Những thầy cô không ngừng sáng tạo, truyền cảm hứng cho học sinh
Nhân lên nét đẹp nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non 133 nhà giáo vào vòng chung khảo giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" |
Tại ngày xét duyệt giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 4 năm học 2019 - 2020 khối Tiểu học vừa được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức, nhiều nhà giáo đã trình bày những sáng kiến độc đáo và nhận được sự đánh giá cao của Hội đồng thẩm định. Trong đó, để lại ấn tượng đặc biệt có thể kể đến cô giáo Đặng Hoàng Hà (giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai).
Các thầy, cô giáo trình bày trước Hội đồng thẩm định giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo". |
Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô Hà nhận thấy học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế. Từ đó, cô đã nghiên cứu, tự học, tự làm các bộ phim, các clip tình huống gắn với chính thực tế của học sinh để tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn học sinh vào tiết học khiến cho hiệu quả giờ dạy được nâng cao.
Đặc biệt, để tránh đi vào lối mòn của cách giảng dạy truyền thống, cô đã biến lớp học của mình thành một rạp chiếu phim mini. Những đoạn phim hoạt hình vui nhộn được chọn lọc với độ dài phù hợp do chính cô tạo ra đã kích thích trí tò mò của học sinh, khiến học sinh không còn cảm giác khô khan, cứng nhắc khi tiếp nhận những kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng. Từ việc vận dụng hoạt hình hóa các nội dung học tập, học sinh lớp cô Hà đã yêu thích môn học hơn, có sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Đồng thời cũng từ những tình huống đạo đức có trong đoạn phim hoạt hình, học sinh đã tự tin và biết cách tự giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Hay như cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai (giáo viên Trường Tiểu học Nông nghiệp, huyện Gia Lâm) đã có tròn 20 năm gắn bó với học sinh lớp 1. Với vai trò là “người đi gieo hạt ước mơ”, mỗi bài giảng của cô Mai không chỉ được xây dựng bằng kiến thức, trình độ chuyên môn mà còn ấp ủ trong đó những tình cảm, sự bao dung, lòng nhiệt huyết và cái tâm của một người thầy.
Là một giáo viên năng động, có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, qua nhiều năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp, đặc biệt là sự thay đổi phương pháp dạy học, cô Mai đã có những ý tưởng sáng tạo để xây dựng “lớp học hạnh phúc” và đã tạo dựng được nhiều “giờ dạy hạnh phúc”, truyền năng lượng cho các em học sinh. Thông qua các hoạt động, cô đã giúp các em học sinh xây dựng mục tiêu cá nhân, chia sẻ những điều muốn nói để từ đó giáo viên thấu hiểu học trò của mình, giúp các em cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang (giáo viên Trường Tiểu học Minh Khai B, quận Bắc Từ Liêm). |
Trong các buổi sinh hoạt lớp, những câu nói hồn nhiên của các em học sinh như: “Con muốn có nhà vệ được trang trí với các hình ảnh đẹp”, “Con muốn có một khu vui chơi đẹp như công viên”, “Con muốn có một tiết học ngoài trời thoải mái” đã khiến cô giáo Nguyễn Thị Huyền Trang (giáo viên Trường Tiểu học Minh Khai B, quận Bắc Từ Liêm) phải suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân với cương vị là một nhà giáo.
Qua nhiều lần trăn trở, cô đã tìm ra một số hạn chế, từ đó mạnh dạn đề xuất với nhà trường giải pháp xây dựng nhà vệ sinh thân thiện, khu vui chơi liên hoàn nhằm tạo sự thoải mái và môi trường sạch - đẹp để học sinh vui chơi sau những giờ học căng thẳng.
Giờ đây, những thùng nước có nắp đậy ngăn chặn nguồn sinh sản của muỗi; những thùng rác, hộp đựng giấy được trang trí với những hình ảnh gần gũi, dễ thương; khu vui chơi liên hoàn rộng rãi, thoáng mát đã khiến khung cảnh sư phạm của nhà trường thay đổi, cả thầy và trò đều nhận thấy một điều thật giản dị là: “Thay đổi để hạnh phúc hơn”.
Được biết, giải thưởng “Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 4 năm học 2019 - 2020 được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh những nhà giáo Hà Nội tâm huyết với nghề dạy học, có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” trong năm học 2019 - 2020; đồng thời quan tâm, động viên nhà giáo ở những cơ sở giáo dục còn khó khăn có những đổi mới, sáng tạo góp phần xây dựng đơn vị phát triển và những nhà giáo tích cực học tập, bồi dưỡng, thay đổi để các học sinh hạnh phúc, xây dựng nhà trường hạnh phúc... Dự kiến, lễ tổng kết và trao giải giải thưởng sẽ diễn ra vào tháng 11/2020. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50