Những việc cần làm ngay khi phát hiện mình là F0
Để bệnh nhân F0 yên tâm điều trị tại nhà Hà Nội thêm 2.832 bệnh nhân F0, cả nước ghi nhận 31 ca Covid-19 do biến thể Omicron F0 tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn cách ly tại nhà 10 ngày |
4 điều cần làm ngay
Có thể thấy, điều trị cho F0 tại nhà là biện pháp thích ứng phù hợp với tình hình dịch Covid-19 hiện nay. Theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách - Mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”, khi một người trong nhà có xét nghiệm xác nhận dương tính, việc đầu tiên cần làm là test nhanh Covid-19 cho mọi người trong gia đình. Tiếp theo, gia đình cần chuẩn bị một phòng cách ly cho F0, chỉ một người chăm sóc cho F0, tất cả thành viên khác nên được cách ly riêng rẽ với nhau.
Cũng theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách, khi gia đình có người bị nhiễm, cần làm ngay 4 việc sau: Thứ nhất, lưu lại ngay số điện thoại phòng, chống dịch, số điện thoại được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.
Thứ 2, thống nhất với cả gia đình và người nhiễm về vùng không gian dành riêng cho người bị nhiễm. Thứ 3, phân công 1 người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm. Thứ 4, cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết.
Khi phát hiện mình là F0, người bệnh cần bình tĩnh và làm theo đúng hướng dấn của cơ quan y tế |
Vật dụng cần thiết bao gồm: Khẩu trang y tế dùng 1 lần, đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần; găng tay y tế sạch, tối thiểu dùng đủ cho người chăm sóc từ 2-3 tuần; nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử, máy đo huyết áp; thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy hoặc các túi nilong màu vàng để lót bên trong thùng; dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người bị nhiễm như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, chậu tắm, chậu giặt.
Ngoài ra, cần chuẩn bị bộ đồ dùng trong ăn uống, xà phòng tắm giặt, máy giặt (nếu có); dụng cụ phơi, sấy, tẩy trang; các thuốc đang sử dụng trong nhà có bệnh sẵn như: cao huyết áp, đái tháo đường, gút với số lượng có thể dùng là ít nhất 30 ngày. Trong thuốc và đơn thuốc, các thuốc và đơn thuốc của bác sĩ đối với người bị nhiễm (nếu có).
“Khi 1 người trong nhà bạn bị nhiễm Covid-19 có nghĩa là bạn và những người khác trong nhà cũng có thể bị nhiễm. Do đó, cả gia đình cần phải cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Các bạn không nên quá lo lắng, tích trữ quá nhiều thực phẩm hay các nhu yếu phẩm khác”, bác sĩ Đỗ Doãn Bách lưu ý.
Bác sĩ Đỗ Doãn Bách nhấn mạnh, trong suốt thời gian cách ly tại nhà, người nhiễm và các thành viên trong nhà cần ghi nhớ 12 công việc cụ thể sau: Cách ly người nhiễm khỏi những người khác, bố trí người nhiễm phòng ngủ và các phòng vệ sinh riêng, nếu không có thì đánh dấu không gian riêng cho những người bị nhiễm; luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m đối với người bị nhiễm bệnh.
Đặc biệt, tuân thủ 4 “Không”: Không ăn chung với người khác; không di chuyển ra khỏi khu cách ly; không tiếp xúc gần với những người khác hoặc động vật nuôi; không dùng chung bát, đĩa, ly uống nước, bộ dụng cụ đồ ăn, khăn tắm hay ga giường với những người khác trong nhà.
Đảm bảo nhà ở luôn thông thoáng, luôn mở cửa sổ, cửa lối đi, nhằm không khí luôn được thay đổi. Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng không khí thổi từ phòng người nhiễm bệnh qua các không gian chung. Sử dụng quạt, máy lọc không khí.
