Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa
Nha Trang "thiên đường" du lịch, nhưng thiếu bãi trông xe Nha Trang: 15.000 đèn hoa đăng thắp sáng dòng sông Cái Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang! |
Mặn chát mồ hôi
Chúng tôi đến bến cá dân sinh tại phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà khi mới canh 5 để tìm hiểu cuộc sống của những nữ lao động tự do đang mưu sinh tại đây.
Tiếng sóng biển đêm vỗ hoà lẫn với những âm thanh nhộn nhịp của cảnh mua bán, trong ánh sáng lập lòe của những chiếc đèn pin, chúng tôi tận mắt nhìn, nghe và cảm nhận về cuộc sống, hoàn cảnh của nhiều người phụ nữ đang nhọc nhằn lao động trong thời đại công nghệ 4.0.
Họ thuộc nhiều lứa tuổi, đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng có điểm chung là cuộc sống quá khó khăn, không có việc làm ổn định nên các chị tập trung về đây kiếm việc mưu sinh từ… biển.
Công việc của các chị không có giờ giấc cố định. Hôm nào cá về nhiều, các chị phải làm việc từ sáng sớm đến khuya và cũng không có ngày nghỉ. Họ phải mang theo cơm để ăn trưa ngay tại bến, kiếm chỗ nghỉ tạm chừng 20 - 25 phút rồi lại làm. Suốt ngày phơi mình dưới nắng, mưa, mỗi người nhận được 25 ngàn đồng tiền công/tiếng/ngày.
Bến cá là nơi in đậm dấu ấn cuộc đời, số phận của những người phụ nữ mưu sinh từ...biển. Ảnh: Hương Thảo. |
Trong mớ âm thanh hỗn độn, chúng tôi vẫn nghe những tiếng cười nói giòn tan. Có lẽ, nhờ vậy mà họ xóa được cơn buồn ngủ, sự mỏi mệt để làm việc. Đưa tay quẹt giọt mồ hôi vương trên trán, cô Lê Thị Mỹ Đông (65 tuổi) cho biết, đã gắn bó với công việc này hơn mười năm. Thời điểm này, cá cơm đang được mùa nên cô cũng được dịp bận rộn hơn: “Tôi ra đây từ lúc 1 giờ sáng, nhờ trúng mùa cá cơm nên tôi có việc làm từ sáng sớm đến chiều tối, kiếm được vài trăm nghìn đồng mỗi ngày. Mong cho ngày nào ngư dân ra khơi cũng trúng đậm để phụ nữ chúng tôi có công ăn việc làm”.
Cách đó không xa, chị Nguyễn Thị Quá (53 tuổi) nói thêm vào: Làm nghề này sợ nhất là bệnh đau cột sống lưng. Nhiều hôm đi làm về tôi đứng dậy không nổi, sức khỏe giảm sút. Nhưng vì là lao động tự do, thu nhập thấp, tôi khó tiếp cận được bảo hiểm y tế nên mỗi lần khám bệnh chi phí cũng khá cao”.
Mùa cá cơm tạo việc làm cho hàng trăm nữ lao động vùng biển Khánh Hoà. Ảnh: Hương Thảo. |
Dù mới tờ mờ sáng, hay khi mặt trời đứng bóng, những người phụ nữ ấy vẫn hăng hái làm việc. Chuỗi ngày mưu sinh của họ như một vòng quay bất tận, đó cũng là chuỗi ngày của những công việc cực nhọc, nhưng không vì thế mà họ vơi đi ước mơ, hy vọng. Từ công việc này, không ít chị đã nuôi con khôn lớn, có cuộc sống tươi sáng hơn.
Cần nhiều sự quan tâm
Theo ghi nhận của chúng tôi, người lao động tự do trên địa bàn tỉnh hầu hết là lao động thời vụ trong lĩnh vực nghề cá, xây dựng, du lịch, giúp việc.... Những đối tượng này đang thiếu nhiều kỹ năng, hiểu biết chính sách pháp luật lao động để thỏa thuận với chủ khi thương lượng về thời gian, giá cả, điều kiện làm việc… do đó, họ thường phải chịu nhiều thiệt thòi.
Đặc biệt với những nữ lao động tự do lại càng thiệt thòi hơn. Trong số các chị làm việc tại bến cá, có những người làm từ khi tóc còn xanh, nay đã bạc. Cô Trần Thị Khánh Trang (63 tuổi) là người như thế. Hai người con của cô Trang nay đã trưởng thành, có gia đình riêng nhưng đều khó khăn vì không muốn làm phiền con cái nên cô vẫn đi làm để tự nuôi mình.
Đôi tay thoăn thoắt lựa cá theo từng loại, cô Trang chia sẻ: “Vào những dịp lễ, Tết, tôi cũng ít khi được nhận quà, tiền thưởng như các lao động chính thức khác. Lâu lâu có được nhận vài cân gạo từ phía chính quyền địa phương. Bản thân tôi cũng muốn có công việc ổn định, được tham gia các loại hình bảo hiểm để lo cho bản thân, song cuộc sống khó khăn quá, tuổi cũng đã lớn nên tôi chỉ có thể tiếp tục bám víu vào công việc này”.
Đội nắng cả trưa để làm việc song cô Trang vẫn nở nụ cười rạng ngời. Ảnh: Hương Thảo |
Không những chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi, các nữ lao động này còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khác như: Mất sức lao động sớm; khó làm việc lâu dài vì đa phần các cơ sở chỉ thuê người trẻ; hoặc nếu có việc làm thì mức lương được trả thấp.
Mặt khác, vì thu nhập thấp nên họ ít nghĩ đến việc trang bị bảo hộ lao động để bảo vệ bản thân, khi chẳng may xảy ra tai nạn lao động thì chỉ họ phải gánh chịu thiệt thòi. Vì không có kiến thức nên dù muốn mua bảo hiểm y tế nhưng họ cũng không biết mua ở đâu, thủ tục phức tạp... đó cũng là lí do khiến những lao động nữ vùng biển đành từ bỏ.
Chúng tôi ra về khi buổi trưa đã đứng bóng mà lòng vẫn lắng đọng những cảm xúc về các chị. Tuy nhọc nhằn, lo lắng là vậy nhưng ở họ luôn ánh lên niềm hy vọng vào tương lai có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, không còn những nỗi thấp thỏm về cơm ăn, áo mặc hằng ngày.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TRỰC TUYẾN: Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô vui đón "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng"
Giá vàng hôm nay (11/1): Giá vàng thế giới tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (11/1): Đồng USD tiếp tục tăng mạnh
Quận Hai Bà Trưng: Cấp miễn phí 24.950 chữ ký số
Hà Nội: Phát hiện trên 13 tấn thực phẩm bán cho trẻ em không rõ nguồn gốc
40 năm chờ đợi cho một "Giấc mơ Sol"
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/1: Trời rét, ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất 11 độ C
Tin khác
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49
Nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực lao động, người có có công và xã hội
Đời sống 27/12/2024 19:40
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Đời sống 24/12/2024 07:51