Những nhà giáo tâm huyết, sáng tạo
Lan tỏa những tấm gương nhà giáo tâm huyết, sáng tạo Nữ nhà giáo trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sự nghiệp giáo dục |
Hết lòng vì sự nghiệp giáo dục mầm non
Những năm học gần đây, Trường Mầm non Liên Bạt (huyện Ứng Hòa) nổi bật lên là một điểm sáng của giáo dục mầm non huyện Ứng Hòa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Tại ngôi trường này, bằng tâm huyết, sự sáng tạo, những cô giáo - người mẹ hiền dưới sự dẫn dắt của Hiệu trưởng Đỗ Thị Hòa đã nâng những bước đi đầu đời cho lớp mầm non của xã Liên Bạt (huyện Ứng Hòa). Và người Hiệu trưởng ấy vẫn đang vững vàng những bước đi tiên phong trong đổi mới, xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Những năm học gần đây, Trường Mầm non Liên Bạt nổi bật lên là một điểm sáng của giáo dục mầm non. Ảnh: P.T |
Cô giáo Đỗ Thị Hòa cho biết, sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, năm 1993, cô về công tác tại Trường Mầm non Trường Thịnh (huyện Ứng Hòa). Đến năm 2000, cô được phân công làm Bí thư Chi bộ kiêm Hiệu trưởng nhà trường. Cô đã cùng Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường chủ động tham mưu, đề nghị chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xóa phòng học tạm, xây dựng phòng học kiên cố, gom từ 6 điểm lẻ về thành 2 điểm tập trung. Cùng với đó, cô đã chỉ đạo nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nhờ vậy, Trường Mầm non Trường Thịnh ngày càng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt.
Năm 2016, cô Hòa chuyển về công tác tại Trường Mầm non Liên Bạt. Lúc này, trường có 8 điểm lẻ đặt tại các thôn, cơ sở vật chất nhỏ lẻ, manh mún. Là một cán bộ quản lý giáo dục giàu kinh nghiệm và sức sáng tạo, cô Hòa đã làm tốt công tác tham mưu với cấp trên, kết nối được khối đoàn kết toàn trường, kêu gọi sự vào cuộc của xã hội cho mục tiêu chung xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; khơi dậy trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tinh thần nhiệt huyết, cống hiến, thích ứng nhanh với công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo.
“Đến nay, cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường đã đáp ứng yêu cầu đặt ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo và niềm mong đợi của nhân dân địa phương. Hoạt động chăm sóc, nuôi dạy trẻ trong nhà trường được thực hiện ở điều kiện tốt nhất”, cô giáo Đỗ Thị Hòa chia sẻ.
Biến giờ học vui như giờ chơi
Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô giáo Đặng Hoàng Hà (Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai) nhận thấy học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế. Từ đó, cô đã nghiên cứu, tự học, tự làm các bộ phim hoạt hình, các clip tình huống gắn với chính thực tế của học sinh… nhằm tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn học sinh vào trong tiết học khiến cho hiệu quả giờ dạy được nâng cao.
Đặc biệt, để tránh đi vào lối mòn của cách giảng dạy truyền thống, cô Hà đã biến lớp học của mình thành một rạp chiếu phim mini. Những đoạn phim hoạt hình vui nhộn được chọn lọc với độ dài phù hợp do chính cô tạo ra đã kích thích trí tưởng tượng, khiến học sinh không còn cảm giác khô khan, cứng nhắc khi tiếp nhận những kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng.
“Với môn học Đạo đức, tôi thường lồng ghép gương mặt của học sinh vào gương mặt của các nhân vật hoạt hình. Khi nhìn thấy những gương mặt quen thuộc xuất hiện trong đoạn phim, học sinh trở nên hào hứng tham gia giải quyết các tình huống trong bài giảng. Thông qua các tình huống trực quan cùng sự phân tích, giải đáp của cô giáo, các em sẽ hiểu được việc làm của mình là đúng hay sai để từ đó tự thay đổi hành vi bản thân. Hay đối với môn Toán và Tiếng Việt, thay vì kiểm tra bài cũ theo phương pháp truyền thống, tôi sẽ cho nhân vật hoạt hình đối thoại với học sinh theo hình thức hỏi đáp, nhờ vậy sẽ kích thích trí tò mò của các em”, cô giáo Đặng Hoàng Hà bày tỏ.
