Những thành công của Việt Nam trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

(LĐTĐ) Nhân dịp kết thúc tháng Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (tháng 4/2021), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả sự kiện.
Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu chính là nền tảng để xây dựng hoà bình bền vững Cần kịp thời phổ cập và bảo đảm công bằng trong tiếp cận vắc-xin Phái đoàn Việt Nam tại New York tổ chức lễ kỷ niệm trực tuyến 75 năm Ngày Quốc khánh 2/9

PV: Xin Thứ trưởng cho biết đánh giá về những sáng kiến, thông điệp và kết quả nổi bật mà Việt Nam đạt được trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần này?

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang: Có thể vui mừng khẳng định tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của Việt Nam (tháng 4/2021) đã thành công rất tốt đẹp, thể hiện trên 3 phương diện như sau:

Thứ nhất là công tác điều phối, điều hành công việc với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an. Trong tháng 4/2021, chúng ta đã điều hành khối lượng công việc khá lớn với gần 30 cuộc họp cấp đại sứ và hàng chục cuộc họp cấp làm việc để thảo luận nhiều vấn đề trên tất cả các châu lục, từ Châu Phi, Trung Đông tới châu Âu, châu Á… Chúng ta cũng đã đề xuất và được thông qua tại Hội đồng Bảo an 10 văn kiện, trong đó có 4 Nghị quyết. Điều đáng mừng là các văn kiện, các nghị quyết này được thông qua với sự đồng thuận, nhất trí của các nước, qua đó thể hiện vai trò điều phối, trao đổi, đối thoại của Chủ tịch Hội đồng Bảo an để duy trì sự đồng thuận, đoàn kết của thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong suốt tháng Chủ tịch do Việt Nam đảm nhiệm.

Những thành công của Việt Nam trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thứ hai là những đóng góp của Việt Nam vào các vấn đề được thảo luận, trao đổi và công việc của Hội đồng Bảo an. Bằng quan điểm, lập trường hết sức xây dựng, căn cứ vào Hiến chương Liên hợp quốc, vào luật pháp quốc tế, chúng ta đã nêu rõ lập trường, quan điểm của Việt Nam về các vấn đề xem xét thảo luận tại Hội đồng Bảo an để thúc đẩy đối thoại, gia tăng sự tin cậy, cố gắng giải quyết các xung đột, các vấn đề ở các nơi đang xảy ra trên thế giới.

Thứ ba là những đề xuất, sáng kiến mà Việt Nam quan tâm, thúc đẩy trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an. Với cách tiếp cận là cùng chung tay ngăn ngừa, giải quyết xung đột, chúng ta đã đưa ra 3 phiên thảo luận cấp cao về ngăn ngừa xung đột, giải quyết xung đột và xử lý hậu quả xung đột. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ngày 19/4 đã chủ trì Phiên Thảo luận mở cấp cao về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột”; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì 02 Phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng ngày 08/4 với chủ đề “Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn” và ngày 27/4 với chủ đề “Bảo vệ cơ sở thiết yếu đối với sự sống của người dân trong xung đột vũ trang”. Các phiên họp đều diễn ra thành công, nhận được sự quan tâm của các nước với sự tham dự ở cấp rất cao, đồng thời thông qua được những văn kiện quan trọng để thúc đẩy những nội dung mà chúng ta quan tâm.

PV: Xin Thứ trưởng có thể cho biết nguyên nhân ta đã đạt được những thành công đó?

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang: Khi Việt Nam kết thúc 2 năm trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chúng ta sẽ có tổng kết một cách đầy đủ, toàn diện hơn về nhiệm kỳ. Còn riêng đối với tháng Chủ tịch này, chúng tôi cho rằng:

Đầu tiên, nguyên nhân thành công quan trọng nhất là sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng của chúng ta. Đảm đương công việc trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an đòi hỏi sự chuẩn bị từ nhiều tháng trước đó ở các khâu từ nội dung đến chương trình, trong đó có tham vấn chặt chẽ với các nước trong Hội đồng Bảo an và các nước thành viên Liên hợp quốc trong xử lý các vấn đề.

