Những “tấm lá chắn” bảo vệ Thủ đô

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Thành phố đã nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt, trong đó có việc lập 22/22 chốt kiểm soát dịch Covid-19 hoạt động 24/24h để kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào Thủ đô. Đây được coi là những “tấm lá chắn” để bảo vệ Thủ đô trước làn sóng đại dịch Covid-19!
19 tỉnh, thành phố phía Nam nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 Tăng cường các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 Thủ tướng chỉ đạo thành lập “Tổ công tác đặc biệt” phòng, chống dịch Covid-19

Kiểm soát chặt 24/24h

Theo đúng kế hoạch, các chốt trực sẽ đề nghị người dân về Hà Nội kê khai y tế, đo thân nhiệt; các trường hợp nghi vấn, biển số tỉnh vùng dịch đề nghị quay lại hoặc phải có xét nghiệm âm tính. Các chốt trực sẽ vừa kiểm tra, vừa tuyên truyền cho người dân về công tác phòng, chống dịch.

Lực lượng Cảnh sát giao thông tại chốt liên tục hướng dẫn, điều tiết các phương tiện di chuyển trên tuyến vào khu vực kiểm tra. Trong trường hợp phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ, nhân viên y tế sẽ sử dụng bộ Test nhanh Covid-19 để lấy mẫu ngay tại chốt và cho ra kết quả sau 30 phút.

Tại chốt kiểm soát dịch ở Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (huyện Thanh Trì), một trong những chốt đặc biệt quan trọng, từ 5h ngày 14/7, chị Nguyễn Vân Anh, nhân viên thuộc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì cùng các đồng nghiệp tới khu vực lập chốt kiểm dịch để sắp xếp các thiết bị y tế, mặc quần áo bảo hộ.

Những “tấm lá chắn” bảo vệ Thủ đô
Lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát

“Đây là lần thứ 2 lực lượng Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì tham gia chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ ra vào thành phố Hà Nội. Một ngày làm việc sẽ chia thành 4 ca, mỗi ca kéo dài 6 tiếng, đa phần lực lượng y tế tham gia chốt kiểm soát dịch là nữ nên những chị em phải tham gia ca tối sẽ rất vất vả”, chị Vân Anh chia sẻ.

Theo bà Nguyễn Kim Nhung, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì, khác với lần trước, lần này Trung tâm Y tế huyện đã có đầy đủ vật tư y tế để tiến hành test nhanh Covid-19 tại chỗ, kết quả sẽ có sau khoảng 30 phút. Bởi vậy, khi phát hiện các trường hợp nghi nhiễm sẽ tiến hành test nhanh ngay lập tức. Việc này sẽ ngăn chặn tối đa người nhiễm bệnh vào địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong khi đó, nhân viên y tế Trần Thu Lan cùng đồng nghiệp đã có mặt tại chốt số 7 (gầm cầu Thanh Trì - lối đi Ecopark, quận Long Biên). Công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, máy đo thân nhiệt... đầy đủ. Chị Lan cho biết, các thành viên trong tổ công tác đã sẵn sàng làm nhiệm vụ với tinh thần cao nhất, người dân từ Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh… về chấp hành khai báo y tế và đo thân nhiệt tốt. Đa số những người được làm việc đều là cán bộ, chuyên gia có việc cần thiết phải ra vào Thủ đô.

Cũng tại chốt này, Thiếu tá Đoàn Bảo Ngọc - Đội Cảnh sát giao thông số 14, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, việc đặt chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh tại tất cả các cửa ngõ ra, vào Hà Nội là rất cần thiết để sàng lọc các nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài vào. Đối với người dân 14 tỉnh, thành phố đi hướng từ Hưng Yên về nội thành Hà Nội nhưng không có giấy chứng nhận âm tính thì lực lượng chức năng sẽ yêu cầu quay đầu để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Ông Phạm Xuân Tân (cư dân Ecopack) là người đầu tiên thực hiện khai báo y tế. Ông Tân cho biết: “Tôi đi khám bệnh đúng ngày Thủ đô lập chốt kiểm soát và thấy vinh dự khi là người đầu tiên thực hiện khai báo y tế tại chốt 7 gầm cầu Ecopark. Tôi thấy việc lập các chốt kiểm soát dịch thế này là vô cùng quan trọng. Bởi vì, Thủ đô là trái tim của cả nước nên Thủ đô phải được an toàn”.

