Những thước phim huyền thoại về ngày Giải phóng

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) cùng Lao động Thủ đô điểm lại những bộ phim ghi lại thời khắc lịch sử quan trọng của dân tộc. Đó là những bộ phim được coi là "kinh điển" của điện ảnh Việt với những cảnh quay sống động cùng lối diễn xuất chân thực của dàn diễn viên tài năng, đã để lại nhiều tình cảm cho người xem. 
nhung thuoc phim huyen thoai ve ngay giai phong Thước phim quay Lễ Độc lập: Vẫn bí ẩn về người cầm máy
nhung thuoc phim huyen thoai ve ngay giai phong Sống cùng lịch sử qua những thước phim
nhung thuoc phim huyen thoai ve ngay giai phong NSƯT Chánh Tín trong những thước phim để đời

Giải phóng Sài Gòn

“Giải phóng Sài Gòn” của đạo diễn Long Vân là một trong những phim lịch sử được sản xuất trong thời gian dài kỷ lục là 13 năm cho thời lượng 2 tiếng phát sóng. “Giải phóng Sài Gòn” đã tái hiện được những cảnh chiến đấu hào hùng, khốc liệt trong quá trình tổng tiến công 55 ngày đêm giải phóng miền Nam.

Nội dung phim tái hiện đầy đủ các sự kiện lịch sử: Cảnh Buôn Ma Thuột thất thủ; ngụy quân di tản nháo nhào ở sân bay Đà Nẵng; quân đội Sài Gòn thề cố thủ ở Xuân Lộc; xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập, cắm cờ trên nóc Dinh, đánh dấu chiến thắng của quân, dân ta.

nhung thuoc phim huyen thoai ve ngay giai phong
Một cảnh trong phim Giải phóng Sài Gòn

Phim xuất hiện nhiều nhân vật, tất cả những vị anh hùng với sự quyết đoán, vĩ đại trong chiến đấu như Tổng bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tướng Văn Tiến Dũng, tướng Trần Văn Trà… đều là những nhân vật chính đã làm đọng lại trong khán giả là những hình ảnh đẹp hào hùng.

Để có những thước phim chân thực về lịch sử là điều không đơn giản. Ví như, để kéo được 40 chiếc tăng vào thành phố đáp ứng cảnh quay, đoàn làm phim đã phải xin phép Bộ tổng tham mưu ngày giờ chính xác, dùng loại xe 10 tấn kéo từng chiếc tăng đi qua thành phố mà không làm tổn hại và xáo trộn cuộc sống người dân.

Hay để đưa được 1.000 khẩu AR15 đến trường quay, đoàn phim phải vượt qua một chặng đường khó khăn. Phần thì sợ bị cướp, phần thì phải trình báo suốt dọc chuyến đi, những người áp tải xe súng đạn này đã gặp nhiều vất vả.

Đặc biệt, diễn viên lồng tiếng cho nhân vật Tổng Bí thư Lê Duẩn đã khản giọng khi cố gắng diễn tả cảm xúc của Tổng bí thư trong giờ G. Làm đến lần thứ mấy chục, diễn viên này bỏ dở: “Tôi không làm nữa”. Cả đoàn phim phải dỗ dành, động viên mãi diễn viên ấy mới thực hiện được những gì đạo diễn mong muốn.

Những người viết huyền thoại

“Những người viết huyền thoại” là một bộ phim của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng dựa trên nguyên mẫu tướng Đinh Đức Thiện và những người đi tiền trạm xây dựng đường ống xăng dầu, một trong những huyền thoại trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Bộ phim xoay quanh câu chuyện đầy bi tráng quanh việc lắp đặt đường ống dẫn dầu dài 5.000 km xuyên Trường Sơn trong những năm tháng khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1968-1969) khi tình thế yêu cầu chi viện xăng dầu vào chiến trường miền Nam ngày càng tăng cao và cấp bách.

Những người lính cần mẫn gùi xăng xuyên qua cánh rừng nhiệt đới phủ đầy mìn lá, những chiếc xe vận tải chở xăng nổ tung dưới hỏa lực oanh tạc cơ, những cái chết bất ngờ, những tổn thất triền miên hết mùa khô tới mùa mưa dai dẳng, một phuy xăng vào được chiến trường phải trả bằng máu xương hàng trăm ngàn chiến sĩ… Họ thực sự đã viết lên huyền thoại.

