Những người mang "trái tim Hà Nội" đi muôn nơi
Trao yêu thương đến trẻ em cách ly những ngày Tết tại vùng dịch Trao yêu thương tới các gia đình vùng rốn lũ Trao yêu thương tới người dân vùng lũ Quảng Trị |
Trao yêu thương
Vào những ngày này, khi cả nước đang gồng mình chống dịch, Thủ đô Hà Nội cũng gánh trên mình những áp lực nặng nề trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thì ở nơi làm việc, chị Nguyễn Thị Kim Chi - Trưởng nhóm Trao yêu thương, lại gọi điện cho tôi, giọng buồn rầu: “Nhóm đã có kế hoạch tặng cháo ở Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương như thường lệ, tặng lương thực tại Nhà tình thương Hương La ở Bắc Ninh, rồi tặng quà cho các con ở Trung Chải tổng kết năm học… nhưng giờ phải hoãn lại hết rồi…”. Chị bảo, tuy không thể làm theo kế hoạch do dịch Covid-19 nhưng nhóm đã chuẩn bị tiền bạc, vật tư, sẵn sàng hỗ trợ người dân Thủ đô và các vùng lân cận.
Nhóm Trao yêu thương nghiệm thu công trình từ thiện tại vùng cao |
Còn nhớ, giữa năm 2015, tôi có dịp đi cùng đoàn từ thiện của nhóm Trao yêu thương đến 2 điểm trường của xã Tân Dân, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Ngày đó, tôi có đề xuất viết một bài báo về chuyến đi nhưng chị Kim Chi không đồng ý. Chị bảo tôi: “Làm từ thiện đừng gióng trống khua chiêng, chỉ cần có trái tim là đủ”. Vậy là chuyến đi cứ âm thầm như thế, đến một nơi vừa trải qua cơn giông lốc lịch sử cuốn bay cả khu nhà ăn của các em đang học nội trú.
Ấn tượng đầu tiên trên con đường tới đây là khó khăn về giao thông, nhóm phải chia làm 2 nhánh, đi theo đường sông và đường núi để tới nơi. Tại đây, nhìn điều kiện học tập của các em, trường học đơn sơ, nhà vệ sinh không có… ai cũng rưng rưng nước mắt. Các thành viên trong nhóm đều sinh sống và làm việc tại Hà Nội, vậy mà leo rừng leo núi không thấy ai kêu mệt, chỉ lặng đi trước những điều trông thấy.
Trẻ em ở Tân Dân (Hòa Bình) leo dốc núi mang theo quà của nhóm Trao yêu thương đến từ Hà Nội |
Chuyến đi ấy, ngoài mang tới những món quà cho các em học sinh và người dân ở đây, nhóm còn xây tặng các em khu nhà ăn mới khang trang, sạch đẹp hơn để các em thêm yên tâm học tập. Chỉ một lần được chứng kiến các anh, các chị nỗ lực mang sự sẻ chia đến với cộng đồng, trong tôi dội lên cảm giác tự hào về những con người Thủ đô.
Chia sẻ với Lao động Thủ đô, thầy Hà Mạnh Quyết - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Tân Dân (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), cho biết: "Bếp do nhóm Trao yêu thương xây từ năm 2015 đến nay vẫn hoạt động rất tốt và là nơi để hơn 200 học sinh bán trú ăn hàng ngày. Nơi đây cũng là nơi để nhà trường nấu các suất ăn, chuyển tới các điểm trường khác ở cách đó 7km. Đối với các em học sinh vùng cao và nhà trường, thì việc có một bếp ăn bán trú đã giúp cho các em có một nơi để quây quần giống như một gia đình". |
Sau chuyến đi, qua các thành viên trong nhóm, tôi được biết Trao yêu thương được thành lập từ năm 2013. Năm ấy, chị Nguyễn Thị Kim Chi có chuyến đi công tác lên vùng cao tỉnh Lào Cai, khi được chứng kiến các em nhỏ mang theo đu đủ xanh và muối trắng, vượt qua hàng chục cây số đường rừng để đến trường học, chị đã không cầm được nước mắt.
Vào những buổi trưa, các em tự nấu ăn ngoài trời, chủ yếu là đu đủ chấm muối. Những ngày giá rét, trên người bọn trẻ chỉ có chiếc áo cộc tay và chiếc quần mỏng. Chân đi đất, môi tím tái vẫn băng rừng đến trường học. Những hoàn cảnh đáng thương ấy đã ám ảnh chị nhiều ngày sau đó. Với mong muốn có thể làm một điều gì đó thiết thực giúp đỡ những em nhỏ thiệt thòi ở vùng cao, chị ngày đêm suy nghĩ về cách thức, mong có thể tìm ra được phương pháp làm thiện nguyện một cách hiệu quả.
Dù vậy, đây là công việc không hề dễ dàng. Bởi các tổ chức từ thiện từ bấy lâu nay mọc lên rất nhiều, thật có, giả có, thành tâm có, mua danh cũng có… Cuối cùng, với quyết tâm cao, nhóm Trao yêu thương cũng được thành lập trên trang mạng xã hội facebook. Ban đầu gồm vài thành viên tích cực tham gia kêu gọi, quyên góp.
Những số tiền nhỏ nhoi đầu tiên được chuyển về tài khoản khiến chị Kim Chi xúc động. Chị từng nghĩ, mạng xã hội là ảo, nhưng những tấm lòng thiện nguyện là thật. Nhóm Trao yêu thương cũng vì những tình cảm thân thương, những nghĩa cử đẹp ấy mà ngày một lớn lên, có thêm nhiều thành viên tự nguyện, tổ chức nhiều hơn các hoạt động thiện nguyện
Những bước chân thiện nguyện không biết mỏi
Rồi cứ thế, suốt gần 10 năm ấy, bước chân của những tình nguyện viên Trao yêu thương từ Thủ đô đi khắp các nẻo đường thiện nguyện, dù đường xa ghập ghềnh hiểm trở, cách núi ngăn sông, dù là nơi nắng thiêu cháy da cháy thịt hay những vùng cao lạnh buốt; từ Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên… những bước chân vẫn kiên trì in dấu, những mảnh đời vẫn tiếp tục được sẻ chia.
