Những tuyến đê nở hoa
Những con đường hoa kiểu mẫu Phụ nữ Hà Nội phát động Cuộc thi đoạn đường, tuyến phố nở hoa |
Bỏ sức, bỏ của để làm đẹp quê hương
Những ngày này, khi đi qua tuyến đê Phù Đổng (huyện Gia Lâm), ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là các khóm hoa, cỏ đua nhau khoe sắc mang đến vẻ thơ mộng, yên bình cho triền đê. Chia sẻ về tuyến đường này, bà Vũ Lan Anh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Gia Lâm cho biết: Thảm hoa dọc đê Phù Đổng có chiều dài gần 1km, diện tích 550m2, với tổng kinh phí thực hiện gần 200 triệu đồng do Hội LHPN huyện triển khai từ năm 2020. Sau 2 năm dày công chăm sóc, đến nay, cây, hoa trên tuyến đê phát triển tươi tốt, tạo cảnh quan đẹp mắt.
Chị em phụ nữ huyện Gia Lâm chung tay chăm sóc tuyến đê nở hoa. Ảnh: Lê Thắm |
“Thời điểm mới bắt tay vào nâng cấp, cải tạo tuyến đê, chị em phụ nữ huyện Gia Lâm gặp rất nhiều khó khăn do phần lớn mái đê đều được làm bằng đá, đất đai khô cằn. Sau khi cây, hoa bén rễ, việc chăm sóc, tưới tiêu cũng là một thử thách lớn, nhiều chị em thậm chí còn phải tự chở từng xô nước từ nhà mình ra để tưới cho cây. Không phụ lòng người, hiện nay các cây, hoa trên tuyến đều phát triển tốt”, bà Lan Anh chia sẻ.
Còn tại bờ đê sông Đáy (huyện Hoài Đức), giờ đây không còn là nơi cỏ dại mọc um tùm, rác sinh hoạt vứt bừa bãi mà thay vào đó là những luống hoa đẹp mắt. Theo bà Lê Thị Điểm, Chủ tịch Hội LHPN huyện Hoài Đức, tuyến đê sông Đáy trên địa bàn huyện dài 17km và đi qua 9 xã. Qua khảo sát, nhiều mái đê tuy rộng song do không được chăm sóc thường xuyên nên để cỏ dại mọc hoang, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh môi trường.
Thực hiện nhiệm vụ vận động hội viên phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới, bảo vệ, xây dựng cảnh quan môi trường, Hội LHPN huyện đã triển khai mô hình “Tuyến đê kiểu mẫu nở hoa” với mong muốn góp phần làm đẹp cảnh quan, xây dựng môi trường sống xanh - sạch - đẹp và bền vững, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của cán bộ, hội viên và nhân dân.
“Sau khi phát quang bụi rậm, Hội LHPN đã thuê máy xúc để di chuyển đất đá khô cằn, rác thải, phế thải, triển khai cày xới đất, trộn thêm phân bón, chất dinh dưỡng kích rễ cây phát triển. Phải mất hàng chục ngày công lao động tự nguyện của cán bộ, hội viên mới tạo được mặt bằng sạch để trồng cây, trồng hoa”, bà Điểm cho hay.
Tương tự, trước đây đoạn đê qua xã Liên Hà (huyện Đan Phượng) cũng trong tình trạng cây dại mọc hoang, đất cằn và nhiều sỏi đá do một bộ phận người dân thiếu ý thức đổ phế thải xây dựng. Đầu xuân Nhâm Dần, cán bộ, hội viên phụ nữ xã Liên Hà đã cải tạo để trồng hoa.
“Đất trên đê vốn rắn chắc, lại thêm cây dại mọc dày “ăn” hết chất dinh dưỡng nên rất cằn. Việc cải tạo đất càng vất vả hơn khi một số điểm có thêm phế thải xây dựng. Để có được “đoạn đê nở hoa” như hôm nay, chị em phụ nữ phải dùng dụng cụ múc hết đất xấu, sỏi đá chuyển đi, thay vào đó bằng đất màu tơi xốp thì mới trồng được cây”, Chủ tịch Hội LHPN xã Liên Hà Sái Thị Hường cho biết.