Các phương pháp xử trí khi trở thành F0
Việc đeo khẩu trang đúng cách là một trong những điểm đáng lưu ý. Theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách, người nhiễm, người chăm sóc và các thành viên trong gia đình cần phải đeo khẩu trang liên tục. Người nhiễm phải đeo khẩu trang càng nhiều càng tốt, ngay cả khi được cách ly để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi rút cho những người khác. Người chăm sóc thì sẽ phải đeo khẩu trang khi ở cùng phòng hoặc ở cùng không gian với người bị nhiễm và những người khác.
Các thành viên trong gia đình, trong hộ gia đình thì phải đeo khẩu trang mỗi khi họ ở chung phòng hoặc cùng không gian với những người khác. Các đối tượng không đeo khẩu trang bao gồm: Trẻ em dưới 2 tuổi, những người gặp khó thở hoặc là không thể tự bỏ khẩu trang nếu không có sự trợ giúp.
Đặc biệt, theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, khi F0 điều trị ở nhà, nếu có những triệu chứng đơn giản, người bệnh hãy bình tĩnh xử lý. Ví dụ, đối với người lớn: Nếu sốt > 38.5°C hoặc đau đầu, đau người nhiều, cần uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 viên; uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. Đối với trẻ em: Nếu sốt > 38.5°C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà để xử lý.
Đối với triệu chứng ho: Dùng thuốc giảm ho theo đơn của bác sĩ. Có thể dùng thêm vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ. Nếu người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 ≤ 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ.
Nếu có một trong các dấu hiệu sau đây phải báo ngay với nhân viên y tế: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường; thở rên; rút lõm lồng ngực; phập phồng cánh mũi; khò khè; thở rít thì hít vào; nhịp thở tăng; các chỉ số sinh tồn khác bất thường như chỉ số bão hòa oxy máu giảm: SpO2 < 96%, mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg; đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật; tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân; không thể uống, trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn; trẻ có biểu hiện sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết…
Hiện nay, khi dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, số ca mắc liên tục tăng điều này khiến cho nhiều người hoang mang, lo lắng. Nhiều người đã tự ý dùng thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ. Nói về việc này, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh, khuyến cáo, việc tuỳ tiện tìm mua sử dụng thuốc corticoid và thuốc chống đông khi mới phát hiện dương tính và uống thuốc không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn làm cho bệnh nặng và kéo dài hơn.
Ví dụ, ở giai đoạn sớm nhiễm vi rút chưa có viêm, uống thuốc kháng viêm (corticoid) sẽ ức chế vi rút. Điều này sẽ khiến cho cơ thể không thể chống chọi lại vi rút gây ra bất lợi có thể làm cho tiến triển bệnh nặng hơn. Việc uống corticoid khi chưa cần sẽ làm giảm khả năng chống chọi của cơ thể với vi rút, đặc biệt trong 4 ngày đầu khi bệnh nhân nhiễm. Ngoài ra, khi bệnh nhân chưa cần dùng tới thuốc kháng đông mà đã tự ý dùng thuốc thì có khả năng xảy ra tác dụng phụ, bệnh nhân có thể xảy ra hiện tượng chảy máu.
“F0 khi điều trị tại nhà nên bình tĩnh, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Mỗi gói thuốc khi phát cho người dân đã được nhân viên y tế dặn dò cách sử dụng và có cả giấy hướng dẫn trong mỗi gói thuốc”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bất cứ ai cũng có thể trở thành F0 nếu không biết tự bảo vệ, nhất là thời điểm dịch tại Hà Nội đang căng thẳng, mỗi ngày khoảng 3.000 ca mắc mới. Do vậy, mỗi người cần tự chuẩn bị kiến thức, trang thiết bị để có những cách xử lý phù hợp.
Theo bác sĩ Đỗ Doãn Bách: Rửa tay thường xuyên cũng là cách giảm lây nhiễm Covid-19 tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng, dưới vòi nước tối thiểu 30s hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây. Các thời điểm rửa tay hợp lý nhất là: Trước và sau khi nấu ăn; trước và sau khi ăn uống; sau khi ho, hắt xì hơi, xì mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác thải… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28