Bắt đầu từ 6h ngày 14/7, tất cả các tổ sẽ trực 24/24h, điều đó đồng nghĩa các đơn vị sẽ trực thâu đêm suốt sáng tại các chốt nhằm kiểm tra rà soát việc thực hiện quy định phòng dịch của các cá nhân, tài xế, để bảo đảm xây dựng một tấm khiên chống dịch vững chắc ngay tại các cửa ngõ Thủ đô. Ghi nhận vào rạng sáng 18/7, tại chốt số 5, cầu Phù Đổng - Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn (thuộc địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Khi nhiều người dân đều đã say giấc, thì tại cửa ngõ này, lực lượng chức năng vẫn đang tập trung cao độ hết mức để thực hiện nhiệm vụ. Anh Dương Hồng Tiến, cán bộ Đội thanh tra giao thông vận tải quận Thanh Xuân được cử phân công phối hợp làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát số 5, cho biết: “Tất cả các khách trên xe đều được kiểm tra nhiệt độ và hành khách có đi liên tuyến từ các tỉnh thì đa số đều có giấy xét nghiệm âm tính theo quy định.

Hiện tại chúng tôi vẫn tiếp tục kiểm tra và theo dõi chặt chẽ tất cả các phương tiện chở khách qua chốt. Trong những ngày qua, phần lớn các xe chở khách hợp đồng và các tuyến cố định thì đều chấp hành theo quy định của tổ công tác. Trong đó, một xe chở khách tuyến cố định từ tỉnh Thái Nguyên về Đắk Nông, qua kiểm tra trên xe có nhiều hành khách chưa được có giấy chứng nhận kiểm tra y tế. Tổ công tác cũng đã xin ý kiến cấp trên kiên quyết yêu cầu nhà xe quay đầu về nơi xuất phát”.

Những “tấm lá chắn” bảo vệ Thủ đô
Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát.

Trung tá Hà Văn Tuân, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 14, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, cán bộ chốt kiểm soát sẽ yêu cầu lái xe quay đầu lại nếu không có kết quả xét nghiệm PCR trong thời hạn 3 ngày trước khi về Hà Nội. Với lái xe đi từ các vùng khác tới sẽ kiểm tra giấy tờ, đo thân nhiệt, khai báo y tế và có thể test nhanh nếu cần thiết.

Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội, tính từ 6h ngày 14/7 đến 6h ngày 19/7, số liệu từ 22 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ Thủ đô, lực lượng chức năng đã dừng kiểm tra trên 55.892 lượt phương tiện, trong đó có 320 phương tiện vận chuyển hành khách, và yêu cầu quay đầu 419 phương tiện. Bên cạnh đó, đã có 28.957 người được kiểm soát y tế, trong đó 215 người có giấy xét nghiệm Covid-19, 15 trường hợp nghi nhiễm đã được cán bộ y tế xử lý theo quy định; 01 trường hợp bị xử phạt trật tự an toàn giao thông.

Linh hoạt trong xử lý tình huống

Ngày 15/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số chốt kiểm soát ra vào Thủ đô. Chủ tịch Thành phố nhấn mạnh, các chốt kiểm soát để ngăn chặn dịch bệnh vào thành phố, không phải “ngăn sông, cấm chợ”, thành phố Hà Nội đảm bảo việc giao thương tự do trong an toàn phòng dịch.