Bây giờ nhắc lại, chị Kim Chi cũng như các thành viên trong nhóm không còn nhớ họ đã có bao nhiêu chuyến đi, hay có bao nhiêu ngày đứng mỏi chân tặng cháo cho bà con bệnh nhân ở khắp các bệnh viện Hà Nội. Chỉ có cảm xúc còn đọng lại trong mỗi chuyến đi là vẫn còn nguyên đó.
Nhiều em phải đến trường bằng chiếc thuyền mong manh này |
Chị Vũ Thị Hồng Nhung - một thành viên của nhóm, chia sẻ: “Khi lên đến Mai Châu, tận mắt nhìn tôi vẫn không khỏi bỡ ngỡ trước một cái bếp xơ xác hoang tàn, không được bằng cái bếp nhà mình năm 1945 nữa. Các em phải tự mang gạo, mang đồ ăn đi, và phải tự nấu nướng từ khi các em mới 12 tuổi.
Ngày bé, tôi cũng biết nấu cơm phụ giúp cha mẹ, nhưng điều kiện thì hơn hẳn khi được nấu bếp than, bếp củi và ít nhất những thứ tối thiểu cũng có, còn các em lúc bấy giờ đã là năm 2015 nhưng thức ăn chỉ là cơm và đu đủ thêm một chút muối cho mặn mà dễ ăn. Vậy mà các em vẫn bám trường để lấy con chữ với hy vọng thay đổi được cuộc sống hiện tại. Cám ơn các em nhiều lắm chính điều này đã cho tôi nhìn nhận rõ hơn mọi thứ”.
Chị Nguyễn Thị Hạnh trong một chuyến đi từ thiện ở Hạ Sơn Dao (Thái Nguyên) kể lại: “Sau khi trải qua quãng đường hơn 120 km từ Hà Nội đến trường tiểu học Thần Sa, điểm trường Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao, đoàn tiền trạm của nhóm Trao yêu thương đã có mặt ở đây, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên hơn 50 km.
Với những đoạn đường gập gềnh, đá sỏi, phải vượt qua nhiều con suối - mà vào những ngày mưa hoặc vừa hết mưa thì rất khó để đi qua được. Đến nơi, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là ngôi nhà được dựng bằng những tấm gỗ thưa, gió lùa hun hút, vách được ngăn tạm bợ bằng những thanh tre, tấm nứa, không có đèn điện... được gọi là phòng học. Trong lớp là những bàn ghế cũ kĩ, là chiếc bảng được dựng tạm lên những thân cây tre làm nơi cô giáo giảng bài cho các em học sinh.
Trước khi dịch Covid-19 quay trở lại, nhóm tặng cháo cho bà con ở Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương |
Tại nơi vô cùng thiếu thốn về vật chất này vẫn là nơi mà 33 em học sinh tiểu học và 25 em học sinh mầm non lên lớp hàng ngày. Đối mặt với những khó khăn về điều kiện kinh tế, những vất vả trên con đường đến trường, với những thiếu thốn đủ thứ từ dụng cụ học tập, sách vở cho đến quần áo, giày dép, thậm trí có những em chỉ có duy nhất một bộ quần áo để đến trường. Nhưng, cái ước mơ có con chữ luôn hiện rõ trong đôi mắt trong veo của các em…”.
Còn nhiều lắm những điều đáng nhớ khi những tình nguyện viên vượt ngàn trùng xa mang trái tim của Thủ đô thân yêu đến với những hoàn cảnh khó khăn. Theo các anh, các chị, những điều đó chẳng đáng bao nhiêu, chỉ hy vọng trở thành những hạt cát nhỏ bé làm nên bờ biển.
Sống yêu thương, khát khao mang đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác, thiện nguyện giờ đây đã trở thành việc làm thường xuyên của nhóm Trao yêu thương. Bằng nhiều hình thức kết nối của nhóm, những tấm lòng nhân ái đang chung tay sẻ chia, để người yếu thế, người nghèo không bị bỏ lại phía sau. Trở về với những ngày chống dịch của Thủ đô Hà Nội, chị Nguyễn Thị Kim Chi cùng “đồng đội” đang tiếp tục với tư thế sẵn sàng để sẻ chia, mang yêu thương đi tới muôn nơi.
Anh Lương Gia Long (Hà Nội) cảm nhận về một chuyến đi từ thiện cùng nhóm Trao yêu thương: Chuyến đi đó đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi và tôi tin rằng nếu bạn tham gia, chắc chắn nó sẽ thay đổi con người bạn. Một chuyến đi "trao yêu thương" theo đúng nghĩa. Chuyến đi đó khiến tôi giật mình nhìn lại chính bản thân. Tôi đã bước đi quá nhanh mà quên mất những gì đang diễn ra hàng ngày bên cạnh mình. Tôi đã học được cách sống chậm lại, quan tâm chia sẻ nhiều hơn và biết trân trọng những gì mình đang có. Tôi tìm thấy sự đồng cảm từ những người tham gia trong chuyến đi. Họ cũng là những người thiếu thốn, nhưng họ biết san sẻ những thứ họ đang có để cuộc sống này được công bằng hơn, tốt đẹp hơn. |
Bảo Thoa
(Ảnh: Bảo Thoa, Hoàng Nam)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19