Hành động nhỏ, hiệu quả lớn
Có đi tham quan mới thấy, dưới bàn tay của các bà, các chị, nhiều tuyến đê trên địa bàn Thủ đô đã được phủ xanh mát, dần tạo nên những tuyến đường xanh, sạch, đẹp. Sau khi tuyến đê được “khoác áo mới”, các hộ dân sinh sống ven đê rất phấn khởi, tự nguyện chăm sóc, tưới cây hàng ngày; hàng tuần các chi hội tổ chức nhổ cỏ, tổng vệ sinh môi trường, góp phần lan toả ý thức bảo vệ môi trường tới cán bộ, nhân dân trên địa bàn. Ở một số xã, người dân còn tận dụng lốp xe, chậu nhựa… tái chế để trồng cây cảnh đặt dọc vỉa hè làm đẹp thêm cho cảnh quan.
Theo bà Vũ Lan Anh, khi nhận thấy tuyến đê chạy qua nhà mình được phủ xanh, hoa cỏ quanh năm khoe sắc, nhiều người dân sống cạnh đó trước còn thờ ơ thì nay lại tự mình xin, mua các giống cây, hoa về trồng, đến nay, gần 3 - 4 km đê Phù Đổng đã được người dân phủ kín cây. Không những vậy, người dân còn nhiệt tình góp công, góp sức thậm chí là góp cả tiền để cùng Hội phụ nữ chăm sóc con đường hoa. Đặc biệt nhiều hộ gia đình còn đầu tư các vòi dẫn nước dài hàng chục mét với số tiền lớn để lấy nước từ nhà ra đê tưới tiêu cho cây, hoa.
Ảnh: Lê Thắm |
Bà Nguyễn Thị Huệ (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) thông tin: “Người dân Phù Đổng rất phấn khởi vì đường đê được “thay áo mới”, đẹp không kém gì đường phố. Nhiều gia đình ven đê còn bỏ kinh phí mua phân bón thêm cho hoa, như gia đình bà Hoàng Thị Cúc, Nguyễn Thị Tâm, Bùi Thị Lương…”.
Còn tại xã Liên Hà, từ nguồn xã hội hoá, Hội LHPN xã đã lắp đặt hệ thống tưới cây tự động ở khu vực trung tâm. Từ nguồn nước nhà dân ở chân đê, chị em đào đất, đặt ống dẫn nước lên đê, hàng ngày chỉ cần bật máy, nước về các luống, đảm bảo độ ẩm để cây sinh trưởng, ra hoa.“Kinh phí cải tạo đất, mua cây giống nhận được sự ủng hộ của doanh nghiệp, người dân.
Từ nguồn này, Hội LHPN xã đã lắp đặt hệ thống tưới cây tự động ở khu vực trung tâm, bảo đảm độ ẩm để cây sinh trưởng, ra hoa. Không chỉ vậy, gia đình ông Nguyễn Văn Thể (thôn Thượng Thôn 1, xã Liên Hà, huyện Đông Anh) là người tài trợ kinh phí điện, nước mỗi tháng tới cả trăm nghìn đồng phục vụ việc tưới cây tự động trên tuyến đê. Qua đó, người dân địa phương thấy rằng, việc cùng tham gia bảo vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan có ý nghĩa thiết thực”, bà Sái Thị Hường cho biết.
Ghi nhận những thành quả mà Hội phụ nữ các cấp đã đạt được, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội cho hay, những đoạn đê, tuyến đê bốn mùa nở hoa của các cấp Hội đã thể hiện vai trò của phụ nữ trong việc chung sức làm đẹp Thủ đô. Từ đó lan tỏa phong trào, góp phần nâng cao ý thức của người dân về chăm sóc và bảo vệ môi trường, kêu gọi sự chung tay của cộng đồng, đặc biệt là thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18