cho những em nhỏ sớm phải chịu hoàn cảnh khó khăn, miếng ăn còn thiếu chứ nói gì đến kỹ năng sống”, Thiếu tá Thắng chia sẻ.

Thiếu tá Thắng nhớ lại: “Ly A Chùa được đón về Đồn từ tháng 10/2020, còn Vàng A Ngọn ở Đồn từ tháng 1/2021. Hoàn cảnh của hai em đều rất đáng thương, thuộc diện đặc biệt khó khăn. Những ngày đầu, lũ trẻ sụt sùi vì nhớ nhà và có khi còn hơi “giật mình” bởi điều lệnh, bởi những tiếng hô hào đều tăm tắp và tính quy củ của môi trường quân đội. Vậy là “bố” và các chú phải dỗ dành rất nhiều, giúp các con dần quen với khuôn khổ. Các con được bố trí phòng riêng, có góc học tập riêng, trang bị đồ dùng, phương tiện sinh hoạt cần thiết và được học cách sắp xếp, bảo quản đồ đạc, vệ sinh nơi ở ngăn nắp".

Không còn những buổi sáng “ngủ nướng”, không phải vội vàng ôm bụng đói đến trường, các con được chăm sóc và dạy dỗ một cách nghiêm túc, từ tốn và tràn đầy tình thương yêu như trong gia đình. Chẳng thế mà rất nhanh, người anh lớn Ly A Chùa hay cậu em nhỏ vừa mới “nhập ngũ” Vàng A Ngọn đều đã chững chạc hẳn, đạt học sinh khá. Đầu tóc gọn gàng, đi về biết thưa gửi, ăn hết suất cơm, biết tự giặt giũ, quét dọn… Nỗi buồn vì sớm phải chịu hoàn cảnh khó khăn đã không còn phảng phất trên gương mặt ngây thơ.

“Chùa học lớp 6 và Ngọn học lớp 2. Hai con đều học khá, chăm ngoan. Các con cũng biết ứng xử, có kỹ năng sống, không còn hoang dại như đóa hoa rừng. Tiếng cười của các con làm ấm áp cả Đồn Biên phòng. Lúc nào vắng chúng thì ai cũng thấy nhớ không chịu được. Có lần 2 con học xong, chúng tôi xuống đón mà không thấy Ngọn đâu. Bộ đội cùng các cô giáo tá hỏa tỏa đi tìm. Gần tiếng sau thấy con đang mải chơi bên suối. Vừa mừng, vừa giận mà chỉ biết ôm con, rồi dặn dò lần sau không được thế. Hay có những lần các con đòi về nhà, Đồn sẽ thông báo với gia đình, phân công cán bộ, chiến sĩ đưa con về hoặc báo cho người thân lên đón. Các con về với gia đình, Đồn vẫn thường xuyên theo dõi, nhắc nhở gia đình trông coi, không để các con mải chơi mà xảy ra mất an toàn...”, Thiếu tá Thắng tâm sự.

Trung tá Lương Hoàn Hiển (Đồn trưởng Đồn Biên phòng Si Pha Phìn) cho biết: “Các con tự giác lắm. Sáng dậy sớm quét nhà. Tới giờ là tự lấy ghế ngồi ăn cơm. Chiều về lăng xăng nấu cơm cùng các chú, học các chú tưới hoa, chăm sóc vườn rau… Có các con, cuộc sống ở đồn vốn chỉ có điều lệnh với chỉ huy, giờ thêm tiếng trẻ vui cười, bỗng thân thương như ở nhà”.

Ươm mầm nơi biên viễn

Thiếu tá Thắng vẫn còn nhớ như in bữa cơm đầu tiên khi đón Chùa và Ngọn về Đồn. “Hôm ấy, nhìn các con ăn mà lòng tôi vui sướng. Tôi tự nhủ, những đứa trẻ này từ hôm nay sẽ trở thành con mình rồi…”, Thiếu tá Trịnh Văn Thắng chia sẻ.

Không chỉ hoàn thành nghĩa vụ bảo vệ biên giới Tổ quốc, những người lính biên phòng còn làm tròn trách nhiệm “người bố” của những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhờ vậy, hình ảnh người lính mang quân hàm xanh trên tuyến biên giới ngày càng trở nên gần gũi, thân thương với người dân vùng biên; góp phần nâng cao dân trí, củng cố niềm tin, tăng cường tình đoàn kết, gắn bó, từ đó xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc.

Ngày đầu là thế. Càng ở cùng nhau, sự gắn bó càng thêm khăng khít, như có thêm một tình cảm dù vô hình nhưng lại rất thiêng liêng. Ấy vậy mà hành trình làm cha cũng “gian nan” lắm. Ngoài rèn luyện tác phong chuẩn chỉ, đúng giờ, Đồn Biên phòng Si Pha Phìn còn lựa chọn những cán bộ, chiến sĩ có năng khiếu sư phạm để kèm cặp các em học hành. Em nào ốm, đau đều được chăm sóc chu đáo. Dù vậy, đôi lúc nỗi nhớ nhà vẫn trào lên trong các em, hay có những khi các em mải chơi mà không nghe lời, những người bố, người chú không thể dùng kỷ luật để uốn nắn. Khi ấy, những lời nói dịu dàng, cái ôm ấm áp mới chính là “liều thuốc” ngọt ngào trả lại nụ cười hồn nhiên cho các em.

Thế mới biết, nuôi dạy một đứa trẻ, dù trong thời gian ngắn hay dài, cũng đều cần sự tận tâm, chỉn chu và tình yêu thương chan chứa - như cách Thiếu tá Thắng và đồng đội đang ngày ngày thể hiện với hai đứa con nuôi của Đồn mình. Chẳng thế mà dịp Tết vừa qua - cái Tết đầu tiên kể từ khi các em làm “Con nuôi đồn biên phòng”, khi mọi người trêu: “Tết này con ở lại Đồn hay về nhà?”, cả Chùa và Ngọn chẳng ai bảo ai mà reo lên rất to: “Không, không về, con ở lại Đồn với bố và các chú”.

Được biết, Đồn Biên phòng Si Pha Phìn là một trong những đơn vị triển khai hiệu quả mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” của Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên. Theo thống kê, hiện có 26 em đang được hỗ trợ theo mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” tại 13/17 Đồn Biên phòng trong toàn tỉnh.

Có thể khẳng định, “Con nuôi đồn biên phòng” - mô hình được lực lượng Bộ đội Biên phòng phát động, triển khai đã và đang thu lại những hiệu quả thiết thực, mang ý nghĩ nhân văn sâu sắc. Từ mô hình, nhiều em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Bộ đội Biên phòng nhận nuôi giờ đây như có thêm một ngôi nhà chung, một gia đình mới để chăm sóc, chở che và dạy dỗ. Điều này không chỉ giúp các em có điều kiện ăn, học tốt hơn mà còn tiếp sức, nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ vượt lên số phận, trở thành người con có ích để mai này góp sức xây dựng quê hương./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động