Từ việc vận dụng hoạt hình hóa các nội dung học tập, học sinh đã yêu thích môn học hơn, có sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Đồng thời cũng từ những tình huống đạo đức có trong đoạn phim hoạt hình, học sinh đã tự tin và biết cách tự giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Việc làm này của cô giáo Đặng Hoàng Hà đã nhận được sự hưởng ứng và phối hợp nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Nhiều chủ đề, cô Hà đã nhờ các phụ huynh tự quay và gửi clip để cô lưu trữ thành tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy.
Trong phân môn Tập làm văn, giáo viên thường hướng dẫn, dạy học sinh cách viết các câu văn theo mẫu, nhiều câu văn không có sự sáng tạo, thiếu vắng những từ ngữ hồn nhiên của trẻ nhỏ. Trăn trở và khao khát sự thay đổi, cô Hà đã điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển trí lực.
Trong giờ giảng, cô đề nghị học sinh tự nói lên những suy nghĩ, những hiểu biết của mình về chủ đề sách giáo khoa yêu cầu. Từ việc phải tư duy và nói ra thành lời rồi nhớ và viết lại, học sinh sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức thu nhận được. Những đoạn văn của học sinh được thể hiện sinh động hơn với các từ ngữ hồn nhiên đúng với lứa tuổi. Bản thân học sinh cũng tự tin hơn, ngôn ngữ phát triển tốt hơn.
Nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy
Tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2014, cô giáo Nguyễn Thị Kiều Trang về nhận công tác tại Trường Tiểu học Trung Yên (quận Cầu Giấy). Trong suốt 8 năm gắn bó với ngôi trường này, cô luôn nỗ lực trau dồi chuyên môn, tự rèn luyện, rút kinh nghiệm, tích cực đổi mới, sáng tạo, có nhiều giải pháp để tổ chức hoạt động giáo dục hiệu quả. Những nỗ lực của cô được lãnh đạo cấp trên và đồng nghiệp ghi nhận, học sinh và phụ huynh yêu quý.
Năm học 2020-2021 (năm học đầu tiên học sinh lớp 1 học chương trình, sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018), cô được phân công dạy các chuyên đề cấp trường và tham gia giới thiệu, hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng bộ đồ dùng dạy, học lớp 1 trên sóng truyền hình.
Cô giáo Đặng Hoàng Hà cùng các em học sinh. (Ảnh chụp thời điểm an toàn về dịch Covid-19). Ảnh: P.T |
Cô Trang cho biết, 8 năm công tác tại Trường Tiểu học Trung Yên và gắn bó với các em học sinh hồn nhiên, đáng yêu, ngọn lửa đam mê với sự nghiệp “trồng người” trong cô ngày càng rực cháy. Trong vai trò là giáo viên chủ nhiệm, cô rất tâm đắc và hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng “Trường học hạnh phúc”.
Cô luôn xác định muốn xây dựng “Trường học hạnh phúc” thì trước hết phải xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, mỗi ngày đến trường học sinh phải cảm thấy vui vẻ, hào hứng và thấy thật sự an toàn, được yêu thương. Dựa trên 5 tiêu chí cốt lõi “An toàn - Yêu thương - Tôn trọng - Được hiểu - Có giá trị”, cô đã đưa ra các biện pháp, trong đó có 3 biện pháp mà cô cảm thấy tâm đắc nhất là: Xây dựng các mối quan hệ trong lớp học; tạo không gian học tập thân thiện, sinh động và xây dựng nội quy lớp học.
“Để đảm bảo an toàn cho học sinh không chỉ về thể chất mà cả về tinh thần, khơi gợi được tình yêu thương trong lớp học, tôi đã chú trọng xây dựng các mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với các cô bác nhân viên, khách đến trường. Tôi luôn tâm niệm phải trao đi yêu thương bằng những hành động cụ thể để học sinh cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tỏa ra từ thầy cô với niềm vui được nhân lên và nỗi buồn được san sẻ. Ngoài ra, ngay từ những tuần đầu của năm học, tôi đã cùng học sinh trao đổi, thống nhất để xây dựng nội quy lớp học, đồng thời chuyển hóa, sáng tác thành bài vè để các em dễ thuộc, dễ nhớ”, cô Trang chia sẻ.
Bên cạnh đó, cô Trang còn tích cực nghiên cứu để tăng cường tổ chức các giờ học ngoài trời và đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Theo cô Trang, khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm, thực tế ở ngoài trời, học sinh rất háo hức tự khám phá, từ đó kiến thức, kỹ năng thu được cũng nhanh và bền vững hơn.
Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều nhà giáo luôn tâm huyết, hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”. Họ đã và đang làm sáng đẹp thêm hình ảnh người giáo viên nhân dân trong thời đại mới, góp phần đưa chất lượng giáo dục nói chung ngày càng hoàn thiện và phát triển./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50