Thứ hai là sự ủng hộ của các nước thành viên Hội đồng Bảo an dành cho Việt Nam. Sự ủng hộ này cho thấy các nước đặc biệt coi trọng vị thế, vai trò của Việt Nam trong thời gian qua. Những đề xuất, sáng kiến chúng ta đưa ra với những lập luận xác đáng được các nước ủng hộ mạnh mẽ.

Thứ ba là các sáng kiến, hoạt động của chúng ta trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an cũng được sự quan tâm, sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp chủ trì phiên họp của Hội đồng Bảo an, Bộ trưởng Ngoại giao và lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương tham gia rất đông đảo tại tất cả các hoạt động điểm nhấn trong tháng Chủ tịch.

Một điểm mấu chốt nữa là sự tham gia đồng lòng của các bộ ngành liên quan. Ngay trước tháng Chủ tịch, ngày 27/3/2021, Bộ Quốc phòng đã triển khai Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 3 lên đường nhận nhiệm vụ tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan. Điều này cũng minh chứng cho việc ngoài những đóng góp của chúng ta với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an hay những đóng góp bằng việc thể hiện lập trường, quan điểm, chúng ta còn đóng góp bằng những hành động cụ thể.

PV: Thưa Thứ trưởng, chúng ta đã gặp phải những khó khăn gì trong thời gian làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an và đã giải quyết như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang: Bản thân việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã là một khó khăn. Chúng ta phải điều phối, điều hòa quan điểm khác nhau của các nhóm nước, đặc biệt là các nước lớn. Bởi vậy, mỗi khi đàm phán, thương lượng một vấn đề, văn kiện nào đó đều có sự va chạm về quan điểm. Với vai trò Chủ tịch, chúng ta phải điều hòa các quan điểm đó để làm sao đạt được đồng thuận chung để giải quyết vấn đề cấp bách đang đặt ra. Điều này luôn là thách thức với bất kỳ Chủ tịch nào, và đương nhiên chúng ta không tránh khỏi những khó khăn đó.

Cần phải nói thêm, để Việt Nam đạt được thành công trong việc đề xuất, thúc đẩy các ưu tiên và sáng kiến trong tháng Chủ tịch vừa qua cũng không phải điều đơn giản. Mặc dù là quan tâm chung nhưng đây đều là những vấn đề mới, còn có nhiều khác biệt khi đi vào cụ thể.

Nhưng điều đáng mừng, như tôi đã đề cập, đó là chúng ta đã vượt qua những khó khăn đó, để trong suốt tháng Chủ tịch, tất cả các nước đều rất đồng thuận, nhất trí xem xét giải quyết các vấn đề đặt ra; cả 10 văn kiện đều được Hội đồng Bảo an thông qua với tỷ lệ tuyệt đối 15/15 phiếu.

PV: Trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Bảo an, Việt Nam cần phải làm gì để phát huy các thành công đã đạt được trong tháng Chủ tịch 4/2021, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang: Từ nay đến hết năm 2021 còn một chặng đường dài, nhất là tình hình khu vực và thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, khó lường. Với vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, với mong muốn đóng góp vào công việc chung của Hội đồng Bảo an nói riêng và của Liên hợp quốc nói chung và với tư cách là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực cùng các nước tìm giải pháp để duy trì môi trường hòa bình, an ninh quốc tế. Đây là mục tiêu chung và xuyên suốt từ nay đến hết năm 2021 mà chúng ta sẽ triển khai.

Trong quá trình đó, điều quan trọng nhất là làm sao cố gắng để Hội đồng Bảo an có sự đoàn kết, đồng thuận. Đối với các vấn đề phức tạp tại Hội đồng Bảo an, ta vừa cần kiên định lập trường nguyên tắc, bảo vệ lợi ích quốc gia, vừa xử lý khéo léo, thỏa đáng nhằm thúc đẩy văn hóa đối thoại, đoàn kết và đồng thuận tại Hội đồng Bảo an, tích cực đóng góp để các quyết định của Hội đồng Bảo an phải được dựa trên nền tảng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có nguyên tắc độc lập, tự chủ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trên hết, chúng ta mong muốn Hội đồng Bảo an tiếp tục là cơ quan quan trọng nhất trong duy trì hòa bình, ổn định và an ninh quốc tế.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Xem thêm
Phiên bản di động