Giữa cuộc chiếc khốc liệt ấy là tình yêu lãng mạn, nhẹ nhàng của những người lính. Thứ tình cảm nảy sinh giữa cuộc chiến làm con người có thêm niềm tin yêu với cuộc sống và niềm hy vọng về tương lai khi đất nước hòa bình.

Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18, bộ phim đã toả sáng và giành được rất nhiều giải thưởng, trong đó có giải Khán giả bình chọn, Phim truyện nhựa xuất sắc đồng thời hai giải Nam và Nữ diễn viên chính xuất sắc. Với kinh phí khá ít ỏi cho một bộ phim chiến tranh – chỉ vẻn vẹn 10 tỷ đồng, trong đó có 2/3 là cảnh cháy nổ, người xem không khỏi khâm phục cho ý chí của đoàn phim.

Mùi cỏ cháy

“Mùi cỏ cháy” là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý xã hội, chiến tranh. Bối cảnh chính của phim là sự kiện Mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị. Nhân vật chính trong phim là bốn sinh viên trường đại học Tổng hợp Hà Nội là: Hoàng, Thành, Thăng, Long theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ năm 1971, được huấn luyện tốc hành và sau cùng đã tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Tại đây, Thành, Thăng, Long đã hy sinh còn Hoàng thì may mắn sống sót trở về. Bộ phim được kể lại từ ký ức của Hoàng, khi ông thăm lại chiến trường xưa. Mùi cỏ cháy do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Kịch bản của phim do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đảm nhiệm, dựa trên quyển nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc.

Trong phim, đạo diễn Hữu Mười lấy lại 1 chi tiết từ nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc để xây dựng thành tình tiết nhân vật Thăng làm thơ tặng bạn gái và hẹn sẽ gặp nhau vào tháng 4/1975. Ông từng chia sẻ: “Trong một bức thư liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc gửi bạn gái là Như Anh đã viết, “Hẹn đến ngày 30/4/1975 sẽ trả lời cho bạn câu hỏi, hạnh phúc là gì?”. Câu này anh Thạc viết 2 lần. Và không ai giải thích được, tại sao anh lại biết được ngày 30/4/1975 là ngày toàn thắng?

Trong phim, tôi có ý xây dựng nhân vật Thăng mang hình ảnh anh Thạc. Tôi xây dựng Thăng là một chàng trai trẻ, bình thường, yêu thơ ca. Không phải là người có khả năng dự đoán tương lai. Tôi cũng bỏ ngày 30 đi, chỉ dám để tháng 4/1975 là ngày hẹn gặp.

Anh Thạc đã tiên liệu quá chính xác, nếu đưa vào phim, đôi khi thành khiên cưỡng. Nhưng điều đó thật kỳ diệu, không ai giải thích được”. Tại Lễ trao giải Cánh diều Vàng năm 2011, “Mùi cỏ cháy” đã được trao 4 giải Cánh diều vàng cho phim điện ảnh xuất sắc, âm nhạc xuất sắc, biên kịch xuất sắc và quay phim xuất sắc nhất.

nhung thuoc phim huyen thoai ve ngay giai phong
Một cảnh trong phim Mùi cỏ cháy

Đừng đốt

“Đừng đốt” là một bộ phim được sản xuất vào năm 2009 do NSND – Đạo diễn Đặng Nhật Minh đạo diễn và viết kịch bản. Phim được tạo dựng dựa trên quyển hồi ký nổi tiếng cùng tên của nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, được cô viết từ năm 1968 tới trước khi hy sinh 2 ngày vào năm 1970.

Bộ phim không chỉ tôn vinh nữ anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm và những người con đất Việt cho “giấc mơ hòa bình độc lập” mà còn kể về hành trình lưu lạc kỳ lạ của cuốn nhật ký trong suốt 35 năm với sức hấp dẫn mới mẻ. Phim có điều kiện để thực hiện những đại cảnh hoành tráng.