Các chốt kiểm soát phải thực hiện các công việc nhanh, hiệu quả nhất, không để ùn tắc, không để người dân phải chờ đợi lâu. “Chốt chặn” cửa ngõ Thủ đô là điểm mấu chốt trong phương châm, cách làm để ngăn chặn Covid-19 của Hà Nội hiện nay. Đó là: Chủ động ngăn dịch bệnh xâm nhập; “khóa chặt” và nhanh chóng dập dịch, phục hồi sản xuất, kinh doanh ở khu công nghiệp và thực hiện cách ly tại nhà, giám sát chặt chẽ với người từ thành phố Hồ Chí Minh và các vùng có dịch ra.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Y tế cùng các đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai việc khai báo y tế bằng quét mã QR, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhanh nhất công tác kiểm dịch cũng như nắm bắt thông tin đầy đủ, kết nối nhanh với địa phương để quản lý người ra vào Thành phố, nhất là từ vùng dịch để đảm bảo ngăn chặn hiệu quả Covid-19.

Những “tấm lá chắn” bảo vệ Thủ đô
Người dân khai báo y tế tại chốt kiểm soát

Đấu nối thông tin ngay từ biển số xe, điện thoại lái xe với các ứng dụng khai báo y tế mà Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng. Thành phố Hà Nội khuyến nghị các lái xe có thể khai báo y tế qua ứng dụng trước và hợp tác với lực lượng chức năng để bảo vệ sức khỏe cho chính mình cũng như người xung quanh.

Ngày 15/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số chốt kiểm soát ra vào Thủ đô.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nhấn mạnh, các chốt kiểm soát để ngăn chặn dịch bệnh vào thành phố, không phải “ngăn sông, cấm chợ”, thành phố Hà Nội đảm bảo việc giao thương tự do trong an toàn phòng dịch. Các chốt kiểm soát phải thực hiện các công việc nhanh, hiệu quả nhất, không để ùn tắc, không để người dân phải chờ đợi lâu. “Chốt chặn” cửa ngõ Thủ đô là điểm mấu chốt trong phương châm, cách làm để ngăn chặn Covid-19 của Hà Nội hiện nay.

Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, các chốt kiểm soát có nhiệm vụ chính là tập trung phòng ngừa và tuyên truyền cho người dân về việc bảo đảm phòng, chống dịch khi ra vào Hà Nội. Trong số 22 chốt được lập, các chốt trọng điểm là các chốt chặn ở các tuyến đường kết nối Hà Nội và các khu vực phía Nam. Đối với các trường hợp nghi nhiễm sẽ được test nhanh tại chỗ.

Cũng theo Đại tá Trần Ngọc Dương, Công an thành phố Hà Nội sẽ làm việc với tinh thần linh hoạt, không “ngăn sông cấm chợ”, tạo điều kiện tối đa cho người dân nhưng phải bảo đảm đúng các quy định về phòng, chống dịch. Trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình có 2 chốt kiểm tra Covid-19, ở chốt trên Cầu Giẽ đã kiểm tra các phương tiện sẽ thông báo cho chốt đầu Hà Nội sẽ cho xe qua luôn. Tình huống đặt ra, nếu trên tuyến đường xảy ra ùn tắc giao thông sẽ cho lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành điều hành phân luồng từ xa.

Theo Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, từ ngày 14/7 đến nay, các phương tiện qua các chốt đều chấp hành hiệu lệnh dừng xe, hợp tác khai báo và kiểm tra thân nhiệt. Tình trạng ùn tắc cục bộ trên các tuyến có đặt chốt kiểm soát chưa xảy ra, các phương tiện lưu thông thuận lợi, dễ dàng.

Trung tá Hà Văn Tuân, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 14 cho biết, phương tiện qua trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông sẽ dừng xe để cán bộ, nhân viên y tế đo thân nhiệt, kiểm tra khai báo y tế. Hầu hết tài xế, người ngồi trên xe đã khai báo y tế qua mạng internet. Với các xe đến từ các vùng có dịch theo công bố của Bộ Y tế (hiện là các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam...), ngoài đo thân nhiệt, khai báo y tế, người trên xe phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong thời hạn 3 ngày. Các trường hợp nghi ngờ như thân nhiệt cao, đều được thực hiện test nhanh. Quy trình test nhanh chỉ diễn ra trong hơn 30 phút./.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động