Mọi chi tiết liên quan đến máy bay, phục trang, khí tài, cháy nổ, quân chủng... đều nhận được sự ủng hộ của Bộ Quốc phòng, nên tránh được sự dúm dó của nhiều bộ phim về chiến tranh. Đạo diễn Đặng Nhật Minh cho biết, ngay từ khi Nhật ký Đặng Thùy Trâm xuất bản, ông đã ấp ủ dự định làm phim dựa trên cuốn sách này.

Sau “Bao giờ cho đến tháng mười”, Đặng Nhật Minh tiếp tục chứng tỏ đẳng cấp khi làm phim về đề tài chiến tranh Việt Nam. Thành công của ông có lẽ bắt nguồn từ sợi dây liên kết đặc biệt giữa ông và nữ bác sĩ trẻ. Đặng Thùy Trâm từng là học trò của Giáo sư Đặng Văn Ngữ, thân phụ của đạo diễn Đặng Nhật Minh và cả 2 đều hy sinh anh dũng ngoài chiến trường.

Vị đạo diễn này từng tâm sự: “Tôi vô cùng hạnh phúc khi trong số khá nhiều kịch bản đệ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét duyệt, kịch bản của tôi đã được chọn. Trong quá trình thực hiện, đến đâu đoàn phim cũng nhận được sự yêu mến của người dân. Đừng đốt là một nén hương tưởng niệm Đặng Thùy Trâm, nữ bác sĩ đã hy sinh vì tổ quốc trong cuộc kháng chiến.

Đó là tấm lòng những người làm phim chúng tôi”. “Đừng đốt” ra mắt tại Liên hoan Phim Fukuoka lần thứ 19 tại Nhật Bản và giành giải khán giả bình chọn. Bộ phim được phát hành cuối tháng 4/2009 tại Việt Nam và được chiếu ở Liên hoan Phim Quốc tế ASEM tại Hà Nội giữa tháng 5/2009. Bộ phim đã giành được giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16 năm 2009 và chiến thắng 6 hạng mục của giải Cánh Diều Vàng năm 2010.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo để thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Trong quý I/2025, LĐLĐ quận đã vận động thành lập 5 Công đoàn cơ sở, 4 nghiệp đoàn cơ sở với tổng số 575 đoàn viên.
Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong

Sáng 21/4, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình đoàn viên công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong khi đang làm việc.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2025

Xác định công tác an toàn vệ sinh lao động là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tập trung tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp quan tâm tạo điều kiện cho người lao động làm việc trong điều kiện an toàn.
Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Căng thẳng, kịch tính ở “chặng đua” cuối

Sau những vòng đấu sôi nổi, Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đang bước vào giai đoạn cuối đầy kịch tính. Không khí trên sân cỏ nóng lên từng ngày khi 4 đội bóng mạnh nhất chính thức bước vào vòng bán kết. Hai trận đấu được mong chờ đã mang đến cho khán giả những màn rượt đuổi tỉ số hấp dẫn.
U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

U17 Uzbekistan vô địch châu Á theo cách không tưởng: 9 người đánh bại chủ nhà Saudi Arabia

Một trong những trận chung kết kỳ lạ và kịch tính nhất lịch sử giải đấu, U17 Uzbekistan đã làm nên điều gần như không tưởng khi giành chiến thắng 2-0 trước chủ nhà Saudi Arabia, dù phải chơi với chỉ 9 người từ cuối hiệp một, qua đó đăng quang ngôi vô địch U17 châu Á 2025 một cách đầy cảm xúc.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.

Tin khác

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

“Cu li không bao giờ khóc” giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22

Tác phẩm điện ảnh “Cu li không bao giờ khóc” của đạo diễn Phạm Ngọc Lân đã xuất sắc giành giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần thứ 22 (Asian Film Festival-AFF22), diễn ra tại thủ đô Rome, Italy từ ngày 8-16/4.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

“Những chặng đường bụi bặm” tập 18: Nguyên đối mặt cú sốc cha đứa trẻ, ông Nhân bị lật mặt bí mật quá khứ

Tập 18 của “Những chặng đường bụi bặm” (phát sóng 20h00 thứ Sáu, 18/4 trên VTV3) sẽ chính thức mở màn cho giai đoạn cao trào nhất của bộ phim, khi những bí mật sâu kín bị lôi ra ánh sáng, buộc từng nhân vật phải đối diện với sự thật và hậu quả của chính mình.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình

Tập 17 của "Những chặng đường bụi bặm" (lên sóng lúc 20h00, thứ Năm ngày 17/4/2025 trên VTV3) hứa hẹn là một bước ngoặt đầy biến động, khi không khí đoàn viên ấm cúng bỗng chốc vỡ tan bởi sự thật phơi bày và những mâu thuẫn chôn giấu từ lâu.
“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

“Cha tôi, người ở lại” tập 27: Việt và bà Quyên sa bẫy, Đại tổn thương vì yêu đơn phương

Tập 27 của “Cha tôi, người ở lại” (phát sóng lúc 20h tối thứ Tư, ngày 16/4 trên VTV3) sẽ đưa khán giả vào một vòng xoáy cảm xúc mới, nơi những mâu thuẫn tình cảm bị đẩy đến đỉnh điểm, và những bí mật dần hé lộ trong một màn kịch đã được sắp đặt kỹ lưỡng.
"Cha tôi, người ở lại" tập 26: Ông Chính "xuống nước", ông nội Việt bất ngờ xuất hiện - ngọn gió hòa giải thổi vào gia đình

"Cha tôi, người ở lại" tập 26: Ông Chính "xuống nước", ông nội Việt bất ngờ xuất hiện - ngọn gió hòa giải thổi vào gia đình

Tập 26 của “Cha tôi, người ở lại” (phát sóng 20h ngày 15/4 trên VTV3) hứa hẹn tiếp tục chạm tới trái tim người xem bằng những khoảnh khắc chữa lành, tha thứ và đoàn tụ - nơi những mâu thuẫn dần được hóa giải bằng tình thân và lòng bao dung.
“Cha tôi, người ở lại” tập 25: Tuệ Minh “bật đèn xanh” cho ông Chính, bí mật của Việt có nguy cơ bại lộ

“Cha tôi, người ở lại” tập 25: Tuệ Minh “bật đèn xanh” cho ông Chính, bí mật của Việt có nguy cơ bại lộ

Tập 25 của "Cha tôi, người ở lại" (phát sóng 20h tối 14/4 trên VTV3) hứa hẹn sẽ khiến khán giả nghẹt thở với hàng loạt tình tiết cảm động và bất ngờ. Những nút thắt trong các mối quan hệ gia đình tiếp tục được gỡ dần, đồng thời mở ra những diễn biến mới đầy gay cấn.
"Những chặng đường bụi bặm" tập 16: Ông Nhân và Nguyên nguy cơ bị lộ bí mật, gia đình đứng trước sóng gió lớn

"Những chặng đường bụi bặm" tập 16: Ông Nhân và Nguyên nguy cơ bị lộ bí mật, gia đình đứng trước sóng gió lớn

Tập 16 “Những chặng đường bụi bặm”, hứa hẹn mang đến nhiều tình tiết căng thẳng khi những lời nói dối được che giấu bấy lâu của ông Nhân và Nguyên có nguy cơ bị vạch trần, đẩy gia đình vào cuộc khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 15: Nguyên đóng giả con trai ông Nhân, đối đầu cô em dâu toan tính

“Những chặng đường bụi bặm” tập 15: Nguyên đóng giả con trai ông Nhân, đối đầu cô em dâu toan tính

Bộ phim truyền hình đang gây chú ý "Những chặng đường bụi bặm" tiếp tục mang đến những tình tiết bất ngờ, kịch tính trong tập 15, phát sóng lúc 20h00 ngày 10/4/2025. Tập phim mở ra nhiều câu chuyện đầy cảm xúc, xoay quanh tình yêu, gia đình và những bí mật chưa được hé lộ.
“Cha tôi, người ở lại” tập 24: Bà Quyên bị đe dọa tính mạng, Việt và An "nắm quyền" trong gia đình

“Cha tôi, người ở lại” tập 24: Bà Quyên bị đe dọa tính mạng, Việt và An "nắm quyền" trong gia đình

Tập 24 bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” phát sóng tối 9/4 trên VTV3 tiếp tục đưa khán giả vào những tình tiết kịch tính, xoáy sâu vào mâu thuẫn gia đình, tình cảm phức tạp và những bí mật chưa có lời giải đáp.
Xem thêm
Phiên bản di động